Văn So sánh hai câu thơ sau...

Nhihuyet0213

Học sinh
Thành viên
11 Tháng tư 2017
9
9
31
Nam Định

Lê Thị Quỳnh Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
487
513
214
22
Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Du -Thanh oai
Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm cuả nó là không gian và thời gian không có giới hạn. Lên rừng - xuống bể là 2 chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn cuả cuộc đời ; cả khoảng cách xa-gần cũng không thể ngăn trở tình yêu thương cuả mẹ giành cho con. Hai câu thơ : "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con." Như một lời khẳng định rằng: tình yêu thương cuả mẹ "luôn","vẫn","sẽ","mãi" theo con, bên con dù cho một ngày nào đó mẹ sẽ không còn trên cõi đời này . Tấm lòng mẹ muôn đời vẫn vậy . Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khái quát trong suốt bài thơ.Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát tình mẫu tử thiêng liêng ấy trong bài thơ "ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..." của mình : "Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru." Trước người mẹ đứa con dù có lớn đến đâu vẫn cứ mãi là bé bỏng vì tình thương của mẹ là vô bờ bến. Các cụ ta ngày xưa chẳng đã từng có câu : "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." Tình cảm mà mẹ giành cho con như "nước suối nguồn" thì làm sao có thể vơi cạn được ? Mặt khác con chính là bến bờ của mẹ, là mặt trời đem lại hơi ấm nồng nàn, mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ... Thì thử hỏi làm sao mẹ có thể rời xa con ? ... Với người mẹ đứa con giống như lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, quy luật ấy mãi là vĩnh hằng bất biến, thấm đượm trong tâm hồn ta muôn đời không thể biến đổi.
 
  • Like
Reactions: Nhihuyet0213

Tuấn Nguyễn Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng tư 2017
449
256
96
22
Hà Nam
THPT
Nếu bây giờ so sánh theo Tiếng Việt thì như thế nào ak?
Bạn trích dẫn một vài ý bên dưới nhé
Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ đã dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm cuả nó là không gian và thời gian không có giới hạn. Lên rừng - xuống bể là 2 chiều không gian gợi nên ấn tượng về những khó khăn cuả cuộc đời ; cả khoảng cách xa-gần cũng không thể ngăn trở tình yêu thương cuả mẹ giành cho con. Hai câu thơ : "Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con." Như một lời khẳng định rằng: tình yêu thương cuả mẹ "luôn","vẫn","sẽ","mãi" theo con, bên con dù cho một ngày nào đó mẹ sẽ không còn trên cõi đời này . Tấm lòng mẹ muôn đời vẫn vậy . Đó là quy luật mà nhà thơ đã trình bày và khái quát trong suốt bài thơ.Nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng khái quát tình mẫu tử thiêng liêng ấy trong bài thơ "ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..." của mình : "Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru." Trước người mẹ đứa con dù có lớn đến đâu vẫn cứ mãi là bé bỏng vì tình thương của mẹ là vô bờ bến. Các cụ ta ngày xưa chẳng đã từng có câu : "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." Tình cảm mà mẹ giành cho con như "nước suối nguồn" thì làm sao có thể vơi cạn được ? Mặt khác con chính là bến bờ của mẹ, là mặt trời đem lại hơi ấm nồng nàn, mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ... Thì thử hỏi làm sao mẹ có thể rời xa con ? ... Với người mẹ đứa con giống như lẽ sống để sinh tồn. Chân lí ấy, quy luật ấy mãi là vĩnh hằng bất biến, thấm đượm trong tâm hồn ta muôn đời không thể biến đổi.
 

binhroywang@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười 2015
250
339
219
22
Hà Tĩnh
THPT
ý kiến của mình: cả hai đều nói về tình mẹ bao la, bất diệt .
ở câu a: Mẹ là thân cò lặn lội qua bao sóng gió, khó khăn để cho con khôn lớn nên người. Cho dù con có khôn lớn nhường nào, thay đổi ra sao thì con vẫn là con của mẹ, con là do mẹ sinh ra, suốt cuộc đời mẹ sẽ luôn ở bên con, che chở, bảo vệ cho con. Để “Con dù lớn vẫn là con của mẹ” và “Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
ở câu b: Con có “đi trọn cả kiếp người” , nếm trải bao cay đắng, ngọt bùi thì “cũng không đi hết được những lời ru của mẹ”. lời ru của mẹ là những giai điệu êm dịu, trìu mến, đẹp đẽ nhất của đời người. Niềm mong ước, sự yêu thương của mẹ đều được gửi gắm vào những lời ru thiết tha ấy.
 
Top Bottom