Thể "Thất ngôn bát cú" và thể "Thất ngôn bát cú Đường Luật".
- Giống: Đều là thể thơ Đường luật
- Khác:
+Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ.Vần chữa cuối câu 1,2,4
+ Thất ngôn bát cú đường luật : tám câu ,mỗi câu 7 chữ.Có gieo vần (chỉ một vần )ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4,câu 5 với câu 6(tức là 4 câu giữa). Có luật bằng trắc.
Cách thể hiện tình yêu quê hương trong bài Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư.
- Giống:
+ Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng .
+ Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
- Khác nhau
+ Cách thức thể hiện chủ đề :
"Tĩnh dạ tứ": từ nơi xa nghĩ về quê hương.
"Hồi hương ngẫu thư": từ quê hương nghĩ về quê hương .
+ Phương thức biểu cảm :
Bài "Tĩnh dạ tứ": biểu cảm trực tiếp .
Bài " Hồi hương ngẫu thư": biểu cảm gián tiếp .
- Phân tích: Là đi sâu vào chia nhỏ đối tượng thành nhiều bộ phận để xem xét một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức, để đưa ra các luận điểm, dẫn chứng cụ thể làm rõ vấn đề. Vấn đề ý kiến cá nhân thường không sâu đậm
- Biểu cảm: cũng phải làm rõ nội dung tác phẩm, có thể lựa chọn một vấn đề tiêu biểu để làm rõ, các vấn đề phụ có thể nêu sơ lược. Vấn đề quan điểm cá nhân được bộc lộ rõ hơn, người viết phải có những nhận định, quan điểm của mình