Sử 6 [ Sử 6]Việt Nam khoảng thế kỉ X

dung1byt@gmail.com

Học sinh
Thành viên
24 Tháng một 2015
39
5
46
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

6, chế độ cai trị của các triều đại PK phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI như thế nào?
7, tình hình kinh tế của nước ta từ tk I đến tk VI có gì thay đổi?
8, nêu những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta ở các thế kỉ I đến VI
9. nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248)
 

nguyenvandung7579@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng ba 2019
321
930
96
Hải Dương
THCS Bình Minh
6, chế độ cai trị của các triều đại PK phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI như thế nào?
Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248)
Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
nguồn: hoc247.net
 

Homaya Kino

Cựu TMod Sử
HV CLB Lịch sử
Thành viên
20 Tháng hai 2020
850
2,056
236
Hà Tĩnh
THCS Liên Hương
6, chế độ cai trị của các triều đại PK phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI như thế nào?
  • nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.
  • Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu
  • nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh để mà quản các huyện.
  • nhân dán ta phải chịu nhiều thứ thuế nhất là thuế muối, thuế sắt, lao dịch và phải cống nộp
  • đưa người Hán sang nước ta , bắt dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán và phải làm theo các phong tục tập quán của họ
7, tình hình kinh tế của nước ta từ tk I đến tk VI có gì thay đổi?
  • - Đồ sắt được sử dụng rộng rãi
  • - Nông nghiệp:
    • + Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
    • có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
    • + Hai vụ lúa là vụ chiêm và vụ mùa.
  • - Thủ công nghiệp:
    • + Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
    • + Nghề rèn sắt , gốm , dệt vải phát triển
  • - Thương nghiệp:
    • hàng hóa trao đổi buôn bán rộng rãi với người nước ngoài
8, nêu những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta ở các thế kỉ I đến VI
Xã hội
Tthời văn lang và âu lạcThời đô hộ
VuaQuan lại đô hộ
Quý tộcHào trưởng Việt , Địa chủ Hán
Nông dân công xãNông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tìNô tì
[TBODY] [/TBODY]
Văn hóa :
  • Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận.
  • nhân dân ta vẫn giữ được các truyền thống tổ tiên để lại
9. nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248)
Nguyên nhân:
  • - Chính sách đô hộ,tàn bạo của nhà Ngô
Diễn biến:
  • - cuộc khởi nghĩa bùng nổ n ăm 248,
  • - nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu.
Kết quả:
  • - Cuộc khởi nghĩa thất bại
Ý nghĩa:
  • - Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc
  • - Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta
  • - Khẳng định được vai trò quan trọng của người phụ nữ trong chiến tranh
 

Khánh Ngô Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tám 2019
965
1,103
146
Phú Yên
THCS Tôn Đức Thắng
7, tình hình kinh tế của nước ta từ tk I đến tk VI có gì thay đổi?
8, nêu những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta ở các thế kỉ I đến VI
7/
Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Thủ công nghiệp:

+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.
- Thương nghiệp:
hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương
8/
- Xã hội

THỜI VĂN LANG – ÂU LẠCTHỜI KÌ BỊ ĐÔ HỘ
VuaQuan lại đô hộ
Quý tộcHào trưởng Việt/Địa chủ Hán
Nông dân công xãNông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tìNô tì
[TBODY] [/TBODY]
- Văn hóa

+ Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
+ Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
+Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
Nguồn :loigiaihay
 
Top Bottom