Hóa 11 So sánh tính axit của các axit hữu cơ

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nguyên nhân axit cacboxylic có tính axit
Phân tử axit có nhóm cacbonyl C = O là nhóm hút e mạnh nên làm giảm mật độ e tự do trên nguyên tử O làm cho liên kết O - H bị phân cực hơn ----> dễ bị phân li thành H+ thể hiện tính axit.
RCOOH ↔ RCOO- + H+
2. So sánh tính axit của các axit hữu cơ
- Nguyên tắc: Độ mạnh của axit phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H và độ tan của axit trong dung môi nước.
- Ảnh hưởng của gốc R đến tính axit của axit RCOOH:
+ Nếu nhóm COOH gắn với nhóm đẩy e (gốc hiđrocacbon no) thì tính axit của axit yếu hơn so với tính axit của HCOOH. Gốc ankyl càng có nhiều nguyên tử H thì đẩy e càng mạnh làm cho tính axit càng giảm.
+ Nếu nhóm COOH gắn với nhóm hút e (gốc hiđrocacbon không no, gốc thơm, gốc có chứa nhóm NO2, halogen, OH…) thì tính axit của axit mạnh hơn tính axit của HCOOH. Càng nhiều gốc hút e thì tính axit càng mạnh. Gốc hút e càng mạnh thì tính axit càng mạnh, nhóm hút e nằm càng gần nhóm COOH thì làm cho tính axit của axit càng mạnh.
 
Top Bottom