[Sinh11]Cùng tham gia giải đề HSG 11

G

girlbuon10594

Tiếp nè;;)


Câu I. Giải thích:
a. Vì sao khi làm tiêu bản quan sát sự phân bào nguyên phân người ta thường lấy mẫu ở đầu mút của rễ hành?
b. Trong quá trình ủ rượu và ủ sữa chua không nên mở nắp ra xem?
c. Khi chu trình Krebs bị ngừng trệ, cơ thể có thể bị ngộ độc NH3?
d. Trong mề của gà, chim bồ câu mổ ra thường có hạt sỏi nhỏ?
e. Những người mắc bệnh gan thường có biểu hiện phù nề?
f. Ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp và dẫn đến suy tim?

Câu II.
1. Tại sao cá xương có khả năng trao đổi khí hiệu quả nhất?
2. Phân biệt cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực. Kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ đem lại ưu thế gì?
3. Phân biệt hiện tượng ứng động và hiện tượng hướng động?

Câu III.
1. Một tế bào sinh dục của gà (2n=78) nguyên phân nhiều lần liên tiếp. Tổng số tế bào lần lượt sinh ra trong các thế hệ là 510. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 16 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên?
b. Xác định giới tính của cá thể trên?
2. Phân biệt hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương động trên lá?
3. Nêu sự khác nhau giữa tuần hoàn hở và tuần hoàn kín?

Câu IV.
1. Giải thích câu nói: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
2. Trình bày những lợi thế của thực vật C4 co với thực vật C3? Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4,CAM được thể hiện như thế nào?
3.So sánh hai con đường hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí? Tại sao khi vận động nặng quá lâu thường hay xảy ra hiện tượng chuột rút?
 
T

tranquyen_bmt

Mình làm thử mấy câu :......................................................

Câu I.
d. Trong mề của gà, chim bồ câu mổ ra thường có hạt sỏi nhỏ?

---> Trả lời : Chúng nuốt sỏi để giúp mề nghiền nát thức ăn .

Câu II.


3. Phân biệt hiện tượng ứng động và hiện tượng hướng động?

---> Ứng đông :
+ Tác nhân kích thích không định hướng .
+ Cơ quan có hình dạng tròn .

* Hướng động :
+ Tác nhân kích thích có hướng xác định.
+ Cơ quan : Chỗ phình , dẹt.


Câu III.

3. Nêu sự khác nhau giữa tuần hoàn hở và tuần hoàn kín?

----> Trả lời : Tuần hoàn hở là : Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô , máu chảy dưới áp lực thấp và chảy chậm.
- Tuần hoàn kín : Có máu lưu thông trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình , máu chảy nhanh.


Câu IV.
1. Giải thích câu nói: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” .

----> Do khi có sét : Xảy ra phản ứng : N2 + O2 ---> 2NO
....................NO + 1/2 O2 ----> NO2
....................2NO2 + H2O + 1/2 O2---> 2HNO3
....................[TEX]NO3^-[/TEX] theo nước mưa ngấm xuống đất , bổ sung 1 lượng Nito cho lúa --> Lúa phát triển nhânh và mạnh.
 
M

marucohamhoc

Tiếp nè;;)


Câu I. Giải thích:
b. Trong quá trình ủ rượu và ủ sữa chua không nên mở nắp ra xem?
Quá trình làm sữa chua vs rượu là quá trình lên men lactic nhờ nấm men( vi khuẩn kị khí hoặc kị khí ko bắt buộc)
vì vậy, khi lên men rượu( ko có O2 trong ko khí), nấm men lên men biến glucozo thành rượu + CO2 theo PT:
C6H12O6= > ( nấm men, 30- 32 độ) 2C2H5OH+ 2CO2+ Q
khi làm sữa chua, nấm men trong đk ko có O2 trong không khí sẽ lên men biến glucozo thành axit lactic làm sữa có vị chua theo PT:
C6H12O6= > 2CH3CHOHCOOH+ Q
nếu mở nắp ra thì không khí có O2 sẽ tràn vào, có O2, nấm men oxi hoá glucozo tạo ra CO2 và H2O = > giảm hiệu quả quá trình lên men

làm bừa thía, ko biết đúng ko:D


d. Trong mề của gà, chim bồ câu mổ ra thường có hạt sỏi nhỏ?
ăn sỏi vào để giúp thức ăn được nghiền nát kĩ hơn trong dạ dày cơ:D
e. Những người mắc bệnh gan thường có biểu hiện phù nề?
Khi mắc bệnh gan= > chức năng gan rối loạn, số lượng proyein huyết tương giảm trong đó có có anbumin( vai trò quan trọng trong việc tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương cao hơn so vs dịch mô= > giữ nước, giúp cho các dịch mô thẩm thấu)= > giảm áp suất thẩm thấu= . nuwosc bị ứ lại trong các mô= > phù nề, hic
f. Ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp và dẫn đến suy tim?
hình như có liên quan đến việc mỡ ĐV có chứa liên kết không no thì phải:D, đoán thía, cau này bó tay:-S
các bạn coi hộ tớ sai chỗ nào nhá, hic, toàn câu khó
:x:x:x:x:x

Tiếp nè;;)
Câu II.
1. Tại sao cá xương có khả năng trao đổi khí hiệu quả nhất?
có 3 nguyên nhân:
- bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí
- sự hoạt động nhịp nhàng linh hoạt của xương nắp mang vs miệng làm thay đổi thể tích khoang miệng= > tạo đk cho dòng nước chảy 1 chiều liên tục từ miệng đến mang
- cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch song song, ngược chiều vs dòng nước= > tăng hiệu quả hô hấp
hì, trước giờ bít mỗi cá, ko bít có cá mà lại chia cá ko xương vs có xương, mừ cá ko xương là cá nào ta?:D
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Câu I. Giải thích:
a. Vì sao khi làm tiêu bản quan sát sự phân bào nguyên phân người ta thường lấy mẫu ở đầu mút của rễ hành?
=> Tế bào đầu mút của rễ hành là tế bào có màu ( dễ hơn trong việc quan sát và ghi hình ảnh ), ngoài ra đây là dạng tế bào xếp lớp dạng vảy hành nên dễ dàng lột được những lớp tế bào mỏng. Và quan trọng nhất là các tế bào ở đây có tốc độ phân chia khá nhanh và đồng loạt nên khá thuận tiện trong việc xác định các giai đoạn.

f. Ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp và dẫn đến suy tim?
=> do trong mỡ động vật có nhiều colesteron làm giảm tính đàn hồi của mạch, nguyên nhân gây tăng huyết áp và suy tim.
Câu II.
1. Tại sao cá xương có khả năng trao đổi khí hiệu quả nhất?
=> Không giám chắc là nhất nữa. Nhưng bổ sung thêm câu trả lời trước về cấu trúc hình răng lược và hệ thống mao mạch ngược dòng dày đặc.
 
L

lananh_vy_vp

Mọi người giải đề này nha:)
Đề 1: THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN –BÌNH ĐỊNH
Câu 1: a, Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3?
b, Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM được thể hiện như thế nào?
C, Trình bày thí nghiệm tách các sắc tố quang hợp bằng phương pháp sắc kí trên giấy.

Câu 2: a, Tại sao những người mắc bệnh gan thường có hiện tượng phù nề?
b, trong hệ tiêu hóa người , khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : dạ dày, túi mật hay tụy? vì sao?
C, Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong?
D, trình bày vai trò của thận trong sự điều hòa nước và muối khoáng?

Câu 3: Thế nào là vận động theo ánh sáng của thực vật? Giải thích? Cho ví dụ ứng dụng tỏng nông nghiếp về vận động theo ánh sáng?
B Phân biệt hai hình thức vận động hướng động và vận động ứng động của thực vật? vai trò của hai hình thức vận động này trong đời của thực vật?

