Sử 12 [sử 12]Việt Nam từ 1925 đến 1930

H

hoivo007

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Lịch sử 12] Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1930

Phan Văn Trường là ai? Sơ lược tiểu sử ông này cái đi?
Nhân tiện hỏi luôn, chỉ giúp cái VNQDĐ và HVNCMTN:
-khuynh hướng hoạt động?
-tại sao một tổ chức phát triển thành 2 tổ chức cộng sản để rồi lập ra đảng cộng sản, trong khi đó, một tổ chức lại đi đến khởi nghĩa để rồi bị dìm trong biển máu???________
hết
________
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.lichsu

Chào hoivo007!

Thứ nhất: Sơ lược về Phan Văn Trường.
Phan Văn Trường (1876 - 1933) là một luật sư, một nhà báo yêu nước Việt Nam. Quê ông ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nộ. Ông là người đã tích cực hoạt động yêu nước và giao lưu nhiều với những người cùng chí hướng như Phan Châu TRinh, Nguyễn Ái Quốc trong thời gian sống tại Pháp đầu thế kỉ XX.

Sau khi về nước, ông cùng Nguyễn An Ninh xuất bản hai tờ báo Chuông rè và An Nam tại Sài Gòn, tích cực đấu tranh chống các chính sách của thực dân Pháp, đòi dân chủ, đeo đuổi việc bác bỏ chủ nghĩa "Pháp - Việt đề huề" của Đảng Lập hiến, tổ chức nhóm Thanh niên cao vọng.

Ông đã cho đăng một số bài của các báo Người cùng khổ (của Hội Liên hiệp thuộc địa), Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Tạp chí thư tín quốc tế; đặc biệt ông là người đầu tiên đăng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels trên báo. Sau đó ông bị chính quyền Pháp kết án tù.
Ông mất năm 1933, thọ 58 tuổi.

Thứ hai: về hai tổ chức VNQDĐ và HVNCMTN.
Khuynh hướng hoạt động:
Việt Nam Quốc dân Đảng là tổ chức hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu như Tôn Trung Sơn và TRung quốc đồng minh hội ở TRung Hoa.
HVNCMTN: Là tổ chức do Nguyễn Ái Quốc lập ra ở Quảng Châu - Trung Quốc theo khuynh hướng vô sản nhằm giáo dục, đâò tạo tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê-nin và con đường cách mạng vô sản từ đó tung họ về nước hoạt động.

Sự hoạt động của hai tổ chức VNQDĐ và HVNCMTN trong những năm 20 ở Việt Nam phản ánh thực tế tình hình Việt Nam trong giai đoạn này đó là sự đấu tranh giằng giữa hai khuynh hướng vô sản và phi vô sản để rồi cuối cùng khuynh hướng vô sản thắng thế.
Có thể thấy, sự hoạt động của HVNCMTN đã có tác dụng rất lớn và ảnh hưởng đến tất cả các khuynh hướng cứu nước ở VN trong giai đoạn này nhất là đến Tân Việt cách mạng đảng, làm chuyển biến Tân Việt, khuynh hướng quốc gia tư sản trong một bộ phận Tân Việt không còn đất sống dẫn đến hình thành hai tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929.

Còn về VNQDĐ: tư tưởng hành động của tổ chức này chủ yếu là: manh động, ám sát, khủng bố cá nhân trong điều kiện yếu về mọi mặt, thành phần phức tạp và kẻ thù quá mạnh nên dễ bị đàn áp và thất bại.
Thêm vào đó, con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản gần như đã tàn lụi sau thất bại của hai cụ Phan đầu thế kỉ XX, nó chứng minh tính không hợp thời, không phù hợp của khuynh hướng này với thực tế tình hình cách mạng Việt Nam, sự thất bại của nó chứng minh sự chấm dứt của khuynh hướng này, nhường chỗ cho khuynh hướng cứu nước theo con đường vô sản.

Lưu ý: Em chú trọng ngôn ngữ khi hỏi nhé!





 
H

hoivo007

Khuynh hướng hoạt động:
Việt Nam Quốc dân Đảng là tổ chức hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu như Tôn Trung Sơn và TRung quốc đồng minh hội ở TRung Hoa.


Có thể thấy, sự hoạt động của HVNCMTN đã có tác dụng rất lớn và ảnh hưởng đến tất cả các khuynh hướng cứu nước ở VN trong giai đoạn này nhất là đến Tân Việt cách mạng đảng, làm chuyển biến Tân Việt, khuynh hướng quốc gia tư sản trong một bộ phận Tân Việt không còn đất sống dẫn đến hình thành hai tổ chức cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929.

Vậy kiểu như Tôn Văn hay TQ Đồng minh hội là kiểu gì?
Và nếu đã chuyển biến Tân Việt tại sao ở đây lại chỉ hình thành hai tổ chức cộng sản? lằng nhằng khó hiểu quá.
Và hình như vẫn chưa đề cập gì tới sự phù hợp hay ko phù hợp của khuynh hướng tư sản ở VN thời kì này, cũng như là với thế giới??:p:p
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.lichsu

VNQDĐ chịu ảnh hưởng của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội của Tôn Trung Sơn về tôn chỉ mục đích. (còn như thế nào thì giở lại SGK Lịch sử 12 và 11 để xem).

