neu cac enzim tham gia tieu hoa thuc an o dong vat an tap? neu cac qua trinh tham gia phan huy thuc an cua tung enzim )moi nguoi tra loi di minh xe dua cau tra loi sau nha>-)
(*) Trả lời : Enzim amilaza
Enzim amilaza là một loại prôtêin có trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột trong cơm , bún , phở ... thành đường glucô nên ta cảm thấy có vị ngọt khi nhai kĩ , xong 1 khoảng thời gian đường chuyển hóa thành rượu -->[tex]CH_3COOH[/tex] nên ta cảm thấy chua . Có thể tham khảo thêm : tại đây
Quá trình chuyễn hoá thức ăn
1 Tiêu hóa ở miệng
Tiêu hoá ở miệng chủ yếu là tiêu hoá cơ học, nhờ nhai nghiền mà thức ăn bị bẻ gãy và trộn đều với nước bọt như chất bôi trơn và là môi trường cảm nhận về vị. Lợn có cơ quan cảm nhận vị ở khoang miệng và cơ quan cảm nhận đó tập trung ở lưỡi. Dịch nước bọt được tiết ra bởi ba đôi tuyến chứa 99% nước và 1% gồm muxin, muối vô cơ, enzym a-amylase và phức hợp lysozym. Một số gia súc như ngựa, chó và mèo thiếu a-amylase, còn gia súc khác và người thì enzym a-amylase hoạt động mạnh. Đối với lợn, enzym này có trong nước bọt nhưng hoạt động yếu. Mặc dù thức ăn tồn tại không lâu ở miệng nhưng sự tiêu hoá tinh bột do a-amylase có thể xãy ra ở vùng thượng vị của dạ dày trước khi thức ăn bị toan hoá. Enzym a-amylase thuỷ phân liên kết a-(1®4)-glucan của polysarcharit chứa trên 3 đơn vị liên kết a-(1®4)-D-glucose. Vì vậy, enzym này hoạt động với tinh bột, glycogen, polysarcharit và oligosarcharit.
Enzym lysozym có khả năng thuỷ phân liên kết b-(1®4)-N-acetyl-glucosaminidic của các chuổi disarcharit trong polysarcharit của màng tế bào của nhiều loại bacteria và tiêu diệt loại vi khuẩn này.
2 Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày gia súc đơn ngăn vừa là cơ quan tiêu hoá vừa là nơi dự trữ thức ăn. Dạ dày lợn có dung tích khoảng 8 lít, chia ra 3 cùng: thượng (cardia), trung (fundus) và hạ vị (terminus). Để tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn, mặt trong của dạ dày có nhiều nếp gấp. Vùng thượng vị chiếm khoảng 3 phần đầu của dạ dày và tiết dịch kiềm, không có enzym, dịch nhờn được hình thành từ glycoprotein để bảo vệ vách niêm mạc khỏi axit. Vùng trung vị kéo dài sau thượng vị tiết dịch vị chứa lycoprotein và chất nhầy fucolypit và chứa các tế bào oxyntic sản sinh HCl là giảm pH của dịch vị. Độ pH ở dạ dày khác nhau ở các lọai gia súc khá rõ (bảng 5.3). Pepxinogen cũng được tiết ra ở vùng trung vị, trong khi vùng hạ vị nối liền với tá tràng tiết chất nhầy bảo vệ.
Tóm lại, dịch vị được tiết ra ở cả 3 vùng của dạ dày chứa nước, pepxinogen, muối vô cơ, dịch nhầy, HCl và nội tố giúp cho việc hấp thu vitamin B12 hiệu quả hơn. Sự tiết dịch vị được điều tiết bởi nhiều yếu tố thần kinh và thể dịch và chia làm 3 pha. Pha 1, pha kích thích như nhìn và mùi vị của thức ăn kích thích thông qua tế bào thần kinh. Pha 2, pha tiết dịch được duy trì bởi các chất nhận cảm hoá học và độ choán của dạ dày. Cuối cùng là sự có mặt của dưỡng chấp ở tá tràng làm tác động đến hormon và thần kinh.
Dạ dày lợn ít khi không có thức ăn và việc thức ăn được trộn chậm là điều kiện thuận lợi cho lên men của vi khuẩn ở đoạn cuối thực quản và cho tiêu hoá bởi dịch vị ở cuối hạ vị. Pepxinogen là dạng vô hoạt của pepxin được hoạt hoá bởi axit của dịch vị. Bốn loại pepxin được tim ra ở dịch vị lợn hoạt động ở 2 mức pH là 2,0 và 3,5. Pepxin tấn công voà các liên kết peptit gần kề amino axit thơm, như là phenylalanine, trytophan, tyrosine, nhưng cũng có hoạt động ở liên kết giữa axit glutamic và cysteine. Pepxin cũng làm đông vón sữa. Rennin và chymosin cũng là các enzym tiêu hoá protein được tiết ra trong dạ dày của bê và lợn con, co tác dụng như pepxin. Protein bị thuỷ phân bởi các enzym tiêu hoá của dịch vị biến thành chủ yếu là polypeptit với độ dài khác nhau và một ít amino axit.
Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng đựơc điều chỉnh bởi chất nhận cảm áp lực ở tá tràng. Hơn nữa sự có mặt lượng lớn lipit làm giảm tốc độ vận chuyển thức ăn xuống tá tràng.
3. Tiêu hóa ở ruột non
Ruột non là nơi xãy ra chủ yếu quá trình tiêu hoá và hấp thu thưc ăn, trong đó tá tràng là nơi tiết ra chủ yếu các dịch tiêu hoá và không tràng (jejumun) là nơi xãy ra hấp thu dinh dưỡng chủ yếu. Dịch ruột được tiết ra bởi các tuyến ở tá tràng, gan và tuỵ ngoại tiết. Trước hết là dịch tiết ra từ tá tràng có tính kiềm để bảo vệ vách ruột khỏi bị HCl từ dạ dày chuyển xuống.
Mật được tiết ra từ gan đổ vào tá tràng qua ống mật. Mật chứa muối Na và K của axit mật mà chủ yếu là axit glycocholic và taurocholic, phôtpholipit, sắc tố mật như biliverdin và bilirubin là các sản phẩm cuối của dị hoá hemoglobin, cholesterol và chất nhầy. Tất cả các gia súc đều có túi mật chứa dịch trừ ngựa. Muối mật đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá bằng cách hoạt hoá enzym lapaza của tuỵ và làm nhủ tương mõ. Nhu cầu hàng ngày của axit mật lớn hơn sự tổng hợp trong gan nên axit mật được sử dụng lại để duy trì việc cung cấp axit mật.
Tuyến tuỵ ngoại tiết tiết ra enzym tiêu hoá từ tế bào acinar, nước và chất điện giải từ tế bào ống, tất cả hình thành dịch tuỵ đổ vào ống dẫn tuỵ. Thành phần các loại enzym sẽ thay đổi cho phù hợp với bản chất của khẩu phần thức ăn. Sự tiết dịch tuỵ được điều tiêt bởi nhiều yếu tố. Trước hết, khi axit dạ dày xuống tá tràng thì hormon secretin được giải phóng từ biểu mô ruột non và máu. Khi secretin tham gia vào vòng tuỵ nó kích thích tế bào tuỵ tiết dịch lỏng chứa hàm lượng cao ion bicarbonat nhưng rất ít enzym. Một hormon khác là cholecystokinin (CCK) cũng được giải phóng khỏi màng nhầy khi peptit và một số sản phẩm tiêu hoá khác xuống đến tá tràng. CCK kích thích tiết tiền enzym và enzym như trypxinogen, chymotrypxinogen, procarboxypeptidase A và B, proelastase, a-amylase, lipase, lecithinase và nuclease. Không giống pepxin, các enzym này hoạt động ở pH 7 đến 9. Emzym trypxinogen được hoạt hoá bởi enterokinase thành tripxin và chính tripxin cũng là chất xúc tác cho sự hoạt hoá tiếp theo. Trong khi hoạt hoá tripxin làm giải phong hexapeptit từ amino cuối cùng của tripxinogen. Trypxin là enzym chuyên thuỷ phân protein ở các liên kết peptit giữa nhóm carboxyl của lysine và arginine. Trypxin cũng chuyển chymotripxinogen thành chymotripxin hoạt động. Enzym này tác động vào các nối peptit giữa nhóm carboxyl của tyrosine, tryptophan, phenyalanine và leucine. Trypxin cũng chuyển procarboxypeptidase thành carboxypeptidase. Enzym này tham gia phân giải các peptit từ đầu cuối của chuổi để tách thành từng amino axit có nhóm a-carboxyl tự do.
Tuỵ còn tiết ra a-amylase và có tác dụng giống như enzym này của nước bọt, tức là tham gia vào phân giải liên kết a-(1®4)-glucant của tinh bột và glycogen. Lipase của tuỵ làm bẻ gảy mỡ trung tính (triaxylglyerol) thành các phần nhỏ hơn (monoaxylglyxerol). Hoạt động cuả enzym này chỉ dừng lại ở monoglyxerol.
Mỡ khẩu phần rời khỏi dạ dày ở dạng viên lớn, rất khó bị thuỷ phân một cách nhanh chóng được. Để có quá trình thuỷ phân mỡ thì có sự tham gia nhủ hoá cuả muối mật. Lecithinase A thuỷ phân lecithin ở cầu nối các axit béo với nhóm b-hydroxyl thành lysolecithin và bị thuỷ phân bởi lecithinase B thành glyxerolphotphocholin và axit béo.
Các axit nuleic DNA và RNA bị thuỷ phân bởi các enzym tương ứng như polynucleotidase, deoxyribonuclease và ribonuclease để tạo thành các nucleotit. Các enzym này phân giải liên kết este giữa đường và axit photphoric. Các nucleotit lại bị phân giải tiếp thành purine và pirimidine.
Sự thuỷ phân oligosarcharit thành monosarcharit và peptit thành amino axit do các enzym kết hợp với nhung mao đường ruột. Hầu hết sự thuỷ phân này xãy ra trên bề mặt tế bào niêm mạc và một số peptit được hấp thu từ đó trước khi bị các enzym có trong cytoplasma phân giải tiếp. Các enzym do nhung mao sản sinh ra là sucrase để chuyển hoá đường saccharose thành glucose và fructose; maltase chuyển hoá maltose thành 2 phân tử glucose; lactase thuỷ phân lactose thành glucose và galactose; oligo-1,6-glucosidase bẻ gãy liên kết a-1®6 trong các đường dextrin. Aminopeptidase hoạt động trên các cầu nối peptit gần nhóm amino tự do của peptit đơn giản, trong khi đó dipeptidase bẻ gãy liên kết giữa hai amino axit để thành amino axit riêng biệt.
Ở ruột non, ngoài sự có mặt các enzym tiêu hoá thì tồn tại một nhóm vi sinh vật. Bằng chứng là khoảng 47% xơ trung tính của củ cải đường được tiêu hoá ở các phần trước hồi tràng của lợn do hoạt động của vi khuẩn trong dạ dày và ruột non, và thuỷ phân bởi axit.
4 Tiêu hoá ở ruột già
Ruột già đóng vai trò quan trong trong tái hấp thu chất dinh dưỡng, chất điện giải và nước. Ruột già không tiết ra các enzym tiêu hoá như ở ruột non vì vậy tiêu hoá chất dinh dưỡng bằng enzym của vật chủ không xãy ra ở đây. Lợn có manh tràng ngắn và trực tràng dài hơn các loại ăn tạp khác. Bề mặt màng nhầy không có nhung mao như ở phần ruột non. Khi thức ăn chuyển từ hồi tràng xuống ruột non thì phần được tiêu hoá và phần cắt ngắn được giữ lại lâu hơn phần chưa được tiêu hoá. Cellulose và hemicellulose không được tiêu hoá ở đường tiêu hoá bởi enzym tiêu hoá của lợn.
Tuy nhiên, ở ruột già tồn tại các hoạt động của vi khuẩn, đặc biệt ở manh tràng. Một phức hệ vi khuẩn bao gồm yếm khí và hiếu khí như lactobacilli, streptococci, coliform, bacteroides, clostridia và nấm men. Các vi khuẩn phân giải hydratcarbon và protein tạo thành một loạt các sản phẩm như indol, skatol, phenol, H2S, amin, amonia, và axit béo bay hơi là axetic, butyric và propionic. Cellulose và polysarcharit cũng bị phân giải bởi enzym của vi khuẩn nhưng vơi tỷ lệ thấp so với nhai lại. Polysarcharit bị phân giải thành axit béo bay hơi và được hấp thu để cung cấp năng lượng cho vật chủ. Với khẩu phần bình thường, thì 8-16% chất hữu cơ khẩu phần bị tiêu hoá bởi vi khuẩn trong đường tiêu hoá của lợn.
Hoạt động của vi khuẩn ở ruột già còn tổng hợp được vitamin nhóm B, có thể được hấp thu bởi vật chủ. Tuy nhiên, nhu cầu vitamin của vật chủ cũng không được thoả mãn.
Phần thải qua hậu môn chứa thức ăn không được tiêu hoá, chất tiết của đường tiêu hoá, tế bào niêm mạc, muối vô cơ, vi khuẩn và sản phẩm của phân huỷ vi khuẩn.
Tham khảo thêm : tại đây