chính sách ngu dân, thuế nặng ( thuế máu )
Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Các trường học được tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện và bậc trung học ở tỉnh. Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc được trang bị các kiến thức khoa học phổ thông còn phải học tiếng Pháp. Các bậc học càng cao thì môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Các khoa thi Hương, Hội, Đình vẫn được tổ chức như cũ.
vơ vét sức người , sức của ở Đông Dương .
* Nông nghiệp : cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân bằng địa tô .
* Công nghiệp :
+ Khai thác mỏ ( than, kim loại…) để xuất khẩu .
+ Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa…
* Thương nghiệp : độc chiếm thị trườngViệt Nam ,về nguyên liệu và thu thuế .
* Giao thông vận tải :được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
* Đặt nhiều loại thuế , bắt phu.
* Nhận xét :
+ Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc .
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để .
+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ .
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt , thiếu hẳn công nghiệp nặng