Hóa 12 SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong đề thi THPT quốc gia thường hay xuất hiện câu hỏi sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất theo chiều tăng dần (giảm dần). Mình thấy có khá nhiều bạn vướng ở chỗ này nên hôm nay làm một bài tổng hợp về các yếu tố chính thường gặp khi so sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ.
Hy vọng là bài viết này sẽ có ích với các bạn. Nếu có gì sai sót hy vọng các bạn sẽ góp ý cho mình.
Bài viết này có sử dụng một số thông tin ở các nguồn khác. Xin chân thành cảm ơn.

CÁC YẾU TỐ SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Các chất liên kết ion có nhiệt độ sôi lớn hơn so với các chất cộng hóa trị.
Ví dụ: nhiệt độ sôi: CH3COONa > CH3COOH
2. Đối với các chất có liên kết cộng hóa trị
Các yếu tố ảnh hướng tới nhiệt độ sôi: Liên kết hidro, khối lượng phân tử và hình dạng phân tử.
a. Khối lượng phân tử: Thông thường, nếu không xét các yếu tố khác thì các hợp chất có khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
VD: Nhiệt độ sôi C4H10 > CH4
Nhiệt độ sôi CH3COOH > HCOOH
b. Liên kết hiđro: Những chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, chất nào tạo được liên kết hiđro thì chất đó có nhiệt độ sôi cao hơn.
VD: Nhiệt độ sôi CH3CH2CH2OH > CH3CHO vì CH3CHO không tạo được liên kết hiđro.
+ Các chất có lực liên kết hiđro càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn
VD: CH3COOH và CH3CH2CH2OH
- So sánh lực liên kết hidro giữa các chất:
Đối với các nhóm chức khác nhau:
-COOH > -OH > -NH2 > -COO- > -CHO > -CO-
(axit) (ancol/phenol) (amin) (este) (anđehit) (ete)
VD: Nhiệt độ sôi của ancol CH3CH2OH > este CH3COOCH3
- Đối với các chất cùng nhóm chức: Đối với các chất có cùng nhóm chức, gốc R- liên kết với nhóm chức ảnh hưởng đến lực liên kết Hidro.
+ Gốc R- là gốc hút e sẽ làm cho lực liên kết Hidro tăng lên
+ Gốc R- là gốc đẩy e làm giảm lực liên kết Hidro

Ví dụ: Gốc C2H5- sẽ làm lực liên kết giảm so với gốc CH2=CH-
Nhiệt độ sôi: CH2=CH-COOH > C2H5COOH
c. Hình dạng phân tử:
- Phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn phân tử mạch không phân nhánh.
VD: Nhiệt độ sôi: CH3[CH2]3CH3 > (CH3)4C
* Giải thích:
- Theo cơ sở lí thuyết về sức căng mặt ngoài thì phân tử càng co tròn thì sức căng mặt ngoài càng thấp ⇒ phân tử càng dễ bứt ra khỏi bề mặt chất lỏng ⇒ càng dễ bay hơi ⇒ nhiệt độ sôi càng thấp.
CÁC LƯU Ý KHI LÀM DẠNG BÀI TẬP SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI
- Đồng phân cis có nhiệt đô sôi cao hơn trans (do momen lưỡng của của đồng phân cis > đồng phân trans).
-Với các dẫn xuất Đối với dẫn xuất halogen (R-X), nếu không tạo liên kết hidro , nhiệt độ sôi sẽ càng cao khi X hút e càng mạnh. VD :C4H10<C4H9Br < C4H9Cl.
- Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy
- Nếu có H2O: t(H2O) = 100oC > ancol có 3 nguyên tử C và < ancol có từ 4C trở lên
- Nếu có phenol: phenol > ancol có 7C trở xuống và axit có ≤ 4C
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom