Về vấn đề sự chuẩn bị của Đảng cho thành công của cách mạng tháng Tám từ năm 1941-1945, em cần lưu ý những nội dung sau(Thời gian này các chính sách của Đảng được cụ thể hoá trong chương trình hành động và việc làm cụ thể của mặt trận Việt Minh):
a. Xây dựng lực lượng cách mạng: Bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
+ Tại căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai, thì chủ trương duy trì đội du kích Bắc Sơn và sau đó phát triển thành đội cứu quốc quân, cho gây dựng cơ sở tại Thái Nguyên, Tuyên Quang và Lạng Sơn.
+ Tại căn cứ địa Cao Bằng: Cao Bằng là nơi vận động thí điểm xây dựng lực lượng chính trị chính là các hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Kết quả là:
+ Năm 1942: 9 châu đã có hội cứu quốc, 3 châu hoàn toàn ra nhập mặt trận Việt Minh, xã nào cũng có ủy ban Việt Minh.
+ Năm 1943: Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập. Đây là chính quyền cách mạng địa phương đầu tiên của ta ở căn cứ địa.
+ Tháng 8 năm 1943: Căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai – Cao Bằng nối liền nhau làm cho lực lượng cách mạng phát triển xuống miền xuôi.
+ Tranh thủ tập hợp các lực lượng khác: tri thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, binh lính, ngoại kiều vào mặt trận cứu nước
+ Năm 1943: Đưa ra bản đề cương văn hóa Việt Nam và quyết định thành lập hội Văn hóa cứu quốc.
+ Năm 1944: Thành lập Đảng dân chủ Việt Nam trong Mặt trận Việt Minh.
* Tiến lên đấu tranh vũ trang:
•Vào giữa năm 1944, phát xít Đức thất bại, chính phủ Pê-tanh ở Pháp bị lật đổ , quân Nhật thua đậm ở chiến trường châu Á – Thái Bình Dương.
•Tháng 5 năm 1944: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “ Sửa soạn khởi nghĩa”, kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi thù chung.
•Ngày 22/12/1944: Theo chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Nguyên Bình (Cao Bằng) nhằm phát động phong trào đấu tranh chính trị, quân sự thúc đẩy cách mạng phát triển. Sau hai ngày, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã giành hai chiến thắng lớn tại Phay Khắt và Nà Ngần của tỉnh Cao Bằng. Sự kiện này làm cho quần chúng nhân dân vô cùng phấn khởi và quân địch thì lại ngày càng lo sợ.
•Ở Bắc Sơn, đội cứu quốc quân tiến hành đánh đồn chợ Chu ở Bắc Kan, tiến về đánh Chiêm Hóa, giải phóng Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tam Đảo.
•Tháng 5 năm 1945: Hai lực lượng vũ trang gặp nhau và kết hợp lại thành Việt Nam giải phóng quân. Sự kiện này góp phần làm cho lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang phát triển, chính quyền nhân dân được xây dựng bên bờ sông Lô và kéo dài tới quốc lộ 3 kéo đến Thái Nguyên và Vĩnh Yên.
Thời kì tiền khởi nghĩa.
+Tháng 3 năm 1945: Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp, ngay lập tức Mặt trận Việt Minh ra bản hịch kêu gọi nhân dân đứng lên kháng Nhật cứu nước cứu nhà.
+Ở đồng bằng Bắc bộ, một phong trào kháng Nhật cứu nước cứu nhà diễn ra sôi nổi: ở căn cứ địa, nhân dân tiến hành đánh đồn bốt, diệt ác ôn, phá kho thóc Nhật cứu đói. Kết quả là nhân dân đã phá được hàng trăm kho thóc của Nhật, Pháp, hàng chục vạn tấn thóc của giặc đã được đem chia cho dân nghèo. Ở Trung kí đã có đội du kích Ba Tơ, tại Nam kì mặt trận Việt Minh tiến hành hoạt động mạnh mẽ ở Mĩ Tho và Hậu Giang
+Tháng 4 năm 1945: Diễn ra hội nghị quân sự cách mạng Bắc kì ở Hiệp Hòa – Bắc Giang, hội nghị đã có một số những quyết định quan trọng như:
Sát nhập các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
Phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang và nữa vũ trang.
Phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Thành lập ủy ban quân sự cách mạng Bắc kì để giúp đỡ toàn quốc về mặt quân sự.
+Tháng 6 năm 1945: khu giải phóng Việt Bắc được thành lập tại 6 tỉnh: Cao – Bắc – Lạng, Hà – Tuyên – Thái và một số vùng lân cận thuộc Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.
+Thành lập Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc và thi hành 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, Tân Trào (Tuyên Quang ) được chọn là thủ đô khu giải phóng Việt Bắc.
+ Ở các thành phố lớn, Việt Minh đã tiến hành rải truyền đơn, tuyên truyền, diễn thuyết, giải thích đường lối của Việt Minh để giác ngộ nhân dân, các đội danh dự của Việt Minh tiến hành diệt trừ các sĩ quan Nhật và tay sai bán nước, gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
+Ở các vùng nông thôn: nông dân tiến hành đấu tranh không nộp thóc, không đi lính cho Nhật, nhổ đay, nhổ thầu dầu và trồng ngô lúa.
+Tháng 8 năm 1945, mặt trận Việt Minh đã có những công lớn trong việc chuẩn bị về mọi mặt và lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền khi thời cơ đến.
+Ngày 14/8/1945: Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, bọn Nhật ở Việt Nam và tay sai lúc này đã trở nên hoang mang và rệu rã, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam bùng nổ và thắng lợi.
+Các hoạt động cụ thể:
Từ ngày 13 đến 15/8/1945: tại Tân Trào – Tuyên Quang, tiến hành hội nghị toàn quốc của Đảng và quyết định: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trước khi Đồng minh vào; Thành lập Ủy ban khởi nghĩa và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi nhân dân đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa.
Trong hai ngày 16 và 17/8/1945: Mặt trận Việt Minh triệu tập thành công Quốc dân đại hội Tân Trào, các đại biểu đã nhất trí chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Đồng thời, ra bản hịch kêu gọi nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho kịp thời cơ và lãnh đạo thành công tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước vào tháng 8 năm 1945.
b. Căn cứ địa cách mạng:
+ Duy trì và phát triển căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, sau có thêm căn cứ địa Cao Bằng - nơi vận động thí điểm các Hội cứu quốc trong Mặt trận VM.
+ Tháng 8 - 43: Căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai – Cao Bằng nối liền nhau làm cho lực lượng cách mạng phát triển xuống miền xuôi.
+ Tháng 6 năm 1945: Căn cứ địa Việt Bắc ra đời gồm các tỉnh Cao – Bắc – Lạng, Thái – Tuyên – Hà và một số vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Yên Bái. Tại đây, Ủy ban lâm thời khu giải phóng đã thi hành các chính sách của Mặt trận Việt Minh. Tân Trào (Tuyên Quang ) được chọn là thủ đô khu giải phóng Việt Bắc.
Em phân tích trên cơ sở các ý chính trên nhé!
Chúc em thành công!