Hóa 11 So sánh nhiệt độ sôi, tính axit

Khánh Huyền_22

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
109
94
141
Quảng Trị
6th Sense Entertainment, M-TP Entertainment, SM Entertainment, YG Entertainment.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu1. Sắp xếp theo thứ tự H linh động tăn dần. Giải thích ngắn gọn
a> metanol, etanol, ancol isopropylic, axit axetic, axit fomic,
b> axit p-metyl benzoic, axit p-amino benzoic, axit p-hiđroxi benzoic, axit p-nitro
benzoic, axit benzoic
c> p-Crezol, p-nitrophenol, phenol, hiđroqiunon.
d> axit etanoic, axit cloaxetic, axit floaxetic, axit propanoic
e> axit axetic, a lactic, a acrylic, a propionic
f> axit picric, phenol, p-nitrophenol, p-crezol
g> phenol, p-metoxi phenol, p-nitro phenol, p-axetyl phenol, p-metyl phenol
Câu 2. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhiệt độ sôi và giải thích ngắn gọn
a> etanal, đimetyl ete, axit axetic, etanol,metyl Clorua, axit propanoic
b>metyl axetat, etyl axetat, axit butanoic, ancol butylic, ancoletylic, đimetylete, etan.
Câu 3. Cho các chất sau:axit benzoic, anđehit benzoic, ancol benzylic, metyl phenyl ete, Cumen
a. sắp xếp tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích
b. trong quá trình bảo quản các chất trên, có một chất xuất hiện tinh thể. Hãy giải thích bằng phản ứng
c. cặp chất nào phản ứng được với nhau.Viết phương trình phản ứng
Mn giúp mình với ạ!
 
  • Like
Reactions: Nguyễn @!@

Nguyễn @!@

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng tám 2020
1
1
6
Quảng Trị
THPT Cửa Tùng
Mấy câu trên thì thôi nghe vì chắc em làm được rồi.
Câu 3 là thầy lấy nguyên câu 1.75 sách của Cao Cự Giác.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 3:
a) Nhiệt độ sôi tăng dần: Cumen < Metyl phenyl ete < Benzandehit < Ancol benzylic < Axit benzoic
Cách giải thích: chia làm 2 nhóm:
- Nhóm ancol và axit sẽ có [tex]t^{o}_{s}[/tex] cao hơn vì tạo được liên kết H liên phân tử.

Trong đó axit tạo liên kết H bền hơn nên [tex]t^{o}_{s}[/tex] cao hơn.
- Nhóm còn lại sẽ có [tex]t^{o}_{s}[/tex] thấp hơn vì không tạo được LKHLPT. Chất nào càng phân cực
thì tính axit sẽ càng mạnh (H càng linh động). Từ đó ta thấy Cumen sẽ có [tex]t^{o}_{s}[/tex] thấp nhất
vì kém phân cực. Benzandehit sẽ có [tex]t^{o}_{s}[/tex] cao nhất vì phân cực nhất (có hiệu ứng -C).
b) Trong qt bảo quản thì dung dịch Benzandehit không màu để lâu có thể chuyển màu vàng, ngoài ra còn có thể
bị oxi hóa thành Axit benzoic, tồn tại ở dạng tinh thể trắng ít tan trong nước lạnh.
PTPU: [tex]C_{6}H_{5}CHO[/tex] + [tex]\frac{1}{2} O_{2}[/tex] [tex]\rightarrow[/tex] [tex]C_{6}H_{5}COOH[/tex]
c) PTPU:

[tex]C_{6}H_{5}COOH[/tex] + [tex]C_{6}H_{5}CH_{2}OH[/tex] [tex]\rightleftharpoons[/tex] [tex]C_{6}H_{5}COOCH_{2}C_{6}H_{5}[/tex] + [tex]H_{2}O[/tex] (xt [tex]H_{2}SO_{4}[/tex]đ/ [tex]t^{o}[/tex] )

Đó là PU anh biết, còn trong đáp án của sách ghi 2 PU lạ hoắc mai hỏi thầy thử:
[tex]C_{6}H_{5}CHO[/tex] + 2[tex]C_{6}H_{5}CH_{2}OH[/tex] [tex]\overset{H^{+}} {\rightarrow}[/tex] [tex]C_{6}H_{5}CH(OCH_{2}C_{6}H_{5})_{2}[/tex] + [tex]H_{2}O[/tex]
[tex]C_{6}H_{5}COOH[/tex] + [tex]C_{6}H_{5}CH_{2}OH[/tex] [tex]\overset{H^{+}} {\rightarrow}[/tex] [tex]C_{6}H_{5}-CH(OH)-O-CH_{2}C_{6}H_{5}[/tex]

thayLuongZoom73b79ac446b849ed.th.jpg
n1648221.gif
 

Attachments

  • thayLuong(Zoom).jpg
    thayLuong(Zoom).jpg
    67.6 KB · Đọc: 53
Last edited:
Top Bottom