Sống chết mặc bay

  • Thread starter one_part_of_my_life_9x
  • Ngày gửi
  • Replies 13
  • Views 7,372

O

one_part_of_my_life_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bác cóa ai siêu môn này thì giúp em với.
Đề bài: viết đoạn văn nhận xét, so sánh con người trên đê và con người trong đình trong v/b "Sống chết mặc bay" để chỉ ra tác dụng của nghệ thuất tương phản đối lập.
Sống chết mặc bay

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng... thuộc phủ... xem chừng núng thế lắm, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức gìn giữ, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy, ngập quá khuỷu chân, người nào người ấy, lướt thướt như chuột. Tình cảnh này trông thật là thảm.

Tuy đánh trống liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác, gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. ấy vậy mà trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất!...

ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu đuối mà đối với sức mưa to lớn, để bảo thủ lấy tánh mạng gia tài; thế thời quan cha mẹ ở đâu?

Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì.

Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập mới kê ở gian giữa, có một mình quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Xung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan, thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết, giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại, cùng ngồi chầu bài.

Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm dân phu rối rít; nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm, trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đoàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất là nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới; người nhà, lính lệ như khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Điếu, mày!" tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy Đề hỏi: "Bẩm, bốc?" tiếng quan lớn truyền "ừ". Kẻ này: "Bát xách... Ăn", người kia: "Thất văn... Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh...

Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọ, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất... Mọi người giật nẩy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, đê có khi vỡ!

Ngài cau mặt gắt rằng:

- Mặc kệ.

Rồi ngài xếp lại bài, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình, bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm bốc.

Vừa lúc đó, thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe, càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, tiếng chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... Đê vỡ rồi!

Quan lớn đỏ mặt, tía tai, quay ra, quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay vào, hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm con chưa bốc.

- Thì bốc đi chứ!

Thầy đề, tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút một con bài lật ngửa, xướng rằng:

- Chi chi!

Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi!... Thế chứ lại!

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười, vừa nói:

- ù! Thông tôm, chi chi nẩy!... Điếu mày!...

*
* *

ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh sầu thảm, kể sao cho xiết!
(Dạ, giúp nhanh nhanh cái ah. :D Ai giúp đc. thì em cảm ơn trc' :) và vô cùng hậu tạ ah.)
 
O

one_part_of_my_life_9x

Trời đất, bạn bè vs nhau cùng 1 4rum muh xem lại hok trả lời sao :-S
Ai nỡ lòng nào lại như vậy ? :(( :(( :((
 
C

conu

truyện này mình học cũng đã lâu nên mình ko còn nhớ mấy, bạn thông cảm.
Ta hãy để ý, Phạm Duy Tốn dùng thủ pháp đối lập, bên ngoài, lũ sắp tràn lên, đe dọa bách tính muôn dân, bên trong, quan phụ mẫu - đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân... vẫn đang ngồi trong nhàn nhã, đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia xảy ra. Đúng lúc nước tràn bờ, hàng trăm ngàn con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan ù ván bài to. Tác giả đã lên tiếng, phê phán những tên quan vô trách nhiệm, ích kỷ và "sống chết mặc bay". Ở đó tác giả thể hiện nỗi đau, niềm chua xót khi dân ko có 1 vị quan anh minh, thương dân... Đại loại là thế :D
 
A

amaranth

Thật ra thì trung tâm đả kích của truyện này chỉ là ông quan thôi, không phải tất cả mọi người trong đình. Đề so sánh này nếu chỉ viết một đoạn thì rất chủ quan phiến diện, không đủ lực để làm rõ cái tư duy sâu sắc của Phạm Duy Tốn về cái hại của tư tưởng Nho giáo trị quốc.
 
M

minhanh95

Ồ, cái này có gì đâu. Mình cũng vừa học xong bài này nè. Cái này bạn phải tự viết chứ, nếu nhờ người khác thì cũng chỉ hỏi hướng dẫn thôi, lam sao mong chờ người khác làm hộ mình đc? >:) Trước hết phải xác định đoạn văn này viết theo thể loai gì đã(bạn đọc cái đề bài chung chung thế mình vẫn chưa biết là viết theo thể loại nghị luân cm, giải thích, hay đoạn văn cảm thụ, phân tích nữa :> )
 
F

faustvn01

Truyện này mình học cũng lâu rồi nhưng cũng xin góp vài ý kiến (cái nào dùng được thì dùng nhé).
Đề yêu cầu so sánh con người trên đê và con người trong đình, chúng ta có thể tìm ra những đặc điểm đề tiến hành so sánh làm nổi bật những nét khác biệt của hai đối tượng.
Thứ nhất: Về Không gian, thời gian:
+ Trên đê: Trời mưa gió, đêm tối mù mịt ("đã 1 giờ đêm"), nước sông cuồn cuộn lên to uy hiếp con đê------------> Nguy hiểm, hãi hùng.
+ Trong đình: Cao, vững chãi, đèn đuốc sáng trưng...--------------> An toàn, tiện nghi đầy đủ.
Thứ hai:Những âm thanh
+ Trên đê: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng ốc giục liên hồi, tiếng gà, trâu, bò kêu lẫn tiếng người thét------------->khẩn trương, thảm thiết.
+ Trong đình: Chỉ có tiếng sai bảo, đòi hầu hạ của quan lớn và tiếng xướng danh những quân bài trong ván tổ tôm-----------> Tĩnh lặng, nghiêm trang, thờ ơ, lãnh đạm.
Thứ ba: Hành động
+ Trên đê: Hàng trăm nghìn dân hộ đê bì bõm dưới bùn lầy, vất vả, cơ cực , mệt lử, bất lực chống lại cơn lũ dữ-------------->Cố gắng, nỗ lực trong tuyệt vọng
+ Trong đình: Quan ngồi chễm chệ trên phản, đánh tổ tôm và ăn yến.cười nói khi thắng ván bài---------->Bình thản, điềm nhiên, vô trách nhiệm.
Thứ tư: Tâm trạng
+ Trên đê: Lo âu, sợ hãi, hoảng loạn
+ Trong đình: Căng thẳng (nhưng không phải vì việc hộ đê mà vì kết quả ván bài), vô trách nhiệm.

Từ đó, bạn có thể rút ra những kết luận về sự đối lập, trái nghịch trong cảnh ngộ, số phận và hành động của những người "trên đê" và những người "trong đình", qua đó, tác giả kịch liệt phê phán thói vô trách nhiệm, quan liêu đến táng tận lương tâm của quan huyện. Và để thể hiện được nội dung đó, thủ pháp đối lập, tương phản được tác giả vận dụng thật đắc địa.
Đó chỉ là một vài suy nghĩ của mình nhân đọc lại tác phẩm này. Chúc bạn có một bài viết ưng ý.

To Amaranth: đồng ý với bạn rằng với yêu cầu nội dung này, quy mô một đoạn văn là chưa thể nói hết ý; và đối tượng đả kích chính của tác phẩm là tên quan huyện. Nhưng "những người còn lại trong đình" cũng không đáng trách, không đáng lên án sao? Họ đã làm hết chức trách, phận sự của một "cha mẹ của dân" chưa? Hay là vào hùa với quan trên, a dua, nịnh hót? Hoặc "thấy chết mà không cứu" thì có phải là một hành động đáng phê phán? Trong trường hợp này, sự im lặng, "áng binh bất động" đồng nghĩa với sự vô trách nhiệm, vô lương tâm và cũng đáng lên án.
Còn vấn đề "Cái hại của tư tưởng Nho giáo trị quốc" thì quả cũng có nhiều điều cần bàn, vì chân Nho luôn đề cao ý thức trách nhiệm với dân, với nước. Chẳng cứ gì ở chế độ phong kiến hay không phải phong kiến, bộ máy nhà nước quan liêu, hách dịch, vô trách nhiệm đều đáng bị lên án.
 
A

amaranth

Những người trong đình thảy đều nơm nớp lo sợ cho yên nguy của đê, có thế thấy điều này qua thái độ của những người chơi bài
[...] bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang dậy trời đất... Mọi người giật nẩy mình, duy quan vẫn điềm nhiên [...] Tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe, càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, tiếng chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi [...]
Vì họ chỉ là nha lại, chưa phải là quan chức, cuộc sống của họ cũng gắn liền với cuộc sống của dân chúng, lợi ích của ho cũng gấn gũi với lợi ích của dân, nhưng họ đã "thấm" cái giá phải trả cho chốn quan trường phong kiến: sự phục tùng. Nho giáo dạy người ta phục tùng một cách vô điều kiện vào thượng cấp (theo cái kiểu quân xử thần tử thần bất tử bất trung), cho nên người trong đình cũng là diễn viên bất đắc dĩ của một tấn bi_hài kịch vậy.
 
F

faustvn01

To Amaranth: Đây có lẽ là một câu chuyện dài (mà rất thú vị) nhưng mang nhiều tính chất chuyên sâu (về văn hóa, lịch sử, tư tưởng), không phù hợp lắm với tính chất của Box - Văn THCS. Những luận điểm của mình đưa ra không chỉ về mặt chức năng, phận sự của "những người còn lại trong đình" (bọn nha lại - nhưng cũng là những "viên chức nhà nước") mà còn muốn đề cập đến phương diện "Đạo đức" của những việc làm của họ (chính xác hơn là những gì họ đã không làm). Còn về quan niệm của Nho giáo, yêu cầu phục tùng cấp trên một cách vô điều kiện cũng phải đặt trong tổng thể tư tưởng Nho giáo mới hiểu đúng và đủ.

