- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 1858 - 1918 )
1.Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX – trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến nước ta khủng hoảng. Kinh tế lạc hậu, xã hội nảy sinh mâu thuẫn => Yêu cầu lịch sử là thống nhất đất nước.
Các nước phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
Thực dân Pháp tìm cách âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động của một số giáo sĩ trong hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau gần 30 năm (1858 – 1884), với việc sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị - ngoại giao thâm độc, thực dân Pháp đã từng bước hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng dậy chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm…. => lầm chậm quá trình xâm lược và bình định Việt Nam của Pháp.
- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp.
3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Nguyên nhân: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào, tấm gương tự cường của Nhật. Việt Nam dần trở thành một nửa thuộc địa, nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người và sức của rẻ mạt cho Pháp
- Tác động của cuộc khai thác thuộc địa
- Về kinh tế: Ở Việt Nam đã xuất hiện thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu, thành thị mọc lên, một số cơ sở công nghiệp ra đời.
Về xã hội: Cơ cấu xã hội có sự biến động. Bên cạnh những giai cấp cũ còn xuất hiện thêm một số tầng lớp, giai cấp mới. Ngoài ra, sự chuyển biến trong tư tưởng của một số bộ phận sĩ phu đã khiến cho phong trào yêu nước của nước ta đầu thế kỉ XX mang màu sắc mới – dân chủ tư sản.
4. Phong trào yêu nước và cách mạng
- Cuối thế kỉ XIX, con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời, khi đó trào lưu dân chủ tư sản bắt đầu dội vào nước ta.
Các sĩ phu yêu nước đã hồi hởi đón nhận trào lưu tư tưởng mới đó và mở rộng cuộc vận động trên nhiều lĩnh vực.
- Tuy nhiên, do tầm nhìn có hạn chế và nhiêu trở ngại không thể vượt qua, các cuộc vận động yêu nước của sĩ phu đầu thế kỉ XX đều thất bại.
Ngoài cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thì các cuộc đấu tranh, nổi dậy của nhân dân, nhất là nhân dân Yên thế cũng gây không ít khó khăn cho Pháp.
- Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng và bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo, giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới – con đường cách mạng vô sản – con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Do bài này cũng là bài cuối của chương trình lịch sử 11.
1. Mình sẽ cố gắng tạo nên 1 video tổng hợp 25 bài cho các bạn, xem để thích thú hơn.
2. Do là bài cuối cùng nên số câu hỏi ôn tập qua từng số cũng sẽ tăng lên, bám sát và chắc hết kiến thức của chương trình
Mọi người hãy chờ đợi những câu hỏi đa dạng đến từ mình nhé.
1.Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX – trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến nước ta khủng hoảng. Kinh tế lạc hậu, xã hội nảy sinh mâu thuẫn => Yêu cầu lịch sử là thống nhất đất nước.
Các nước phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
Thực dân Pháp tìm cách âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động của một số giáo sĩ trong hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau gần 30 năm (1858 – 1884), với việc sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị - ngoại giao thâm độc, thực dân Pháp đã từng bước hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng dậy chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm…. => lầm chậm quá trình xâm lược và bình định Việt Nam của Pháp.
- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp.
3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Nguyên nhân: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào, tấm gương tự cường của Nhật. Việt Nam dần trở thành một nửa thuộc địa, nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người và sức của rẻ mạt cho Pháp
- Tác động của cuộc khai thác thuộc địa
- Về kinh tế: Ở Việt Nam đã xuất hiện thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu, thành thị mọc lên, một số cơ sở công nghiệp ra đời.
Về xã hội: Cơ cấu xã hội có sự biến động. Bên cạnh những giai cấp cũ còn xuất hiện thêm một số tầng lớp, giai cấp mới. Ngoài ra, sự chuyển biến trong tư tưởng của một số bộ phận sĩ phu đã khiến cho phong trào yêu nước của nước ta đầu thế kỉ XX mang màu sắc mới – dân chủ tư sản.
4. Phong trào yêu nước và cách mạng
- Cuối thế kỉ XIX, con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời, khi đó trào lưu dân chủ tư sản bắt đầu dội vào nước ta.
Các sĩ phu yêu nước đã hồi hởi đón nhận trào lưu tư tưởng mới đó và mở rộng cuộc vận động trên nhiều lĩnh vực.
- Tuy nhiên, do tầm nhìn có hạn chế và nhiêu trở ngại không thể vượt qua, các cuộc vận động yêu nước của sĩ phu đầu thế kỉ XX đều thất bại.
Ngoài cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thì các cuộc đấu tranh, nổi dậy của nhân dân, nhất là nhân dân Yên thế cũng gây không ít khó khăn cho Pháp.
- Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng và bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo, giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới – con đường cách mạng vô sản – con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Do bài này cũng là bài cuối của chương trình lịch sử 11.
1. Mình sẽ cố gắng tạo nên 1 video tổng hợp 25 bài cho các bạn, xem để thích thú hơn.
2. Do là bài cuối cùng nên số câu hỏi ôn tập qua từng số cũng sẽ tăng lên, bám sát và chắc hết kiến thức của chương trình
Mọi người hãy chờ đợi những câu hỏi đa dạng đến từ mình nhé.