Câu 4: a, hãy giải thích quy luật lan truyền xung thần kinh tren sợi thần kinh không có bao miêlin?
B, Trình bày hướng tiến hóa của tổ chức thần kinh ở động vật?
C, phân tích ưu điểm của tiêu hóa trong ống so với tiêu hóa trong túi?
D, So sánh sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sơị thần kinh có và khôngcó bao miêlin?

Câu 5:
A, Nếu một người bị ung thư tuyến giáp phải cắt bỏ. theo em trong trường hợp này thì nồng độ hoôcmn TSH trong máu tăng hay giảm? vì sao?
B, Nếu một người bị lùn do thiếu hoôcmn GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Vì sao?
C, Nêu vai trò và cơ chế tác dụng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm Auxin trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật? ứng dụng của auxin trong nuôi cấy mô ở thực vật?
 
L

lucky_star114

Câu 1: a, Trình bày những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3?
b, Sự thích nghi với môi trường sống của con đường cố định CO2 trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM được thể hiện như thế nào?
C, Trình bày thí nghiệm tách các sắc tố quang hợp bằng phương pháp sắc kí trên giấy
a/ thực vật C4:
-CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP CAO HƠN
-ĐIỂM BÙ CO2 THẤP HƠN
-ĐIỂM BẢO HÒA ÁNH SÁNG CAO HƠN
-NHU CẦU NƯỚC THẤP HƠN
-THOÁT HƠI NƯỚC THẤP HƠN
b/C4:phản ứng thích nghi với điều kiện chiếu sáng mạnh ==> cả hai giai đoạn của con đường C4 diễn ra vào ban ngày
CAM điểm thích nghi sinh lí của thực vật mọng nước đối với môi trường khô hạn ở sa mạc ==> giai đoạn đầu: ban đêm, giai đoạn 2: ban ngày
c/
Dùng bút chì kẻ nhẹ theo chiều rộng cách đầu giấy sắc ký 2cm, cách 2 mép giấy 1cm.

Lấy 1ml dung dịch diệp lục, dùng micropipet 0,1ml hay dùng bút chấm sắc ký, chấm sắc tố theo vạch từ bên này sang bên kia. Sau mỗi lần chấm phải để cho khô mới chấm tiếp, cứ như vậy cho đến khi chấm hết 1ml dung dịch sắc tố. Muốn cho khô nhanh, sau mỗi lượt chấm sắc tố hong trước quạt máy.

Vệt sắc tố càng mảnh (không lớn quá 0,3cm) sự tách sắc tố càng dễ dàng và rõ hơn.

Khi vệt sắc tố trên giấy sắc ký đã khô, đưa vào bình chạy sắc ký đã có sẵn trong đó lớp dung môi dày 1cm, đậy kín bình. Sau 20 – 30 phút, sắc tố sẽ được tách riêng từng loại: diệp lục tố axit có màu xanh đậm, diệp lục tố b có màu xanh nhạt, caroten và xanthophin có màu vàng.

Lấy giấy sắc ký ra để khô, dùng kéo cắt riêng từng loại sắc tố để sau này xác định hàm lượng của chúng. Muốn xác định hàm lượng sắc tố riêng biệt, chỉ việc ngâm các phần sắc tố riêng biệt ấy vào 0,5ml axeton trong thời gian 2-4 giờ sau đó so màu trên máy quang điện, rồi tính kết quả theo công thức và hoặc dựa vào đồ thị chuẩn.
google :D
Câu 2: a, Tại sao những người mắc bệnh gan thường có hiện tượng phù nề?
b, trong hệ tiêu hóa người , khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : dạ dày, túi mật hay tụy? vì sao?
C, Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong?
D, trình bày vai trò của thận trong sự điều hòa nước và muối khoáng?
=>a/chức năng của gan:
Chuyển hoá các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể có thể dùng được, và
Giải độc và bài tiết các chất độc trong cơ thể. ==> nếu bị bệnh gan thì ngược lại ==> cơ thể tích tụ độc tố, phù nề
b/ tụy. ( mình thấy cả gan và tụy đều rất quan trọng nhưng tụy thì quan trọng hơn)
c/huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch
những người co huyết áp cao thì tim đập nhanh và mạnh ==> vỡ mạch==> xuất huyết não và có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong
d/ -điều hòa nước
+ khi astt tăng, huyết áp giảm ==> kích thích trung khu điều hòa nước( ở dưới đồi thị) & kích thích tuyến thùy sau tuyến yên tăng cường tiết hoocmon đa niệu & gây co các động mạch thận ===> cần cung cấp nước cho cơ thể & giảm lượng nước tiểu bài xuất
+ astt giảm và huyết áp tăng, ngược lại ==> tăng bài tiết nước tiểu
- điều hòa muối khoáng:
muối ăn là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu==> điều hòa muối là điều hòa NA+ trong máu
+ khi NA+ giảm==> hoocmon andosteron tiết ra ==> tăng khả năng tái hấp thụ NA+ của ống thận
+ khi NA+ tăng & astt tăng ==> khát & uống nhiều nước==> nước và muối dư sẽ được loại qua nước tiểu
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

a/ thực vật C4:
-CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP CAO HƠN
-ĐIỂM BÙ CO2 THẤP HƠN
-ĐIỂM BẢO HÒA ÁNH SÁNG CAO HƠN
-NHU CẦU NƯỚC THẤP HƠN
-THOÁT HƠI NƯỚC THẤP HƠN

Mình thấy trả lời thế này thì hơi sơ sài, với lại không đúng trọng tâm của câu hỏi cho lắm:p
Cho mình nêu ý kiến nha:x

Những lợi thế của thực vật [TEX]C_4[/TEX] so với thực vật [TEX]C_3[/TEX] là:
- Thực vật [TEX]C_4[/TEX]: quá trình quang hợp được thực hiện chuyên hóa hơn, có sự phân công rõ ràng trong việc thực hiện chức năng của quang hợp
+) Tế bào mô giậu: chuyên cố định [TEX]CO_2[/TEX]
+) Tế bào bao bó mạch: chuyên khử [TEX]CO_2[/TEX] để tổng hợp các hợp chất hữu cơ
Còn thực vật [TEX]C_3[/TEX] thì thực hiện nhiều chức năng trong cùng 1 tế bào (tế bào mô giậu) như vậy thì không tốt
- Thực vật [TEX]C_4[/TEX] không xảy ra quá trình hô hấp sáng
- Thực vật [TEX]C_4[/TEX] quang hợp được ở nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] thấp, cường độ ánh sáng cao còn thực vật [TEX]C_3[/TEX] khi ở nồng độ [TEX]CO_2[/TEX] thấp, nồng độ [TEX]O_2[/TEX] cao thì xảy ra quá trình hô hấp sáng
- Tiết kiệm nước, chỉ bằng [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] thực vật [TEX]C_3[/TEX] (quá trình thoát hơi nước ít hơn) ; sử dụng nước tinh tế hơn
 
G

girlbuon10594

B, Nếu một người bị lùn do thiếu hoôcmn GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Vì sao?

Muốn chữa bệnh lùn cần tiêm GH ở tuổi thiếu nhi.
Vì khi đã trưởng thành , tốc độ sinh trưởng chậm lại và dừng hẳn nên GH không có tác dụng.
 
T

t_and_q

[Sinh 11] 8 câu hỏi thú vị

* Cho mình hỏi một số câu hỏi này nha :

1. Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật ?

2. Hãy nêu mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hóa [TEX]NH_3[/TEX] trong cây ?

3. Những cây có lá màu đỏ có quang hợp không tại sao ?

4. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng màu gì ?

5. Tại sao không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh ?

6. Nêu cấu tạo và chức năng của hệ thống túi khí của chim ( có hình vẽ càng tốt ) ?

7. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi ?

8. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật ?
 
T

tranquyen_bmt

^^ tớ thử với

* Cho mình hỏi một số câu hỏi này nha :

1. Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật ?
vì các nguyên tố này đóng vai trò xúc tác các phản ứng xảy ra trong cơ thể, ko đống vai trò cấu trúc => chỉ cần một lượng nhỏ
2. Hãy nêu mối quan hệ giữa chu trình Crep với quá trình đồng hóa [TEX]NH_3[/TEX] trong cây ?
chu trình Crep tạo ra các sản phẩm trung gian , trong đó có các axit R-COOH, qua quá trình đồng hóa thì nhóm NH2 được gắn vào gốc axít này tạo thành các axit amin, từ đó tổng hợp nên prôtêin của cơ thể
3. Những cây có lá màu đỏ có quang hợp không tại sao ?
có, vì những cây này vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antoxianin và carotenoit. vì vậy chúng vẫn quang hợp bình thường nhưng với cường độ thấp4. Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng màu gì ?
câu này tớ ko chắc, nhưng hình như là ánh áng đỏ, vì theo định luật quang hóa thì tốc độ quang hợp ko phụ thuộc vào độ lớn của năng lượng của lượng tử mà phụ thuộc vào số lượng tử kích thích. khi cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng tử của ánh sáng đỏ nhiều hơn ánh sáng xanh tím=> kích thích nhiều phản ứng trong quang hợp hơn ánh sáng xanh tím. hix:-SS
5. Tại sao không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh ?
[B]=> vì khi ở nhiệt độ thấp các tế bào trong rau quả sẽ bị phá vỡ cấu trúc[/B]
6. Nêu cấu tạo và chức năng của hệ thống túi khí của chim ( có hình vẽ càng tốt ) ?

7. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi ?
=> vì tim hoạt động theo chu kì, trung bình một pha tim đập là 0,8s. tâm nhĩ co 0,3s nghĩ o,5s, pha dãn chung 0,4s, tâm thất co 0,1s nghĩ 0,7 giây. vậy qua một pha tim vẫn hồi phục nhanh chóng được => hoạt động suốt đời ko mỏi
8. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật ?
hình như... :-SS sinh sản vô tính ko có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái, ko trải qua quá trình giảm phân và thụ tinh ^^, :|
 
T

traitimvodoi1994

Pân biệt dựa vào các yếu tố.
-Khái niệm
-đặc điểm của con sinh ra
-cơ sở tế bào học
-ưu nhược điểm của 2 hình thức sinh sản.
Theo tớ chỉ có vậy ngại đánh máy nên các bn thông cảm.
 
D

dkb0707

1. tại sao trẻ em sinh ra bị vàng da?
2. nếu đem một cây nhỏ, nhúng rễ vào dd xanh metilen, vài giờ sau lấy ra, rửa sạch rễ, rồi ngâm rễ vào dd dinh dưỡng không màu thì có hiện tượng gì? giải thích?
 
L

lananh_vy_vp

1.
Trẻ em mới sinh, máu là HbF-->thay bằng HbA-->số lượng hồng cầu phá hủy nhiều.
Trẻ nhỏ, gan chưa hoàn thiện.
--->phá hủy hồng cầu tạo ra lượng lớn bilirubin-->vàng da sinh lý
2.
Trong diễn đàn đã có rồi^^
Đây là thí nghiệm chứng minh quá trình hút bám trao đổi của rễ. khi ta ngâm bộ rễ vào dd xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào, vì xanh mêtilen là một chất độc đối với tế bào nên bị ngăn cản.tính thấm chọn lọc của màng sinh chất không cho xanh mêtilen đi qua. Khi ta nhúng bộ rễ vào dd CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dd, làm cho dd có màu xanh . Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen.
Như vậy thí nghiệm này minh họa cơ chế hút bám trao đổi là một trong các cơ chế hấp thụ bị động các nguyên tố khoáng , đồng thời chứng minh tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Tiếp nè;)) Cả nhà cho mình bon chen tí nha:x

Câu 1: Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa
a. Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng?
b. Cho ví dụ 1 quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa
c. Cây này ra hoa được không trong quang chu kì 12 giờ chiếu sáng/ 6 giờ trong tối và bật sáng trong tối 6 giờ?

Câu 2: Khi trẻ em sốt cao có thể dùng nước lau mình cho trẻ để hạ nhiệt. Nên dùng nước ấm hay nước lạnh? Vì sao?

