Sử 11 So sánh xu hướng bạo động cải cách ở Việt Nam ở thế kỷ XX

Nguyễn Nga @@

Học sinh
Thành viên
17 Tháng bảy 2022
62
114
21
18
Hà Giang

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động cải cách trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX
Nguyễn Nga @@Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Giống nhau

Điều xuất phát từ lòng yêu nước. Đều có chung mục đích làm cách mạng để cứu nước, cứu dân, kết hợp với việc giành độc lập dân tộc với xây dựng một xã hội tiến bộ theo hướng tư bản chủ nghĩa (gắn cứu nước với Duy Tân làm cho đất nước phát triển, gắn việc đuổi pháp với cải cách xã hội ).
-Người thực hiện đều là trí thức phong kiến ưu tú, mong muốn giành độc lập dân tộc .
-Điều trị ảnh hưởng của luồng tư sản mới ở bên ngoài, chủ trương cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
-Cả hai ông đều chủ trương cầu viện để giành độc lập (Phan bội Châu dựa vào nhật, Phan Châu Trinh dựa vào pháp)
-Điều ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm cách mạng của các nước và về làm cách mạng ở Việt Nam.
-Đều thất bại nhưng đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau.
*Khác nhau:
-Phan bội Châu:
+ Dùng phương thức bạo động, cứu nước rồi cứu dân (chủ trương giải phóng dân tộc để tiến hành cải cách dân chủ).
+ Chủ trương vận động quần chúng và tranh thủ giúp đỡ của bên ngoài trước hết là Nhật Bản để tiến hành bạo động trong pháp, xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc, cho đó là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ.
- Phan Châu Trinh:
+ Dùng phương pháp ôn hòa, cứu dân rồi cứu nước , ông nhấn mạnh vấn đề cải cách dân chủ, cho đó là điều kiện giải phóng dân tộc (cải cách dân chủ để tiến hành giải phóng dân tộc), từ nước bằng việc nâng cao dân trí ,dân quyền.
+ Chủ trương cải cách, vận động thức tỉnh quần chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền, cổ động lòng yêu nước thông qua các mặt kinh tế ,văn hóa ,giáo dục
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
  • Like
Reactions: Kiều Anh.

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động cải cách trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX
Nguyễn Nga @@Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
*Giống nhau
Tinh chất: Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng từ sẵn, do các sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo,
- Nhiệm vụ chủ yếu là giành độc lập, xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến hay cộng hòa theo mô hình Nhật Bản).
Biện pháp đấu tranh: Phong phủ cả bạo động và cải cách, vừa tập hợp lực lượng trong nước, vừa đề nghị bên ngoài giúp đỡ.
- Thành phần tham gia: Nhiều tầng lớp xã hội, cả ở thành thị và nông thôn, diễn ra khắp ba miền.
Kết cục: Đều thất bại, chứng tỏ hệ tư tưởng tư sản không đủ sức giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.
* Khác nhau
- Về lựa chọn thể chế chính trị
+ Phan Bội Châu chủ trương thiết lập thể chế quân chủ lập hiến, vẫn sử dụng ông hoàng Cường Để làm ngọn cờ, vẫn dựa vào dư đảng Cần vương để vũ trang chống Pháp và noi gương nước Nhật Bản quân chủ lập hiến cùng các lý thuyết của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (những người vẫn theo quân
chủ) để tự cường.
+ Phan Châu Trinh từ bỏ nền quân chủ, mong muốn được người Pháp giúp đỡ, loại bỏ những quan lại tham nhũng xây dựng một nền dân chủ cộng hoà.
-Về biện pháp trước mắt giành độc lập:
+ Phan Bội Châu, đặt mục tiêu khôi phục độc lập lên hàng đầu, coi đọc lập dân tộc là điều kiện để thực hiện quyền dân chủ. Theo ông, bạo động là biện pháp duy nhất để giành lại độc lập từ tay kẻ thủ

+Phan Châu Trinh, đặt mục tiêu chống triều đình vì dân chủ. Ông cho rằng cần trở lớn nhất đối với sự tiến bộ của dân tộc là bạn quan trường thối nát. Vì vậy, cho dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, nhưng theo Phan Châu Trinh lúc này vẫn chưa nên đặt nhiệm vụ khỏi phục chủ quyền quốc gia, mà nhiệm vụ cấp bách trước mắt là khai dân trí Chấn dân khí, Hậu dân sinh. Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên cõi văn minh. Ông đề cao phương châm "tự lực khai hóa"vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chung tuyên truyền tư tưởng dân quyền. Điểm nổi bật trong tư tưởng Phan Châu Trinh là muốn dựa vào nhà nước Pháp dân chủ cộng hòa để phê phán và chống lại nền quân chủ chuyên chế, chủ trương thực hiện một cuộc cải cách tiến bộ ở Việt Nam, sau này đất nước phú cường mới toàn tỉnh độc lập.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^
 
Top Bottom