CLB lịch sử Sông Bạch Đằng - Chứng nhân lịch sử

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chắc hẳn, ít ai biết được rằng, sông Bạch Đằng - con sông chỉ dài 32 km, là ranh giới tự nhiên giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) này - lại là một chứng nhân lịch sử quan trọng trong việc chống giặc ngoại xâm với những chiến thắng oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong các trận chiến xưa.
1499246353.jpg

Và cho tới tận ngày nay, tên gọi của con sông này vẫn luôn vang vọng trong trái tim của mọi con người Việt Nam. Và có lẽ cũng trở thành một trong những dòng sông được lịch sử ghi chép nhiều nhất từ xưa tới nay, khi mà vào năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc. Rồi tới năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống, mở ra một thời kỳ hòa bình thịnh thế. Hay năm 1288, Hưng Đạo Đại vương cùng quân dân nhà Trần đánh tan tác quân Nguyên Mông – kẻ thù đáng sợ nhất của cả thế giới lúc bấy giờ. Bạch Đằng giang đã trở thành biểu tượng của hào khí Đông A, niềm tự hào của cả dân tộc.... Tất cả những chiến công đó, gắn liền với con sông yên bình, trầm lặng mang tên Bạch Đằng Giang...

Cũng giống như những con sông khác của Việt Nam, sông Bạch Đằng chảy đều đặn quanh năm, cung cấp nước cho công việc trồng trọt của người dân và bù đắp phù sa cho hai vùng đất ven bờ. Bên cạnh đó, nó còn có vị trí quan trọng trong giao thông đường thủy, khi nó là tốt nhất để đi vào Hà Nội từ miền Nam Trung Quốc. Từ cửa sông Nam Triệu, dễ dàng đi vào các sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Chính vì vậy, vùng đất quanh sông Bạch Đằng ngày càng phát triển về kinh tế, và đời sống của nhân dân nơi đây cũng được cải thiện.

Tuy nhiên, cho dù kinh tế - xã hội có thay đổi cùng với xu hướng chung của đất nước, người dân hai bên bờ sông Bạch Đằng vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống từ hàng trăm năm nay. Người dân khu vực này vẫn sùng bái Ngô Quyền và Hưng Đạo Vương. Những ngôi đền thờ hai vị anh hùng dân tộc được người dân lập nên nhiều không kể xiết.

Không giống với cuộc sống ở dòng sông Tây Nam Bộ bên dòng Cửu Long - một cuộc sống êm đềm, cuộc sống bên dòng Bạch Đằng mang nét gì đó rắn rỏi, cương quyết và hối hả. Con người nơi đây ăn sóng nói gió, dám nghĩ dám làm.

Có thể nói, sông Bạch Đằng đã trở thành chứng nhân lịch sử. Nếu xưa kia Bạch Đằng giang là nơi vùi xác quân thù, anh hùng lưu danh sử sách thì ngày nay con sông chứng kiến sự thay da đổi thịt của đất nước. Khi xưa các anh hùng cầm kiếm giết giặc thì ngày nay, con cháu của vua Ngô Quyền, của Hưng Đạo đại vương ngày đêm làm giàu cho Tổ quốc.
 
Top Bottom