Văn Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Vũ Quốc Bảo

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tám 2017
28
16
21
21
Lâm Đồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
1. Nhan đề văn bản là Cây chuối trong đời sống Việt Nam. Đối tượng thuyết minh là cây chuối. Nhưng cây chuối được xem xét trong quan hệ đời sống của người Việt Nam chứ không phải là cây chuối thuần túy là một loài thực vật.

2. Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Cây chuối rất ưa nước ... Chuối phát triển rất nhanh ... Quả chuối là một món ăn rất ngon.

3. Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:

- Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.
Chuối mọc thành rừng bạn ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẻ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là "con đàn cháu lũ".

- Chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.

- Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu đến gốc cây.

Tác dụng: Yếu tố miêu tả trong văn bản này có tác dụng giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.

4. Một số công dụng khác của cây chuối:

- Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, đặc biệt là một trong những loài rau không thể thiếu dùng để làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già dùng để làm thức ăn cho lợn (heo).

- Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng để gói đồ cho các bà đi chợ.

- Bắp chuối có thể ăn sống hoặc luộc lên làm món nộm hoa chuối rất ngon.


II. Luyện tập

Câu 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:

- Thân chuối có hình tròn thắng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng.

- Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản.

- Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần khô dần thành màu nâu nhạt.

- Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thủa xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.

- Bắp chuối: màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược.

- Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng.
Câu 2:

- Yếu tố miêu tả trong đoạn văn SGK: "Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống."

- Những yếu tố miêu tra này làm nổi bật hình ảnh loại chén (đối tượng được thuyết minh) và hình ảnh của Bác Hồ.

Câu 3: Một vài câu miêu tả trong văn bản "Trò chơi ngày xuân" là:

- Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca, điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng trầm tĩnh.

- Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có các họa tiết đẹp.

- Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.

 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
1. Nhan đề văn bản là Cây chuối trong đời sống Việt Nam. Đối tượng thuyết minh là cây chuối. Nhưng cây chuối được xem xét trong quan hệ đời sống của người Việt Nam chứ không phải là cây chuối thuần túy là một loài thực vật.

2. Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Cây chuối rất ưa nước ... Chuối phát triển rất nhanh ... Quả chuối là một món ăn rất ngon.

3. Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:

- Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.
Chuối mọc thành rừng bạn ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẻ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là "con đàn cháu lũ".

- Chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.

- Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu đến gốc cây.

Tác dụng: Yếu tố miêu tả trong văn bản này có tác dụng giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.

4. Một số công dụng khác của cây chuối:

- Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, đặc biệt là một trong những loài rau không thể thiếu dùng để làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già dùng để làm thức ăn cho lợn (heo).

- Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng để gói đồ cho các bà đi chợ.

- Bắp chuối có thể ăn sống hoặc luộc lên làm món nộm hoa chuối rất ngon.


II. Luyện tập

Câu 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:

- Thân chuối có hình tròn thắng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng.

- Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản.

- Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần khô dần thành màu nâu nhạt.

- Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thủa xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.

- Bắp chuối: màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược.

- Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng.
Câu 2:

- Yếu tố miêu tả trong đoạn văn SGK: "Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống."

- Những yếu tố miêu tra này làm nổi bật hình ảnh loại chén (đối tượng được thuyết minh) và hình ảnh của Bác Hồ.

Câu 3: Một vài câu miêu tả trong văn bản "Trò chơi ngày xuân" là:

- Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca, điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng trầm tĩnh.

- Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có các họa tiết đẹp.

- Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
Bạn soạn giúp mình bài Tinh thần thể dục ở lớp 11 học kì I được không? :))
 
  • Like
Reactions: Bé Thiên Bình

Vũ Quốc Bảo

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tám 2017
28
16
21
21
Lâm Đồng
Bạn soạn giúp mình bài Tinh thần thể dục ở lớp 11 học kì I được không? :))
BÀI. TINH THẦN THỂ DỤC

Nguyễn Công Hoan




I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút. Ông đặc biệt thành công với loại truyện ngắn trào phúng. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán của ông chủ yếu là bọn nhà giàu, quan lại, tư sản. Nguyễn Công Hoan là người có nhiều đóng góp vào sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.

