Không biết gia đình HMF chúng ta có bạn nào đã, đang và sẽ ôn thi HSG môn Lịch Sử trong thời gian tới không nhỉ? Và hôm nay, mình xin mở topic [Tổng hợp] Một số đề ôn thi HSG môn Lịch Sử lớp 10. Topic này bao gồm:
+ Các đề ôn thi HSG môn sử 10 (Cái này do mình sưu tầm được từ các trang, sách ôn thi nhé!)
+ Gợi ý giải một số đề. Các bạn cùng theo dõi nhé!
Một số lưu ý:
+ Các đề ở đây là đề sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, các bạn tham khảo và làm qua nhé!
+ Bên cạnh xem đề thi, các bạn có thể theo dõi thêm topic Ôn thi HSG Sử 10 theo chuyên đề để nhận câu hỏi cho từng chuyên đề nhé!
+ Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với mình qua wall cá nhân hoặc hội thoại. Các bạn KHÔNG CMT vào topic này nhé! Mọi bài viết không phải do BQT đăng vào đây sẽ bị xóa nhé!
ĐỀ 01 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC - KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT
NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 10 - THPT CHUYÊN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
Câu 1. (2 điểm)
Các quốc gia cổ đại phương Đông có những điểm khác biệt gì về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị so với các quốc gia cổ đại phương Tây.
Nội dung
Quốc gia cổ đại phương Đông
Quốc gia cổ đại phương Tây
Địa điểm
Hình thành ở các đồng bằng châu thổ các sông lớn
Ở ven biển Địa Trung Hải - nhất là các vịnh biển nơi có các cảng biển sâu.
Điều kiện tự nhiên
- Nằm trên các lưu vực của các con sông lớn (như sông Nin, Lưỡng Hà...)
- Có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu., có khí hậu nhiệt đới , nóng ẩm, nhiều mưa => phù hợp trồng các cây lương thực như lúa, ngô khoai..
- Nằm trên đồi núi ven Địa Trung Hải, có biển, hải cảng =>nên giao thông thuận lợi, sớm phát triển nghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển.
- Đất đai ở đây ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít =>thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh. Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á.
- khí hậu ấm áp.
Thời gian
Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện sớm, khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN
Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện muộn hơn, khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN
Nền tảng kinh tế
Nông nghiệp thủy lợi
Công - Thương nghiệp
Thể chế chính trị
Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua
Thể chế dân chủ chủ nô
[TBODY]
[/TBODY]
Câu 2. (2 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa truyền thống Đông Nam Á, anh/chị hãy:
a. Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.
b. Nêu và giải thích ý kiến của mình về nhận định: Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ.
a, Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á:
+ Nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á rất phong phú, đa dạng...
+ Văn hóa truyền thống Đông Nam Á đã tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây...
+ Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia…
b. Giải thích ý kiến về nhận định:
+ Khẳng định nhận định đúng.
+ Giải thích: Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Trong đó Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.
+ Về chữ viết: chữ Phạn của người Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ đầu những thế kỷ đầu Công nguyên. Dựa vào chữ Phạn, nhiều nước đã sáng tạo ra chữ viết riêng như: chữ Chăm cổ của người Chăm Pa, chữ Khơ-me cổ của người Khmer...
+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hindu và đạo Bàlamôn của Ấn Độ như Chăm Pa, Phù Nam, Việt Nam, Campuchia, Lào...
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hindu và kiến trúc Phật giáo Ấn Độ. (Tháp Chàm ở Việt Nam, Ăng-co Vát và Ăng-co Thơm ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào...)
+ Mặc dù văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á, nhưng mỗi dân tộc ở Đông Nam Á vẫn xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc của riêng mình.
Câu 3. (2,0 điểm)
Thế nào là tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản? Sự tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội Tây Âu ra sao?
a. Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản:
+ Khái niệm: Là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ trở thành người làm thuê. Quá trình này diễn ra ở Châu Âu vào thế kỉ XV – XVI ….
+ Vốn (tư bản) được tích lũy bằng nhiều biện pháp: Cướp bóc thuộc địa; buôn bán nô lệ, cướp biển; mua bán bất bình đẳng…
+ Nhân công: Quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản dùng mọi thủ đoạn để làm người lao động, chủ yếu là nông dân, thợ thủ công bị bần cùng hóa hoặc dùng bạo lực để tước đoạt tư liệu sản xuất của họ (VD điển hình là ở Anh với phong trào “rào đất cướp ruộng”), biến họ trở thành những người làm thuê…
b. Tác động làm thay đổi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội Tây Âu:
+ Làm thay đổi quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành. Ở Tây Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa như công trường thủ công, trang trại, đồn điền, công ti thương mại… nhờ vào quá trình tích lũy tư bản ban đầu.
+ Làm thay đổi quan hệ xã hội: Hình thành các giai cấp mới:
- Giai cấp tư sản: Những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới… chuyển sang kinh doanh và dần trở thành các ông chủ của các công trường thủ công.
- Giai cấp vô sản: Tư sản bóc lột người làm thuê, có nhiều của cải, đại diện cho nền sản xuất mới nhưng chưa có địa vị chính trị. Những người lao động làm thuê thì đông, họ bị bóc lột thậm tệ, sau họ đi theo tư sản để chống phong kiến.
+ Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Tuy họ mới ra đời và còn non yếu nhưng tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về nhiều mặt, có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển xã hội.
Câu 4 (2,0 điểm)
Trên cơ sở tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, anh/chị hãy:
a. Nêu những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp thời kì này.
b. Trình bày và đánh giá những chính sách khuyến nông của các triều đại phong kiến.
a. Tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp:
+ Đất nước độc lập, thống nhất.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp (lưu vực những dòng sông lớn: sông Hồng, sông Cả, sông Mã);
+ Nhờ quyết tâm cao của nhà nước và nhân dân xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ…
b. Chính sách khuyến nông của các triều đại phong kiến:
+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang
+ Phát triển thủy lợi
+ Bảo vệ sức kéo
+ Bảo vệ sản xuất
=> Phần này các bạn phân tích các biện pháp ra một chút nhé!
Đánh giá:
+ Những chính sách trên mang tính toàn diện, tích cực. Tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững; đời sống nhân dân ấm no, ổn định.
+ Là cơ sở phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tạo điều kiện tăng cường sức mạnh quân đội và quốc phòng trong việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm.
Câu 5 (2,0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”
(Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2006, tr118)
a. Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung.
b. Nêu những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
a. Giải thích:
+ Đoạn trích khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán để tóc dài và nhuộm răng đen của nhân dân Việt Nam.
+ Thể hiện quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.
+ Đây là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta trong thế kỉ XVIII…
b. Đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn:
+ Lật đổ 2 tập đoàn phong kiến ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước về sau:
- 1771, Phong trào Tây Sơn bùng nổ. Từ 1773 - 1783 quân Tây sơn chiếm phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân (Huế) và đánh Gia Định. Chính quyền chúa Nguyễn ở đằng Trong bị lật đổ.
- 1786 - 1788, Nguyễn Huệ xuất quân ra Bắc, chính quyền Trịnh - Lê bị lật đổ.
=> Việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đằng Trong và sau đó là vua Lê - chúa Trịnh ở đằng ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, giữ vững nền độc lập dân tộc:
- Từ 1784 - 1785 Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Quân Xiêm đưa 5 vạn quân sang xâm lược nước ta. Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan quân Xiêm với trận thắng tiêu biểu ở Rạch Ngầm - Xoài Mút (1785)
- 1789 Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, vua Thanh đưa 29 vạn quân kéo vào Thăng Long xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ - Quang Trung đã lãnh đạo quân dân ta đánh bại quân Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng hoàn toàn đất nước.
+ Tiến hành nhiều cải cách tiến bộ...mở ra một bước phát triển mới của lịch sử dân tộc.
ĐỀ 02 GIỚI THIỆU ĐỀ THI CHỌN HSG VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ VIII TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH Năm học 2014 - 2015 Môn: Lịch sử (dành cho học sinh lớp 10) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao để)
Câu 1 (2,5 điểm).
Em hiểu thế nào là Chế độ chiếm nô? Nêu những biểu hiện về kinh tế, xã hội của chế độ chi ếm nô ở Hi Lạp – Rôma.
Câu 2 (3,0 điểm).
Nêu chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh - Thanh. Cha ông ta đã có đối sách như thế nào để làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Hiện nay, chúng ta nên học tập bài học kinh nghiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo?
Câu 3 (3,0 điểm).
Cuộc phát kiến địa lí nào được coi là sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí ? Trình bày hiểu biết của em về cuộc phát kiến đó. Hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí đối với lịch sử nhân loại?
Câu 4 (2,5 điểm).
Nêu nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. Tại sao nói văn minh Văn Lang – Âu Lạc định hình bản sắc dân tộc Việt Nam?
Câu 5 (3,0 điểm).
