Sử [sử 12] thêm 1 số thong tin đằng sau cuộc chiến thất bại nhục nhã nhất của Mĩ ở VN

  • Thread starter haiquynh.710
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 1,119

H

haiquynh.710

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cái này mình tìm được, thấy rât hữu ích, ko ích kỉ, mình san sẻ nó ở đây để mọi người hiểu thêm nhé!
BăngghiâmcủaNixon-Johnson và CT VN: “Liên lạc viên” Anna Chennault

Nixon hứa sẽ kết thúc chiến tranh VN nếu ông ta đắc cử tổng thống. Anna Chennault, một nữ nhà báo, nhà văn Mỹ gốc Hoa, tin lời Nixon làm thuyết khách thuyết phục chính quyền Sài Gòn tẩy chay Hội nghị Paris mở rộng chờ Nixon lên giải quyết cuộc chiến có lợi cho Nguyễn Văn Thiệu

Tháng 3-1968, ứng cử viên Eugene McCarthy tranh chức ứng cử viên tổng thống (TT) của Đảng Dân chủ với Hubert Humphrey tại cuộc bầu cử sơ bộ bang New Hampshire. McCarthy đại diện cho phong trào chống chiến tranh VN. Dù không thắng được Humphrey (McCarthy được 42% phiếu bầu so với 49% của Humphrey) nhưng kết quả này làm cho Johnson lo sợ, nếu không đẩy mạnh chủ trương ngưng ném bom miền Bắc VN nhằm giải quyết chiến tranh VN một cách hòa bình thì Đảng Dân chủ có nguy cơ bại trận.



Ngày 10-5-1968, hai phái đoàn Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu đàm phán tại Paris. Năm tháng sau, cuộc đàm phán vẫn bế tắc vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Mỹ ra điều kiện chỉ ngừng ném bom miền Bắc VN (chiến dịch Sấm rền) khi nào Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuống thang ở miền Nam VN. Mãi đến ngày 31-10-1968, Johnson mới chịu tuyên bố ngưng toàn bộ chiến dịch Sấm rền, sẵn sàng đàm phán nhằm giúp ứng cử viên Dân chủ Hubert Humphrey thắng cử.



Sách lược của Johnson, trước đó, đã được thông báo đến các ứng cử viên TT Nixon (Đảng Cộng hòa), Humphrey (Đảng Dân chủ) và George Wallace (Đảng Độc lập Mỹ). Chính quyền Thiệu cũng được thông báo. Tất cả đều hứa ủng hộ lập trường tiến tới chấm dứt chiến tranh VN của Johnson. Tuy nhiên, giờ chót Thiệu thất hứa, tẩy chay hòa đàm Paris theo lời xúi giục của Richard Nixon. Sự cố này là một trong những nguyên nhân khiến Humphrey thất cử, thua Nixon 500.000 phiếu.

“Long Nữ” Anna Chennault


Trong bối cảnh đó, Anna Chennault nổi lên như một vũ khí bí mật của Nixon. Anna sinh ngày 23-6-1925 tại Bắc Kinh với tên khai sinh là Trần Hương Mai, tốt nghiệp cử nhân Hoa ngữ tại Đại học Lĩnh Nam, Hồng Kông và tiến sĩ văn chương Trường Đại học Chungang, Hàn Quốc. Phóng viên chiến trường của Hãng tin Trung ương từ năm 1944 đến 1948, Anna sau đó đầu quân cho tờ Tân Minh nhật báo, Thượng Hải.



Năm 1947, Anna cưới Claire Lee Chennault, tư lệnh phi đội “Cọp bay” của nhóm phi công tình nguyện Mỹ chiến đấu chống Nhật và sau này là tư lệnh không lực 14 của Mỹ, lớn hơn bà 32 tuổi. Sau khi chồng chết, Anna viết sách, tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở Mỹ từ năm 1960.
Năm 1967, Nixon mời Anna tham gia chiến dịch tranh cử TT của đảng Cộng hòa với chức danh chủ nhiệm ủy ban tài chính quốc gia cộng hòa. Tờ Shanghai Star cho biết sở dĩ Anna nhận lời là vì Nixon hứa sẽ chấm dứt chiến tranh VN sau khi đắc cử. Lợi dụng Anna có quan hệ với các lãnh tụ Đông và Đông Nam Á như Tưởng Giới Thạch, Ferdinand Marcos, Nguyễn Văn Thiệu, Nixon giao nhiệm vụ cho Anna, đại diện cho Nixon, năn nỉ Thiệu phớt lờ sức ép của Johnson buộc chính quyền Sài Gòn phải đến Paris dự hội nghị.



Tháng 7-1968, Anna - với bí danh “Long Nữ” - tổ chức cho Nixon bí mật gặp Bùi Diễm, đại sứ chính quyền Sài Gòn tại New York. Nixon gửi đến Bùi Diễm một thông điệp đơn giản: Đảng Cộng hòa bảo đảm rằng nếu Nixon thắng cử, đảng Cộng hòa sẽ kết thúc cuộc chiến có lợi cho Thiệu hơn Humphrey, dành nhiều quyền lợi cho Thiệu hơn chính quyền Dân chủ. Cho nên, chính quyền Thiệu cần tuyên bố tẩy chay hội nghị Paris gây khó khăn cho ứng cử viên Humphrey của Đảng Dân chủ, tạo điều kiện cho Nixon giành thắng lợi.

Lộ bài

Ngày 23-10-1968, Bùi Diễm gửi điện tín cho Thiệu báo cáo rằng: “Nhiều người bạn Cộng hòa đã liên lạc với tôi và khuyên tôi nên giữ lập trường cứng rắn. Họ có vẻ lo lắng khi báo chí cho biết ông sẵn sàng xem xét lại lập trường của chính quyền Sài Gòn”.



Bốn ngày sau, Bùi Diễm gửi tiếp một điện tín khác: “Tình hình (hòa đàm Paris bế tắc) này càng kéo dài càng có lợi cho chúng ta. Tôi đang giữ liên lạc thường xuyên với người của Nixon”. Bùi Diễm không nói, nhưng Thiệu cũng biết “người của Nixon” không ai khác hơn là Anna Chennault.



Ngày 2-11, Anna tiếp tục gặp Bùi Diễm và nói: “Tôi vừa nhận được một thông điệp của “sếp” ở bang New Mexico yêu cầu tôi đích thân chuyển nó lại cho ông. Thông điệp nói “ông nên giữ vững lập trường vì chúng ta sắp thắng rồi”. Anna không nói rõ “sếp” là ai nhưng các tài liệu sau này cho biết người giao nhiệm vụ “liên lạc viên” cho Anna là John Mitchell, giám đốc chiến dịch tranh cử của Nixon, sau này trở thành bộ trưởng tư pháp của Nixon còn “sếp” ở New Mexico là Spiro Agnew, người đứng chung liên danh với Nixon. Cũng trong ngày 2-11 đó, Thiệu tuyên bố tẩy chay Hội nghị Paris mở rộng, hủy hoại hy vọng cuối cùng của Johnson.



Tất cả các hoạt động bí mật đó của Nixon đều bị chính quyền Mỹ phát hiện. Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đã đặt máy nghe lén điện thoại và đọc trộm điện tín trong văn phòng Thiệu. Tại Washington, tòa đại sứ Việt Nam Cộng hòa cũng bị FBI (Cảnh sát Liên bang Mỹ) đặt máy khắp nơi. Bản thân “Long Nữ” cũng bị theo dõi.
Johnson được báo cáo khá đầy đủ về chuyện nói trên. Cay đắng nhất cho Johnson là biết Nixon bội ước, phá hoại hòa đàm Paris nhưng không thể nói ra vì biết quá muộn và sợ gây xì-căng-đan chính trị bất lợi cho Đảng Dân chủ.



Anthony Summers, trong cuốn sách có tựa đề Thế giới bí mật của Richard Nixon (xuất bản năm 2000), đã phỏng vấn Anna Chennault. Bà xác nhận đã làm liên lạc viên cho Nixon, xúi giục chính quyền Sài Gòn thay đổi lập trường vào giờ chót, gây khó khăn cho chính quyền Johnson.



Sau này trên tờ Shanghai Star, bà cũng thừa nhận đã bị Nixon lừa đảo. Bà nói: “Tôi chỉ yêu cầu Nixon kết thúc cuộc chiến. Thế nhưng sau khi trở thành TT, ông ta quyết định tiếp tục cuộc chiến. Mấy ông chính khách không bao giờ trung thực”.




Nguồn Bang-ghi-am-cua-Nixon--Johnson-va-chien-tranh-VN-%E2%80%9CLien-lac-vien%E2%80%9D-Anna-Chennault
 
Top Bottom