Câu1 : so sánh tính axit của axit sau :
HCOOH , ClCH2COOH , FCH2CH2COOH , CH3COOH , CH3CH2COOH
Câu 2 : cũng dãy trên nhưng là nhiệt độ sôi :
các bạn giúp + giải thích ...
em cũng hay bị nhầm về cái này lại chưa học đến axit cacboxylic nữa nên cũng muốn tìm hiểu
vừa search đc
1. Xét tính axit:
a) Xét hợp chất Z-R-COOH:
- Nếu Z=H: Ta có R-COOH:
+ Nếu R đẩy e thì làm giảm tính axit (vì sao thì dễ mà, đúng k?), R đẩy e càng mạnh thì tính axit càng giảm.
+ Nếu R hút e thì làm tăng tính axit, R hút e càng mạnh thì tính axit càng tăng.
- Nếu Z khác H: Xét trường hợp thường gặp R no:
+ Nếu Z đẩy e thì làm giảm tính axit (vì sao thì dễ mà, đúng k?), Z đẩy e càng mạnh thì tính axit càng giảm.
+ Nếu Z hút e thì làm tăng tính axit, Z hút e càng mạnh thì tính axit càng tăng.
hoặc Z-Ar-OH (Ar là nhân benzen)
Chú ý: Z hút e hay đẩy e càng mạnh nếu nó càng gần nhóm COOH. Cách nhận biết nhóm Z đẩy hay hút e:
- Nếu Z là nguyên tố halogen thì hút e, Độ âm điện càng lớn thì hút càng mạnh
Nếu Z là nhóm no (chỉ chứa liên kết đơn) thì nó đẩy e, trừ halogan thì hút e -> làm giảm tính axit.
- Nếu Z là nhóm có liên kết pi (không no ) thì nó hút e -> làm tăng tính axit.
b) Xét Z-Ar-OH (Ar là nhân benzen): Cũng tương tự
Vậy ta có:
1) CH3-COOH < NC-CH2-CH2-COOH<CH3-CH(CN)-COOH
2)p-NO2-C6H4-OH<p-CH3O-C6H4-OH<p-Cl-C6H4-OH<p-CH3-CO-C6H4-OH
3)Cl-CH2-COOH<Cl-CH2-CH2-COOH<CH3-CH2-COOH--> có ai thấy câu này lạ ko? tác giả so sánh như vậy nhưng em ko nghĩ là thế, phải ngược lại chứ nhể ?
4)p-Cl-C6H4-OH<p-Br-C6H4-OH<C6H5-OH (nhóm CO hút rất yếu)
2. Xét tính bazơ: Ngược lại với tính axit ở trên!
<nguồn sưu tầm>