Tác phẩm chính: Lá ngọc cành vàng (tiểu thuyết 1935), Cô giáo Minh (tiểu thuyết, 1935), Bước đường cùng (tiểu thuyết, 1938)... Kép Tư Bền (truyện ngắn, 1935), Hai thằng khốn nạn (truyện ngắn, 1937), Đào kép mới (truyện ngắn, 1937)... Đời viết văn của tôi (hồi kí, 1971) và một số tập truyện ngắn...

Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Quan trên sức giấy xuống bắt người dân xã Ngũ Vọng phải tập trung để lên sân vận động để xem bóng đá. Nhân dân trong xã không ai muốn đi. Người trốn chạy, người lo lót, người van xin để không phải đi xem bóng đá. Lý trưởng phải đe dọa, bắt bớ, lùng sục những cuối cùng vẫn không đủ số người đi xem theo lệnh quan trên. Cuộc dẫn người đi xem bóng đá diễn ra giống như một cuộc bắt phu phen vậy. Câu chuyện được chia thành 6 đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một nội dung. Sáu nội dung ấy tạo thành một cốt truyện chặt chẽ, được phát triển theo trình tự logic trước sau của việc bắt người đi xem đá bóng.

Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Nguyễn Công Hoan giai đoạn 1936 - 1939 về cả hai phương diện tư tưởng và nghệ thuật.

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG

1. Truyện ngắn được chia làm sáu đoạn, mỗi đoạn kể một nội dung.

2. Đoạn 1: có thể gọi tên là lệnh quan trên. Đây là một cái lệnh khá đặc biệt, độc đáo, không giống những cái lệnh thông thường khác. Thường quan trên sức giấy bắt phu phen, thu thuế, bắt tội phạm... Còn ở đây quan trên sức giấy bắt người đi xem đá bóng. Tác giả không dùng ngôn ngữ kể chuyện mà dùng cách để nguyên văn bản lệnh quan trên. Lệnh quan rất đầy đủ, đúng nghi thức một văn bản hành chính quan trọng. Lệnh quy định rõ số lượng người phải có mặt, những việc người đi xem phải làm... Điều đó cho thấy quan trên rất coi trọng việc thể dục này.

Đoạn 2: van xin. Anh Mịch van xin ông Lí cho miễn cho việc đi xem bóng đá vì anh còn phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị. Những lời van xin thống thiết của anh không làm ông Lí động lòng.

Đoạn 3: nài nỉ. Bác Phô gái xin ông Lí cho chồng mình không phải đi xem bóng đá với lí do ốm đau. Bác Phô còn mang theo cả cành cau biếu ông Lí. Lời van xin cũng không kém phần thống thiết những ông Lí cũng rất kiên quyết “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.

Đoạn 4: đút lót. Bà cụ Phó Bính thức thời hơn, cũng bởi bà có tiền hơn. Bà có ba hào để đút lót ông Lí. Bà có tiền để thuê người đi thay. Vì vậy phản ứng của ông Lí nhã nhặn hơn. Ông không dọa nạt mà chỉ trách nhẹ “Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất”, sau khi đã bỏ ba hào vào túi.

Đoạn 5: Lùng sục. Người van xin, người nài nỉ, người chạy chọt, người trốn tránh khiến các ông lí dịch trong làng vô cùng vất vả với việc bắt người đi xem thể thao. Các nhà chức trách phải tróc nã, bắt bớ vất vả hơn cả bắt lính. Không khí trong làng như có trận càn. Đánh đập, quát tháo, chửi rủa. Cảnh tượng thương tâm nhất là ở nhà thằng Cò. Ôm con trốn ra đống rơm mà cũng không thoát. Kết thúc đoạn kể về chuyện lùng sục người ấy là hình ảnh “Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa. Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệch đi”.

Đoạn 6: Lên đường. Không khí của buổi lên đường cũng không vui vẻ gì. Những người không may mắn, không thể trốn thoát được phải tập trung xếp hàng năm để lên đường đi xem bóng đá. Họ bị giải đi như đoàn tù binh.

3. Các đoạn nối tiếp nhau thể hiện sự tăng tiến tính chất gay gắt của việc bắt người đi xem bóng đá

Tác giả đã tạo nên một mâu thuẫn trào phúng rất đặc sắc. Đi xem bóng đá là một hoạt để thao nhưng trong câu chuyện này, xem bóng đá lại trở thành một tai hoạ với người dân.

Mỗi đoạn là một mâu thuẫn hỗ trợ làm nổi bật mâu thuẫn chúng của toàn bộ tác phẩm.

- Đoạn 1: Yêu cầu người dân đi xem bóng đá, một hoạt động thể thao bằng một cái lệnh.

- Đoạn 2: Vận động người đi xem bóng đá bằng vũ lực, như đi bắt phu, Anh Mịch van xin để không phải đi xem.

- Đoạn 3: Bác Phô gái đến tận nhà lí trưởng để xin cho chồng không phải đi xem đá bóng. ..

4. Để làm nổi bật tính chất trào phúng của tác phẩm nhà văn đã dùng các thủ pháp nói giễu, cường điệu, giọng điệu kể chuyện tự nhiên hài hước. Nhà văn đã cường điệu hóa khi kể về phản ứng của người dân xã Ngũ Vọng trước việc phải đi xem đá bóng. Chắc chắn họ không cần phải trốn tránh đến mức đó chỉ vì một buổi đi xem đá bóng.

Giọng kể tự nhiên, pha tính chất hài hước để làm nên giá trị châm biếm của tác phẩm.

5. Tinh thần thể dục phê phán thói giả dối, chính sách lừa bịp mị dân của bọn cầm quyền thực dân phong kiến. Trong khi cuộc sống của dân chúng vô cùng khốn khổ thì chính quyền tay sai thực dân lại bày đặt những trò thể thao xã xỉ.
 

Vũ Quốc Bảo

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tám 2017
28
16
21
21
Lâm Đồng
bạn ơi, giúp mình soạn văn bản TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM , mình xem trên mạng nhưng đều giống sách giải thôi à, giúp mình vs nhé
Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Văn bản được bố cục thành ba phần. Phần 1 : Sự thách thức. Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. Phần 2 : Cơ hội – khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Phần 3 : Nhiệm vụ. Xác định những trách nhiệm cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Câu 2. Ở phần « sự thách thức », bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực nhiều mặt. - Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài. - Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật. Câu 3. Phần « cơ hội » đã khẳng định các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em : - Sự liên kết các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã ra công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới. - Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế ngày càng có hiểu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội. Câu 4. Phần « nhiệm vụ » của bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải nổ lực phối hợp hành động. Các nhiệm vụ được nêu ra có tính chất cụ thể, toàn diện : từ tăng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát triển nền giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội. Câu 5. HS có thể trình bày những suy nghĩ cá nhân về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Có thể suy nghĩ theo gợi ý từ những câu hỏi sau : - Vì sao phải bảo vệ , chăm sóc trẻ em ? Trẻ em là tương lai của nhân loại, là chủ nhân của thế giới ngày mai. - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em như thế nào ? Chăm sóc mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển toàn diện và trở thành người có ích cho xã hội. - Em hiểu gì về những việc làm của cộng đồng quốc tế cho trẻ em ? Giới thiệu Bản công ước về quyền trẻ em, về hoạt động của một vài tổ chức như Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc…). II. Luyện tập Câu 1. Nêu những nhận xét cá nhân về sự quan tâm tới trẻ em ở địa phương. Ví dụ : Ở đất nước ta, vấn đề bafrp vệ chăm sóc trẻ em đã được sự quan tâm cụ thể của Đảng. Nhà nước, sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội, của toàn dân. (Có thể nêu ra những hoạt động vì trẻ em : tiêm chủng miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, mọi trẻ em đều được đi học, các tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em, các tổ chức và hoạt động nhân đạo vì trẻ em thiệt thòi, trẻ em đặc biệt khó khăn…). Câu 2. Nêu những hành động cụ thể của cá nhân để xứng đáng với sự quan tâm. Ví dụ : - Tích cực hưởng hứng, tham gia vào các phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành chủ nhân tốt của tương lai.
 

www.ngocanh@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng bảy 2017
232
60
61
21
Đắk Lắk
THPT Quang Trung
bạn đang on kìa, giúp mh thuyết mh về cây cà phê vs, trên mạng chẳng có cái nào hay cả
 

Vũ Quốc Bảo

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tám 2017
28
16
21
21
Lâm Đồng
bạn đang on kìa, giúp mh thuyết mh về cây cà phê vs, trên mạng chẳng có cái nào hay cả
1.Giới thiệu chung về cà phê

Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.

Cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.

2. Cấu tạo và đặc trưng của cây cà phê

Cây cà phê có chiều cao từ 6 m tới 10 m. Tuy nhiên, người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.

Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.

Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.

Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).

Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ của cây cà phê được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên , có thời gian thu hoạch cà phê thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1. Ngay sau thu hoạch là thời gian người trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.

3. Tác dụng, vai trò của cây cà phê

Quả cây cà phê tạo ra một thức uống có nhiều tác dụng tốt như làm cho chúng ta thoải mái và dễ tính hơn, làm tiêu mỡ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, kích thích hoạt động trí óc, làm tăng sức mạnh của cơ bắp, chống lại bệnh tiểu đường type II. Chính vì vậy, cà phê luôn là một món đồ uống hấp dẫn, đặc biệt là giới trẻ với lối sống hiện đại.

Cây cà phê ở Việt Nam luôn là cây thế mạnh, đem lại nguồn lời lớn về kinh tế cho nước nhà.
 
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

Vũ Quốc Bảo

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tám 2017
28
16
21
21
Lâm Đồng
giúp mih soạn văn bài tt của văn bản tuyên bố...của trẻ em
Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Văn bản được bố cục thành ba phần. Phần 1 : Sự thách thức. Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. Phần 2 : Cơ hội – khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Phần 3 : Nhiệm vụ. Xác định những trách nhiệm cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Câu 2. Ở phần « sự thách thức », bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực nhiều mặt. - Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài. - Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật. Câu 3. Phần « cơ hội » đã khẳng định các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em : - Sự liên kết các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã ra công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới. - Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế ngày càng có hiểu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội. Câu 4. Phần « nhiệm vụ » của bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải nổ lực phối hợp hành động. Các nhiệm vụ được nêu ra có tính chất cụ thể, toàn diện : từ tăng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát triển nền giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội. Câu 5. HS có thể trình bày những suy nghĩ cá nhân về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Có thể suy nghĩ theo gợi ý từ những câu hỏi sau : - Vì sao phải bảo vệ , chăm sóc trẻ em ? Trẻ em là tương lai của nhân loại, là chủ nhân của thế giới ngày mai. - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em như thế nào ? Chăm sóc mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển toàn diện và trở thành người có ích cho xã hội. - Em hiểu gì về những việc làm của cộng đồng quốc tế cho trẻ em ? Giới thiệu Bản công ước về quyền trẻ em, về hoạt động của một vài tổ chức như Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc…). II. Luyện tập Câu 1. Nêu những nhận xét cá nhân về sự quan tâm tới trẻ em ở địa phương. Ví dụ : Ở đất nước ta, vấn đề bafrp vệ chăm sóc trẻ em đã được sự quan tâm cụ thể của Đảng. Nhà nước, sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội, của toàn dân. (Có thể nêu ra những hoạt động vì trẻ em : tiêm chủng miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, mọi trẻ em đều được đi học, các tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em, các tổ chức và hoạt động nhân đạo vì trẻ em thiệt thòi, trẻ em đặc biệt khó khăn…). Câu 2. Nêu những hành động cụ thể của cá nhân để xứng đáng với sự quan tâm. Ví dụ : - Tích cực hưởng hứng, tham gia vào các phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành chủ nhân tốt của tương lai.
 
Top Bottom