P/s. bạn có thể trao đổi với mình qua địa chỉ: neu_em_khong_phai_giac_mo01@yahoo.com . vì như mình đã nói, chủ đề này quá chuyên sâu đối với một Box như Văn Trung học cơ sở, bạn đồng ý chứ?
 
O

one_part_of_my_life_9x

Cũng cóa thể như vậy nhưng hok lẽ cho vào văn THPT ?Vì đây thuộc đề văn lớp 7 nên tạm để đây còn sau này admin muốn chuyển đi đâu thj` tuy` :D
thankz neu_em_khong_phai_giac_mo,chừng đó có thể viết đc. 1 bài văn nhưng chắc viết đoạn thì chỉ càn tóm tắt các ý đó là đc.
P/S: còn nhiều bài tập khó nữa nhưng có được post lên cùng một chủ đề cho tiện không nhỉ ?
 
F

faustvn01

one_part_of_my_life_9x said:
Cũng cóa thể như vậy nhưng hok lẽ cho vào văn THPT ?Vì đây thuộc đề văn lớp 7 nên tạm để đây còn sau này admin muốn chuyển đi đâu thj` tuy` :D
thankz neu_em_khong_phai_giac_mo,chừng đó có thể viết đc. 1 bài văn nhưng chắc viết đoạn thì chỉ càn tóm tắt các ý đó là đc.
P/S: còn nhiều bài tập khó nữa nhưng có được post lên cùng một chủ đề cho tiện không nhỉ ?

Mình rất vui nếu những ý kiến của mình giúp ích chút gì đó cho các bạn.

Khi mình nói " Chủ đề này quá sâu đối với một box như box Văn THCS" thì là mình muốn nói vơi Amaranth về chuyện liệu những người còn lại ở trong đình (bọn thư lại, hào lý, chức dịch) có đáng bị lên án hay không và đó có phải là do tư tưởng cai trị của Nho giáo hay không? Còn chủ đề bạn nêu ra, theo mình nghĩ là một chủ đề rất hữu ích và thiết thực vì truyện ngắn này cũng là một tác phẩm rất hay, và cũng rất quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7 (sự tham gia viết bài của mọi người trong chủ đề này đã chứng tỏ điều đó).
Còn các "bài tập khó" (khó đồng nghĩa với hay và thú vị, phải không), bạn cứ post lên, mọi người cùng thảo luận. Nhưng theo mình, những bài tập ở những chủ đề khác nhau, bạn nên viết thành bài mới (topic mới), không nên để chung vào cùng một chủ đề, như thế sẽ tiện cho mọi người tham gia. Bạn đồng ý chứ? :)
 
W

winnepooh_29

To faustvn01: Bạn nói thế cũng có 1 fần đúng nhưng cũng có 1 fần sai. Tại họ chỉ là nha lại, nếu như họ trái lại lời quan phủ thì kết quả không hay sẽ đến với họ. Họ cũng fải nghĩ cho mình chứ. Và 1 fần đúng là bởi vì đám nha lại đó ngay từ đầu đã không ở khúc đê sung yếu cùng dân vượt qua mà lại hoà vào cùng với quan phủ, vui chơi, nịnh hót, bỏ mặc lũ con dân chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng, gia tài.
 
W

winnepooh_29

Giúp mình luôn nè: Chứng minh viên quan phủ trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Pham Duy Tốn là kẻ vô trách nhiệm và thiếu tình người
 
Z

zannesa_linh

ai làm hộ tớ với:viết đoạn văn khoảng 20 dòng cảm nghĩ về ông quan phụ mẫu trong sống chết mặc bay với. mai nộp rồi huhu
 
T

thunderstorm

theo to nghi:
_nguoi dan o tren de rat cuc kho,la dan ngheo,phai kho khan moi chong tra,cam cu dc de 1 luc.Khi ho di bao quan thi quan xua duoi ho=> ho rat am uc va buon rau
_Quan trong dinh an mac sung suong,cai gi cung co,nhung chi lo nghi den minh,ko lo cho dan ma ham me co bac,do tom,co nguoi den bao thi cung lo=> chung to thai do vo trach nhiem cua ten quan"long lang da thu".
Sau khi minh neu 2 cai do thi ban chac cung nhan ra dc su doi lap roi chu?
 
Top Bottom