Văn 9 Số phận bất hạnh của Vũ Nương

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
18
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Dựa vào văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" đã học, hãy làm sáng tỏ về số phận bất hạnh của Vũ Nương.

* Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.
- Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương làthua thiệt về vị thế. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần khôngbình đẳng. Vũ Nương “vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là “nhà giàu” đến độkhi muốn Sinh có thể xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bứcgiàu nghèo ấy khiến Vũ Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinhcó thể đối xử thô bạo, gia trưởng với nàng.

* Là nạn nhân củachiến tranh phi nghĩa:
- Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến , của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống hạnh phúc,cuộc sống vợ chồng kéo dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để lại mình Vũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Suốt ba năm, nàng phải gánh vác trọng trách gia đình, thay chồng phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc con thơ, phải sống trong nỗi nhớ chồng triền miên theo năm tháng.
- Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầmtrở thành nguyên nhân gây bất hạnh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đanghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của VũNương.

* Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.
- Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan vàđối xử bất công, tàn nhẫn.
- Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinhđã nghi oan chovợ, mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.
- Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị,bôi bẩn bởi chính người chồng mà mình yêu thương.
- Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oanức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.

* Cái kết thúc tưởng là có hậu hoá ra cũng chỉ đậm tô thêm tính chất bi kịch trong thân phận Vũ Nương.
- Lược thuật lại kết thúc tác phẩm.
- Phân tích:
+ Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơước của tác giả về một kết thúc tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khaomột cuộc sống công bằng nới cái thiện cái đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.
+ Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tínhchất bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương hiện về uy nghi, rực rỡ nhưng đó chỉ là sự hiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh ngắn ngủi và xa xôi. Sau giây phút đó nàng vẫn phải về chốn làng mây cung nước, vợ chồng con cái vẫn âm dương đôi ngả. Hạnh phúc lớn nhất đời người đàn bà ấy là được sum họp bên chồng bên con cuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau nàykhông có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lại chốn nhân gian được nữa”
=> Nguyễn Dữ đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ phong kiến tàn ác, tuy có "tư dung tốt đẹp" nhưng số phận lại lênh đênh, trắc trở. Nghịch lí oan nghiệt ấy đã chà đạp lên hạnh phúc con người. Đồng thời, thể hiện sự thương cảm của tác giả đối với nhân vật của mình (không cho nàng chết hẳn)
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Dựa vào văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" đã học, hãy làm sáng tỏ về số phận bất hạnh của Vũ Nương.
Bạn tham khảo dàn ý sau nhé?
Số phận oan nghiệt của Vũ Nương.
- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:
  • Bắt nguồn từ cuộc hôn nhan không bình đẳng.
  • Cuộc chiến tranh khiến vợ chồng phải chia ly.
  • Đặc biệt là câu nói ngây thơ của bé Đản và lòng ghen, thói hồ đồ đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm.
- Phản ứng, tâm trạng của VN:
  • Khóc lóc, phân trần. "Vốn con kẻ khó, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót, nào có sự mất nết hư thân như lời chàng nói". (Đồng thời phân tích tâm trạng của VN nhé- đau đớn, xót xa....)
  • TS không thương xót, có hành động vũ phu với nàng. TS đã đuổi VN đi mặc hàng xóm can ngăn. -) Cuộc hôn nhân đổ vỡ, khát khao của VN bị dập tắt.
  • Diễn tả sự thất vọng của VN bằng những câu văn biền ngầu " nay bình rơi....tàn trước gió" -) sự thất vọng, đau đớn.
  • VN mượn con sông để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình với lời thề "kẻ bạc mệnh này....diều quạ" -) Nàng kết thúc cõi đời mình.
-) Lời than chính là lời độc thoại nội tâm trong nỗ đau khổ, xót xa. -) Làm bổi bật số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. -) Lời tố cáo xụp bất công, tàn nhẫn,...
 
Top Bottom