Câu 3: Tại sao tán lá cây lại có cấu trúc hình tháp?
 
L

linh030294

Câu 1:Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa
a. Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng?
b. Cho ví dụ 1 quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa
c. Cây này ra hoa được không trong quang chu kì 12 giờ chiếu sáng/ 6 giờ trong tối và bật sáng trong tối 6 giờ?
(*)Trả lời :(*)
a. Phải hiểu 9 giờ là số giờ đêm dài nhất đối với cây ngày dài . Vì vậy ,tất cả các quang chu kì có số giờ đêm dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra hoa .
b. Ví dụ : 16 giờ chiếu sáng/8 giờ trong tối .
c. Ra hoa được vì thời gian ban đêm (thời gian quyết định quá trình ra hoa và ta đã cắt đêm dài 12 giwof thành 2 đêm ngắn là 6 giờ tối) . Ví dụ : cây thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn vào ban đêm .
Câu 2: Khi trẻ em sốt cao có thể dùng nước lau mình cho trẻ để hạ nhiệt. Nên dùng nước ấm hay nước lạnh? Vì sao?
(*)Lau mát với khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm (1 ly nước sôi + 3-3,5 ly nước nguội) lau lên khắp mình trẻ; chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Điều quan trọng là phải theo dõi nếu sốt cao thì lau tiếp, nhiệt độ giảm, bé lạnh thì mặc áo vào. Nếu sốt lại thì lau nước ấm tiếp... Ta biết rằng 100g nước bốc hơi trên da làm giảm 1oC. Nước ấm sẽ làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu. Không nên chườm nước đá vì trẻ khó chịu, và điều này cũng làm sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi .
Câu 3: Tại sao tán lá cây lại có cấu trúc hình tháp ?
(*) Tán cây có cấu trúc hình tháp là do sự phân bố không đều của auxin .
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Câu 3: Tại sao tán lá cây lại có cấu trúc hình tháp?

Do hiện tượng ưu thế ngọn.
Hiện tượng ưu thế ngọn giảm dần từ ngọn đến rễ.
Do sự giảm hiện tượng ưu thế ngọn ở gần gốc, vì vậy chồi nách ( nhánh ) phát triển mạnh hơn so với những chồi nách phía ngọn, còn phần ngọn chủ yếu chồi chính phát triển, ức chế sự phát triển của các chồi bên.
 
A

anhvodoi94

Mình xin gửi đề thi của Tỉnh mình (Vĩnh Phúc )- vừa thi sáng qua :D ^^

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2010-2011​
MÔN :SINH HỌC (Dành cho THPT không chuyên )​
Thời gian : 180 phút (Không kể thời gian giao đề)​

Câu 1 :
a. Nêu điểm khác biệt rõ nét nhất trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM.
b. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện nào và trình tự diễn ra qua các bào quan nào ?

Câu 2:
Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá ? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một tai họa vừa là một tất yêu ?

Câu 3:
Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp ?

Câu 4:
Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào ? Nêu các bước chính trong tách chiết sắc tố ?

Câu 5:
Trình bày quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày của trâu bò ?

Câu 6:
a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây ?
b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây ? Cây khắc phục điều đó ra sao ?

Câu 7:
a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng ?
b. Trong hô hấp , cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ô xi của nước khi đi qua mang . Ngoài những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tât cả các loài sinh vật đều có , cá xương còn có những đặc điểm nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí ?

Câu 8:
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát . Theo em , tim ếch có đập nữa không ? Giải thích ?

Câu 9 :
a. Hình thức sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào ?
b. Giải thích tại sao nếu một giống cà chua có khả năng sinh ra êtilen nhiều hơn bình thường thì sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa ? Khi thu hoạch cà chua về nhà , người ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa quả xanh . Việc làm đó nhằm mục đích gì ?

Câu 10 :
Tỏng mã hóa thông tin thần kinh thì các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hóa theo những cách nào ? Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền thế nào ? Vì sao ?


________________________________ HẾT __________________________________________________
 
Top Bottom