Sự chuyển biến của Tân Việt thành hai tổ chức cộng sản ở hai thời điểm khác nhau thể hiện sự tác động của HVNCMTN đối với tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản trong Tân Việt, làm phân hóa họ, tác động tới suy nghĩ và hành động của họ. (lúc này trong nội bộ Tân Việt hình thành hai quan điểm khác nhau) và không phải hai tổ chức cộng sản hình thành đồng thời.

Em nên nhớ, khuynh hướng cứu nước theo con đường TS đã tồn tại khoảng 3 thế kỉ ở châu Âu và trên thế giới nhưng khuynh hướng theo con đường VS chỉ thực sự trở thành trào lưu sau sự thành công của CMXHCN tháng 10 năm 1917 ở Liên Xô. Tính mới mẻ của khuynh hướng này cũng như thành công mà Liên Xô đạt được thực sự đã tác động lớn đến những người yêu nước và cách mạng ở Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX nhất là Nguyễn Ái Quốc.

Lưu ý: ở đây không phủ nhận ảnh hưởng cũng như vai trò của khuynh hướng cứu nước tư sản bởi trên thực tế giai cấp tư sản ở nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, lật đổ ách cai trị của thực dân như Ấn Độ...

Ở Việt Nam, tầng lớp tư sản quá yếu về chính trị và kinh tế lại dễ dao động và bị áp chế của bọn thực dân - đế quốc nên không có khả năng để làm cách mạng vì ít nhiều họ cũng phụ thuộc nhiều vào đế quốc về kinh tế. Chưa kể đến tính phức tạp trong thành phần của VNQDĐ: binh lính, tư sản, tiểu tư sản, ngoại kiều, địa chủ.... nên lỏng lẻo về tổ chức và quản lí. Công nhân Việt Nam với những ưu thế nhất định, được tôi luyện và trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Sự thất bại của VNQDĐ đã chứng minh tính non yếu của tổ chức này cũng như của khuynh hướng cứu nước theo con đường DCTS ở Việt Nam. Đây là điều không thể bàn cãi được.




 
H

hoivo007

Sự chuyển biến của Tân Việt thành hai tổ chức cộng sản ở hai thời điểm khác nhau thể hiện sự tác động của HVNCMTN đối với tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản trong Tân Việt, làm phân hóa họ, tác động tới suy nghĩ và hành động của họ. (lúc này trong nội bộ Tân Việt hình thành hai quan điểm khác nhau) và không phải hai tổ chức cộng sản hình thành đồng thời.
Vẫn chưa hiểu? Vậy cho xin đình nghĩa của "tổ chức cộng sản" là gì rồi mới hiểu được chứ?@-)
lại nói, "Sự chuyển biến của Tân Việt thành hai tổ chức cộng sản ở hai thời điểm khác nhau thể hiện sự tác động của HVNCMTN".

căn cứ vào đâu để phát biểu câu đó? trọng tâm chỗ đó
 
H

hocmai.lichsu

Chào Hoivo007,

Chị đính chính lại một chút, sự chyển biến của Tân Việt cách mạng Đảng chỉ dẫn đến thành lập một tổ chức cộng sản là Đông Dương cộng sản liên đoàn, HVNCMTN mới chuyển biến thành hai tổ chức cộng sản.
Sự chuyển biến của Tân Việt theo HVNCMTN đã đuợc SGK Lịch sử 12 - nâng cao trang 120 trình bày khá rõ.
Em vào và xem lại nhé!
 
Z

zoomouse

viet nam 1925 đến 1930 cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng được thể hiện thông qua các tổ chức cách mạng nào ?theo khuynh hướng nào? kết quả
Ai giúp mình trả lời câu hỏi này với
 
I

ilovemyfriendforever

viet nam 1925 đến 1930 cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng được thể hiện thông qua 3 tổ chức CM,đó là:
-Hội VN CM Thanh niên,hoạt động theo khuynh hướng CM Vô Sản,một tổ chức giao thời quá độ từ thanh niên lên Cộng sản.
-Tân Việt CM Đảng(tổ chức yêu nước CM của tiểu tư sản trí thức),hoạt động theo hai khuynh hướng:
+,những hội viên tiến của hội hoạt động theo khuynh hướng CMVSản.
+,các thành viên còn lại hoạt động theo xu hướng Dân chủ tư sản.
-Việt Nam Quốc dân Đảng(tổ chức yêu nước CM của giai cấp tư sản dân tộc),hoạt động theo khuynh hướng Dân chủ tư sản.
Kết quả:chỉ có Hội VNCM Thanh niên là đạt được mục tiêu đề ra,đó là:Lãnh đạo nhân dân VN đi theo con đường CM VS,thúc đẩy PTCM VN phát triển mạh mẽ.
Còn lại,Tân Việt CM Đảng bị phân hoá thành hai bộ phận,một bộ phận tiên tiến đi theo con đường CM VS,dưới ảnh hưởng của An Nam CSĐ và Đông Dương CS Đảng đã đứng ra thành lập Đông Dương CS liên đoàn,một tổ chức CS đi theo con đường CMVS.
Việt Nam Quốc dân đảng:sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại cũng tan rã,chấm dứt sự lãnh đạo của giai cấp TSDT và PT cứu nước theo khuynh hướng DCTS,từ đây CM VN đi theo con đường duy nhất,con đường CM VS,dưới sự lãnh đạo thống nhát của Đảng CS VN.
 
Top Bottom