Trong công cuộc xây dựng nhà nước phong kiến từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nền giáo dục nước ta có bước phát triển như thế nào? Nhận xét của em về giáo dục nước ta giai đoạn này?
Câu 6 (3,0 điểm).
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử : Em cho biết những nét đặc biệt ấy là gì? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này.
Câu 7 (3,0 điểm).
Trong 50 năm đầu thống trị, nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đưa ra chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào ? Nêu đóng góp của nhà Nguyễn thời gian này.
---------------------HẾT-------------------------
Người ra đề : Nguyễn Phương Thảo (SĐT : 0916.088.205)
ĐỀ 03 SỞ GD & ĐT BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
Năm học: 2016 - 2017
Câu 1.( 2,5 điểm)
Trình bày nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí? Hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lý lớn? Cuộc phát kiến nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2. (2,5 điểm)
Kể tên các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) chống ngoại xâm trong các thế kỉ X - XV. Từ những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến này anh/chị hãy rút ra một bài học cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 3. (2,5 điểm)
Phân tích sự phát triển và vai trò của Nho giáo đối với nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ X – XV. Xã hội Việt Nam hiện nay có cần phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo không? Tại sao?
Câu 4. (2,5 điểm)
Hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII.
ĐỀ 04 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
Câu 1 (3,0 điểm)
Điều kiện tự nhiên có tác động như thế nà o đến sự phát triển kinh tế, chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? Sự tác động đó đã khẳng định quy luật nào trong lịch sử? Câu 2 (1,0 điểm)
Cho các thông tin sau:
Thời gian
Nội dung
Đầu thế kỷ XVI
Các công trường thủ công ra đời ở Tây Âu, thay thế các phường hội
Đầu thế kỷ XVII
Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế ở nước Anh
Giữa thế kỷ XVIII
Các công trường thủ công rất phát triển ở bắc Mĩ
Cuối thế kỷ XVIII
Công nghiệp nước Pháp phát triển với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân
[TBODY]
[/TBODY]
(Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10)
Hãy làm rõ hoàn cảnh ra đời và vai trò của tổ chức sản xuất công trường thủ công đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước Âu – Mỹ.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trình bày những hiểu biết về tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc và giá trị của nó đối với dân tộc Việt Nam. Những nội dung tín ngưỡng đó được duy trì như thế nào trong xã hội Việt Nam hiện nay?
Câu 4 (2,0 điểm)
Phân tích sự phát triển và vai trò của Nho giáo đối với nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ X – XV. Xã hội Việt Nam hiện nay có cần phát huy những yếu tố tích cực của Nho giáo không? Tại sao?
Câu 5 (2,0 điểm)
Tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Thanh và phân tích nghệ thuật quân sự độc đáo của Quang Trung trong cuộc kháng chiến đó. ----------------------Hết----------------------
ĐỀ 05 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
A/. LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1 (5,0 điểm).
Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hóa cổ đại Phương Đông ở những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ?
Câu 2. (5,0 điểm).
Bàng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy:
a) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
b) Hãy nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lý trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và khoa học kỷ thuật.
B/. LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 3. (5,0 điểm)
Qua cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077). Em hãy:
a) Trình bày hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến
b) Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Câu 4 (5,0 điểm).
Nguyên nhân sụp đổ của vương triều Lê Sơ? Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII ?
ĐỀ 06 HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG NĂM 2015
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 10 - KHỐI C
Câu 1 (2.5 điểm)
a. Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô -ma cổ đại.
b. Trong các thành tựu trên, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người nói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?
Câu 2 (3.0 điểm)
Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến. Trong những thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây?
Câu 3 (3.0 điểm)
Phong trào nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn? Phân tích nguyên nhân, tính chất và ý nghĩa của phong trào đó.
Câu 4 (2.5 điểm)
a. Em hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
b. Những phong tục tập quán nào từ thời Văn Lang – Âu Lạc còn được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay? Là một học sinh bậc THPT, em thấy mình cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Câu 5 (3.0 điểm)
a. So sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần theo các nội dung sau: chủ trương, tương quan lực lượng, Quy mô – tính chất, nghệ thuật kết thúc chiến tranh.
b. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII.
Câu 6 (3.0 điểm)
Những biểu hiện nào chứng tỏ thời Lê sơ thế kỉ XV là một giai đoạn phát triển thịnh đạt của nước Đại Việt?
Câu 7 (3 điểm)
Trình bày những thành tựu về văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Những công trình nghệ thuật nào dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.