Sử 6 [Sử 6]:Soạn bài lịch sử

D

dung03022003

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sử 6-Bài 1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ .



Một lớp học ở trường làng thời xưa



Quan sát bức ảnh, em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học ở trường em bây giờ như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ? Hay bức ảnh nói lên điều gì ?” Em có biết những đổi thay đó là gì không ? Tại sao lại có sự đổi thay đó ?



-Lớp học được tổ chức ngoài trời, ngay trước sân nhà, không có phòng học riêng và không có bảng đen, phấn trắng… lớp học có khoảng 7-8 học sinh; sách vở được đặt dưới nền ngay trước mặt.

-Tất cả học sinh đều mặt quần trắng và áo the dài và đặt biệt là không có học sinh nữ.

-Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế ngay ngắn, tay khoanh trước ngực chăm chú nhìn vào thầy giáo ; một học sinh đang đứng cạnh bàn , mặt quây vào thầy, có lẽ đang trả lời câu hỏi của thầy.”

-Do ngày xưa điều kiện sống còn nghèo nàn so với ngày nay. Qua đó, thấy rõ tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam



1. LỊCH SỬ LÀ GÌ ?



Lịch sử là tòan bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay .

2. HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ ?



-Để hiểu cội nguồn dân tộc.

-Biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

-Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.



3.DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ DỰNG LẠI LỊCH SỬ ?



-Tư liệu truyền miệng:là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác

-Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất

-Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.

Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.



Hình Rìu tay đá cụ núi Đọ



Hình Rìu đá Bắc Sơn



Khu bia tiến sĩ tại Văn Miếu (Hà Nội)

BIA TIẾN SĨ:

Cụm bia bằng đá ghi họ tên, quê quán những người đỗ tiến sĩ theo từng khoa thi thời Lê, dựng tại Văn Miếu (Hà Nội). BTS dựng từ năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh Tông bắt đầu từ khoa thi năm 1442. Tại Văn Miếu, hiện còn 82 bia, khắc tên 1.304 tiến sĩ (theo Trần Văn Giáp). Bia cao trung bình khoảng 1,5 m, rộng 1 m, đặt trên lưng rùa bằng đá. Mỗi bia đều có bài văn do một vị đại khoa danh tiếng soạn thảo kể lại khoa thi năm ấy, công lao của nhà vua và liệt kê danh sách các vị tiến sĩ. Bia cuối cùng là khoa thi 1779, dựng năm 1780. Vào thời Nguyễn, Minh Mạng (1820 - 40) cũng cho dựng BTS ở Văn Miếu Huế. Tất cả có 32 bia. Bia đầu tiên dựng 1822, bia cuối cùng dựng 1919. BTS thời Nguyễn không có minh văn, chỉ có danh sách các tiến sĩ từng khoa.

 
Last edited by a moderator:
V

vietanhluu0109

Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
1. Tại sao phải xác định thời gian?
Muốn hiểu và dựng lại Lịch sử phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.
Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch.sử.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
– Có 2 cách tính lịch:
+ Phương Đông: Dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất (Âm lịch)
+ Phương Tây: Dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời (Dương lịch)
– Đơn vị tính: Ngày, tháng, năm
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
– Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước ngày càng tăng –> cần phải có lịch chung
– Dương lịch được hoàn chỉnh và trở thành Công lịch. – Công lịch là lịch chung cho các DT trên thế giới.
– Năm đầu của Công nguyên được quy ước là năm Chúa Giêsu ra đời, trước đó là năm trước Công nguyên (TCN)
+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ.
+ 1 thế kỷ = 100 năm,
+ 1 thiên niên kỷ = 1000 năm.
 
T

thyhuong1511

Bây giờ học sang học kì II rồi, bài học đã nhiều lắm rồi. Các bạn soạn các bài sau đc ko?
 
Top Bottom