so sanh tính bazo cua amin

J

jumongs

(CH3)3N mạnh hơn vì : thứ 1: CH3 là gốc đẩy e sẽ làm mật độ e trên N tăng => tính bazo tăng.Thứ 2: vì số nhóm CH3 nhìu hơn nên lực đẩy mạnh hơn bạn ạ
 
H

hathuhaanh

CH3NH2 có tính bazo mạnh hơn do 3nhóm CH3- ở (CH3)3 chiếm nhiều không gian,khiến N khó nhận H+ hơn.
 
R

rocky1208

Amin CH3NH2 và (CH3)3N thì amin nào có tính bazo mạnh hơn .Vì sao ?
Các bạn giải thích đúng rồi đấy, tuy nhiên mình muốn đưa ra một cách có hệ thống hơn một chút để các bạn có thể tham khảo cho nhiều trường hợp tương tự.
Mình lấy VD về một Amin bậc I: có dạng R-NH2. Đầu tiên phải chỉ ra tại sao nó có tính bazo (chứ không phải là acid) rồi ta mới đưa ra nguyên tác so sánh.​

Theo Brosted, bazo là những chất có khả năng nhận proton (hay H+ thì cũng thế) vì vậy càn dễ nhận proton thì bazo càng mạnh. Trong phân tử NH3, N còn một cặp e đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết (vẽ theo quy tắc bát tử nhé, N có 5 e lớp ngoài cùng, 3 e độc thân ghép đôi với 3 e của 3 thằng H -> còn lại 2 e ghép đôi với nhau). Do đó mật độ e trên NH3 tương đối lớn -> dễ nhận proton (vì proton là dương trong khi e là âm). Do đó NH3 là bazo.
Bây giờ theo đ/ nghĩa thì Amin là hchc hình thành bằng cách thay thế 1, 2, hay 3 nguyên tử H bởi các gốc hydro cacbon -> rõ ràng Amin phải mang tính bazo, vì cặp e trên nguyên tử N vẫn còn đó, nhưng tính bazo sẽ bị ảnh hưởng. Hoặc tăng lên, hoặc giảm xuống so với chuẩn NH3. Điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố:
  • Gốc R thay thế H là gốc đẩy hay hút e.
  • Số lượng gốc là bao nhiêu
Nếu gốc R hút e thì sẽ làm mật độ e trên N giảm đi. Do đó, tính bazo giảm theo. Còn nếu R đẩy e thì tất nhiên, kết quả sẽ ngược lại. Nếu càng nhiều nhóm hút thì tính bazo lại cang giảm. Vậy nếu mình ký hiệu R là nhóm hút, còn R' là nhóm đẩy thì thứ tự tăng dần của tính bazo sẽ là: R(III)<R(II)<R(I)<NH3<R'(I)<R'(II)<R'(III). Đó là nguyên tắc để so sánh tính bazo​

Thêm nữa gốc đẩy thường là gốc no hoặc OH, gốc hút thường chứa nối đôi (không no: CH2=CH-, -COOH, -CHO, -NO2...).
:)&gt;-
From Rocky​

Ps: phương án "án ngữ không gian" mà bạn phungbaduong8 đưa ra cũng có lý. Vì nguyên tử N bị "quây" bởi 3 em CH3 nên khả năng "tán tỉnh" em H+ ở ngoài cũng bị cản trở (mạch không gian mà, chứ không phẳng lỳ như trên giấy đâu). Tuy nhiên, nghịc lý là cả 3 em CH3 đều "ủng hộ hết mình" bằng cách "bơm" electron cho anh N để anh ""ga- lăng" thêm. Hơn nữa nếu nhớ lại cấu trúc của phân tử NH3 thì đó là 1 hình tháp , N ở một đỉnh 3 em CH3 ở 3 đỉnh còn lại (coi như mặt phẳng đáy nhé). Em H+ sẽ không dại gì mà tấn công từ đáy lên vì sẽ gặp phải 3 con yêu tinh. Vì vậy em ấy tấn công từ trên đỉnh N xuống, sẽ không có cản trở gì hết. Nghiễm nhiên, N rinh được "bà tư" về. Thực nghiệm cũng chứng tỏ N(CH3)3 mạnh hơn NH(CH3)2
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom