Địa 6 Sóng biển, thủy triều và các dòng biển

vietjack

Học sinh
Thành viên
12 Tháng ba 2020
171
67
46
16
Quảng Ninh
thcs Bái Tử Long
  • Like
Reactions: Khoảng lặng..

Khoảng lặng..

Học sinh gương mẫu
Thành viên
4 Tháng tư 2020
1,185
3,332
331
Phú Yên
HOCMAI Forum
Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương.
Chúng thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn, và có thể lan truyền hàng nghìn kilomet. Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục xentimet nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần.
Thủy triều chính là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian nhất định phụ thuộc vào sự biến chuyển thiên văn.
Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra.
Các dòng biển là gì ?

Hải lưu hay dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất. Các hải lưu có thể lưu thông trên một quãng đường dài hàng ngàn kilomet.
Do hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển ( như Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông vùng cực, gió mùa ) là động lực chủ yếu gây ra các dòng chảy trong biển và đại dương.

*Về lợi ích và tác hại mình cũng không biết nữa bạn có thể nhờ anh @lâm tùng apollo nha *
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,170
3,211
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Sóng biển là gì ? Thủy triều là gì ? Các dòng biển là gì ? nguyên nhân sinh ra ? Lọi ích và tác hại của chúng là gì ?
Sóng biển là sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển/đại dương. Nói một cách đơn giản thì nó một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nhưng lại cho cảm giác nước biển chuyển động theo chiều ngoài khơi xô vào bờ. Theo quan điểm vật lý thì song biển là loại sóng ngang.
.....
Lợi ích:
*Sóng biển:
- Có thể sử dụng năng lượng sóng như một nguồn năng lượng tái tạo.
- Có thể dùng để chạy tua bin phát điện, tiết kiệm năng lượng.
- Tạo ra nhiều bãi biển đẹp.
*Thủy triều:
- Làm thủy lợi, thủy điện, bồi đắp phù sa.
- Làm đa dang các loài sinh vật biển.
- Đem lại nguồn lợi thủy, hải sản lớn.
- Ảnh hưởng lớn đến vùng gian triều (khu vực ở giữa các mức thủy triều) và các sinh vật biển.
- Có vai trò quan trọng đối với công tác hoa tiêu trên các tàu thuyền.
- Giúp con người phát minh ra biểu đồ thủy triều.
*Dòng biển:
- Di chuyển trầm tích biển.
- Làm tăng sự trao đổi nước, tuần hoàn nước giữa các đại dương.
- Phân bố nhiệt độ, độ muối, làm tăng tính đồng nhất về thành phần hóa học của nước biển.
- Ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển và góp phần điều hòa khí hậu các vùng trên Trái Đất.
- Tham gia quá trình hình thành 'địa đáy biển' mặc dù không đáng kể.
- Mang theo nguồn thức ăn cho các loài sinh vật biển, khi dòng hải lưu nóng và lạnh gặp nhau sẽ tạo nên các ngư trường lớn.

Tác hại:

*Sóng biển:

- Sóng lớn đôi khi trở thành mối lo ngại cho ngư dân và người đi biển.
- Mài mòn, xâm thực vùng bờ biển => Gây sạt lở vùng bờ biển.
- Mực nước biển ngày càng dâng cao do biến đổi khí hậu, kết hợp với sóng biển sẽ khiến diện tích đất liền ngày càng thu hẹp.
- Sóng biển thì tất nhiên bao gồm cả sóng thần, mà sóng thần thì chắc chắn là không có gì tốt đẹp rồi....
song-than-1.jpg
1538412282-135-5-tham-hoa-song-than-co-so-nguoi-thuong-vong-lon-nhat-lich-su-song-than-3-1538382649-width570height444.jpg
Untitled.png
*Thủy triều:
- Có thể gây ngập úng.
- Khi các dòng thủy triều mang theo cả những chất độc hại, chất thải, dầu loang....sẽ tạo nên những dòng thủy triều đen, thủy triều đỏ... gây ra cái chết của hàng loạt sinh vật biển, ô nhiễm môi trường và hàng loạt những tác hại khác.
*Dòng biển:
- Hải lưu nóng ven bờ gây mưa nhiều, ngoài ra còn khiến những vùng nó đi qua có nhiệt độ cao hơn các vùng khác có cùng vĩ độ.
- Hải lưu lạnh có thể gây ra sương mù.
- Chênh lệch nhiệt độ nước giãu hải lưu nóng và lạnh giữa 2 bờ Đông, Tây, khiến nhiệt độ giữa 2 bờ Đông Tây cùng vĩ độ nhưng lại khác nhau rõ rệt. Phá vỡ quy luật "càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng thấp".
- Dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương mang nước ấm đẩy nhanh tốc độ phá hủy biển băng Bắc Cực, khiến mực nước biển ngày càng dâng lên.
 
Top Bottom