Văn 11 So sánh Tràng giang và Đây thôn Vĩ Dạ

Chii Chii

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng năm 2018
391
240
66
Hải Phòng
Đại học mơ ước
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

So sánh hai đoạn thơ sau:
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?"

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
@baochau1112
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
So sánh hai đoạn thơ sau:
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?"

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng"
@baochau1112
Chị cho em một số gợi ý nhé. Đây là hướng làm văn nghị luận hướng so sánh ngang bằng.

I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử và thi phẩm Đây Thôn Vĩ Da
- Giới thiệu về tác giả Huy Cận và thi phẩm Tràng Giang
II. Thân bài:
1. Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:
- Hai câu đầu:
+ Từ một bức tranh tràn trề nhựa sống lại thành bức tranh lạc điệu, vô sắc, vô hương
=> Bức tranh tâm cảnh, kí thác tâm sự qua cảnh thiên nhiên
+ Nhân hóa hình tượng dòng sông êm đềm, phẳng lặng, ngưng trệ và hình như không trôi chảy
=> Sông Hương hiện hữu nỗi sầu vạn cổ
+ Hoa đã vô sắc, vô hương, khẽ lay động cơn gió hiu hắt làm quang cảnh đã hiu quạnh, ảm đạm nay còn thê lương hơn.
- Hai câu sau:
+ Chứa đựng ít nhất 2 câu hỏi khắc khoải, da diết => trăn trở
+ Cõi mơ đẹp huyền ảo, chan chứa ánh trăng
+ Tối nay: ẩn dụ cho quỹ thời gian ngắn ngủi, hạn hẹp. Đồng hồ đếm ngược thời gian Hàm Mặc Tử lưu lại nhân gian chỉ còn từng phút từng giây
=> Cảm thấy thật xót xa cho tác giả

2. Tràng Giang của Huy Cận:
- Hai câu đầu:
+ Sóng gơn lăn tăn làm nên hình tượng nhỏ bé, gợi nên vẻ đẹp êm đềm, tĩnh lặng và yên ả vô cùng
+ Tràng giang lại là cảm giác về sự tương phản => cảm giác nhàm chán, đơn điệu và thật tẻ nhạt
+ Con thuyền trôi xuôi trên dòng tràng giang yên ả, đem đến cảm giác thiếu vắng bàn tay, hình bóng, sự vận động tích cực của con người
=> Hai câu thơ tạo vẻ đẹp đăng đối, hài hòa và cổ điển
- Hai câu sau:
+ Thuyền trôi về phía trước >< nước rẽ ngược lại phía sau => di chuyển ngược chiều
+ Hình ảnh con thuyền vẫn trôi chảy nhưng mất hút khi vào mênh mông trong thời gian
=> Ấn tượng về sự thiếu vắng đến khô kiệt sức sống

3. So sánh:
- Tương đồng:
+ Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời - nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống
+ Sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm.
- Khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống, thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trội về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình.
+ Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ Đường thi.

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của hai thi phẩm và nét đẹp riêng của từng đoạn.
 
Top Bottom