[sinh9] Dịnh mã

  • Thread starter my_love_for_you_2321511
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 921

M

maunguyet.hilton

ơ sao trong chương trình lớp 9 mình chưa bao giờ nghe qua cơ chế dịn mã!Chịu chết á!Xem bộ nếu có mình cũng muốn biết!;xho
 
M

mimasaka

ơ sao trong chương trình lớp 9 mình chưa bao giờ nghe qua cơ chế dịn mã!Chịu chết á!Xem bộ nếu có mình cũng muốn biết!;xho

Chắc bạn không đọc kĩ thôi chứ mấy bài quan hệ ADN, ARN. protein,... có cơ chế phiên mã dịch mã mà hình như người ta cũng giải thích ở chỗ "Có thể em không biết" đấy. Cái này mình ko đọc kĩ cho lắm, gõ luôn lên đây sợ thiếu thôi để dở sách ra xem lại rồi mai post :D
 
H

hongnhung.97

Em chưa học tới nên chỉ cop về để anh chị tham khảo được thôi ah :-S
SinhvienVietnam said:
1. Các thành phần tham gia dịch mã :

- mARN : + đoạn dẫn đầu 5’ – UTR: không mã hoá

+ Khung đọc : 1 bộ ba mở đầu 5’- AUG

các bộ ba mã hoá aa

1 bộ ba kết thúc : hoặc UAG hoặc UGA hoặc UAA

+ Đoạn theo sau: 3’ – UTR : không mã hoá

- tARN

- riboxom :

+ 2 thành phần : rARN và protein
+ 2 tiểu phần : 30S - nhỏ và 50S - lớn ( 3 vị trí : E: tARN chuẩn bị rời khỏi riboxom, P: liên kết peptit hình thành giữa các aa, A: nạp tARN mới

- Các aa , enzim, năng lượng ATP.
Cái này mới là thành phần thôi ah ^^. Còn vai trò thì anh/chị đọc thêm ở đây ah. Cái này khúc sau có nói rõ [nhưng hơi lẻ tẻ ah ^^]. Do em chưa học nên không chắc ~~> không dám điền vô phần thành phần trên:p
Tại đây ah

P.s Mong anh/chị lần sau chú ý phần tiêu đề hơn ah ^^ [Sinh học 9] + tiêu đề. Chúc anh/chị thi tốt :x
 
C

canhcutndk16a.

vai trò của từng thành phần trong cơ chế dịnh mã
mọi người giúp em trả lời câu này với
em cảm ơn nhiều :)
Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố lém, nhưng quan trọng nhất là mARN, các tARN và ribosome. mARN mang thông tin quy định trình tự kết hợp các amino acid vào chuỗi polypeptide, mà việc dịch mã mARN được thực hiện bởi các aminoacyl-ÂRN, còn ribosome đóng vai trò ổn định việc kếat hợp giữa mARN với các tARN
-Ngoài ra thì còn mấy enzym như là aminoacyl-tARN synthetase ( chả biết có nhớ đúng tên ko;)) ( nó xúc tác cho phản ứng ATP hoạt hoá amino acid, với sự có mặt của Mg2+, tạo ra phức hợp [E−aminoacyl~AMP]:
R−CH(NH2)−COOH + ATP → E*[R−CH(NH2)−CO~AMP] + PiP
-sau đó phức hợp này kết hợp với tARN thích hợp bằng liên kết đồng hoá trị để tạo ra aminoacyl-tARN theo pứ
E*[R−CH(NH2)−CO~AMP] + tARN → R−CH(NH2)−CO~tARN + AMP
à, cũng phải kể đến enzym peptidyl transferase nữa, vì nó cắt rời chuỗi polypeptide ra khỏi tARN cuối cùng và phóng thích hai tiểu đơn vị ribosome cũng như chuỗi polypeptide và tARN ra khỏi mARN
-Tham gia vào các bước mở đầu, kéo dài và kết thúc còn có các yếu tố protein, với tên gọi tương ứng là các nhân tố mở đầu (IF: initiation factor), nhân tố kéo dài (EF: elongation factor), và nhân tố giải phóng (release factor) cùng với ATP, GTP và các ion như Mg2+, K+ và NH4+.
-nhân tố giải phóng RF (release factor)
- cũng phải chú ý là trên một mARN có rất nhiều ribosome cùng hoạt động, gọi là polyribosome tạo ra nhiều polypeptide giống nhau :D, chứ chỉ có 1 ribosome hoạt động tì chả giải quyết được vấn đề j:D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom