[Sinh11]Cùng tham gia giải đề HSG 11

T

trihoa2112_yds

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hòa lập topic này lên nhằm tạo điều kiện cho các bạn có cơ hội tiếp xúc với đề nhiều hơn !
( đây là một cách học cũng như ôn luyện hiệu quả nhất)


Hình thức tham gia:

- Hòa ( hoặc các bạn nếu có tài nguyên hay ) sẽ đưa theo từng đợt gồm các kiến thức liên quan đến chương trình sinh học 11, trên hình thức các câu hỏi đề thi, gồm các phần khác nhau.
- Các bạn sẽ tham gia trả lời và đóng góp ý kiến cho hoàn thiện hơn, giải đầy đủ và hoàn thiện câu từ ( điều cần thiết để đạt điểm tối đa trong các kì thi ), ngắn gọn nhưng phải đầy đủ ý, câu từ mạch lạc, dễ hiểu. Làm như các bạn đang tham gia một kì thi thực sự nha.
- Nếu các bạn có thắc mắc riêng, hoặc có các câu hỏi cần hỏi thì có thể tham gia vào topic "Bồi dưỡng sinh 11".
- Sau một thời gian Hòa ( hoặc tác giả đưa đề ) sẽ đưa lên hướng dẫn làm bài, các bạn dựa vào đó để thấy điểm sai đúng và rút kinh nghiệm cho các kì thi.
- Đề tiếp theo sẽ đưa lên sau khi đề trước đó đã được giải thấu đáo.

Cuối cùng Hòa mong rằng nơi đây là môi trường để các bạn có thể rèn luyện cho những kì thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Hãy tham gia trên tinh thần "Chúng ta là một gia đình"
 
Last edited by a moderator:
T

tranquyen_bmt

đề olimpic truyền thống 30/4 năm 2010

mình mở màn nhá^^
Câu 1: Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? tác dụng của mỗi đặc điểm đó?
Câu 2: Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoat động?
Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở?
Cau 3: Phân biệt huyết áp và áp suất thẩm thấu của máu?
Cau 4: Chứng minh tổ chức thần kinh ở động vật đa bào tiến hóa theo hướng tập trung hóa và đầu hóa?
Câu 5: một người lao động nặng thì Ph của máu trong động mạch thay đổi như thế nao? cơ thể có cơ chế nào để duy trì độ Ph của máu ổn định?
 
A

anhvodoi94

mình mở màn nhá^^
Câu 1: Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? tác dụng của mỗi đặc điểm đó?
Câu 2: Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoat động?
Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở?
Cau 3: Phân biệt huyết áp và áp suất thẩm thấu của máu?
Cau 4: Chứng minh tổ chức thần kinh ở động vật đa bào tiến hóa theo hướng tập trung hóa và đầu hóa?
Câu 5: một người lao động nặng thì Ph của máu trong động mạch thay đổi như thế nao? cơ thể có cơ chế nào để duy trì độ Ph của máu ổn định?

Em mở màn ! hì !
Câu 1: Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? tác dụng của mỗi đặc điểm đó?
- Bề mặt trao đổi khí rộng => diện tích trao đổi khí tăng.
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp Oxi và Cacbonic dễ khuếch tán qua .
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp => tăng khả năng trao đổi khí với môi trường, còn máu có săc tố hô hấp thì em chưa bít .
- Có sự lưu thông khí => tạo ra sự chenh lẹch nồng độ khí Oxi và Cacbonic để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí .

Câu 2: Hệ tuần hoàn hở thường thích hợp cho những động vật ít hoạt động vì máu chảy với vận tốc chậm, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm, nên không thể đáp ứng được nhu cầu cao về Ôxi và thải nhanh CO2 cho các động vật ưa hoạt động .

Câu 4: - Sự tập trung hóa thể hiện ở chỗ các các tế bào thần kinh phân tán thành thần kinh dạng lưới ở ruột khoan, tập trung lại thành chuỗi hạch thần kinh bậc thang ở giun dẹp, tới chuỗi hạch ở giun đốt, sau tập trung thành ba khối hạch là hạch não, hạch ngực và hạch bụng.

- Hiện tượng đầu hóa trước hết thể hiện ở sự tâp trung của các tế bào thần kinh thành não ở động vật có đối xứng hai bên, cơ thể phân hóa thành đầu - đuôi, di chuyển có định hướng rõ ràng, các giác quan và cơ quan miệng dược hình thành và phát triển. Não phát triển qua các ngành động vật từ thấp lên cao, từ giun dẹp, giun tròn tới giun đốt, thân mềm và chân khớp. Ở động vật có xương sống với sự xuất hiện hệ thần kinh dạng ống, sự tâp trung hóa và hiện tượng đầu hóa tăng rõ rệt từ cá tới chim và thú.
 
T

trihoa2112_yds

Em mở màn ! hì !
Câu 1: Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? tác dụng của mỗi đặc điểm đó?
- Bề mặt trao đổi khí rộng => diện tích trao đổi khí tăng.
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp Oxi và Cacbonic dễ khuếch tán qua .
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp => tăng khả năng trao đổi khí với môi trường, còn máu có săc tố hô hấp thì em chưa bít .
- Có sự lưu thông khí => tạo ra sự chenh lẹch nồng độ khí Oxi và Cacbonic để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí .

Em phải nhớ rằng khi trả lời câu này chúng ta phải nêu đủ 5 gạch đầu dòng tương ưng với 5 đặc điểm, thi cử khi chấm người ta cần rõ ràng ( nhất là olympic nữa chấm như bay ấy ).
- Các sắc tố hô hấp: Chúng kết hợp một cách thuận nghịc với oxi và làm tăng khả năng vận chuyển oxi của máu lên rất nhiều lần. Nhờ sự kết hợp này mà oxi tự do không còn ở trong huyết tương, do đó sự chênh lệch về nồng độ oxi trở nên lớn hơn, rất thuận lợi cho việc khuếch tán vào máu.
Anh chỉnh thêm một tí
28219934.png
 
L

lananh_vy_vp

Câu 3:
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác dụng lên hệ mạch.
Áp suất thẩm thấu là lực đẩy của các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ cao qua màng.
 
T

trihoa2112_yds

Câu 2:
Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở?

Câu 5: một người lao động nặng thì Ph của máu trong động mạch thay đổi như thế nao? cơ thể có cơ chế nào để duy trì độ Ph của máu ổn định?

Câu 2: Do côn trùng có hệ tuần hoàn hở, máu chảy chậm dưới áp lực thấp nên rất kém linh hoạt. Chính vì vậy mà hệ hô hấp của chúng tách riêng với hệ tuần hoàn, tức máu không vận chuyển dưỡng khí.
Chúng hô hấp bằng các ống khí nối từ môi trường vào trực tiếp khoang cơ thể, vì vậy sự trao đổi khí của chúng cũng khá linh hoạt cung cấp cho cơ thể đủ để hoạt động hiệu quả.

Câu 5: Khi lao động nặng máu sẽ chứ nhiều CO2 hơn, chính vì vậy mà làm cho pH của máu tăng lên tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên sau một thời gian chúng có các cơ chế để cân bằng độ pH trong máu.
Cơ chế duy trì độ pH của máu là nhờ những hệ đệm có khả năng phân li ra các ion H+ hay OH- cũng như nhận chúng. Bằng cách đó chúng có thể làm tăng hoặc giảm các ion H+ và OH- tùy ý.
Các hệ đệm bao gồm:
- hệ đệm bicácbonnát
- hệ đệm photphat
- hệ đệm proteinat
 
A

anhvodoi94

Đã hết 5 câu hỏi của bạn tranquyen_bmt . Bây giờ mình xin gửi đến mọi người 1 số câu hỏi mình thấy khá thú vị như sau :


Câu 1:
Quang hợp ở thực vật là gì? những cây lá màu đỏ có quang hợp không? tại sao?

Câu 2:
a) Cảm ứng ở thực vật là gì? tính chất biểu hiện của hiện tượng cảm ứng ở thực vật và ở động vật khác nhau như thế naò?
b) Để chứng minh được các kiểu cảm ứng ở thực vật người ta cần tiến hành những thí nghiệm nào?

Câu 3:
Tại sao nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào? sự khác nhau cơ bản trong tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn thịt so với động vật ăn thực vật? Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn?

Câu 4:
a) Thế nào là sinh sản hữu tính ? sinh sản hữu tính có những ưu thế nào so với sinh sản vô tính?
b) Phân biệt sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở thực vật hạt kín và động vật bậc cao?

Câu 5:
a) thành phần cấu trúc nào đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật? GT
b) Tế bào thực vật có thể bị vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương hay ko? GT?
c) Dựa vào đặc điểm của màng sinh chất thì những chất nào có thể đi qua lớp photpholipit kép nhờ sự khuếch tán? các đại phân tử như protein, các ion có thể qua màng TB bằng cách nào?
 
G

girlbuon10594

Làm câu thôi,còn đâu nhường cả nhà;))

Câu 1: - Quang hợp lá quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ [TEX](CO_2 ;H_2O)[/TEX] nhờ sự hấp thụ năng lượng ánh sáng của hệ sắc tố
- Những cây lá màu đỏ có quang hợp. Và đương nhiên có sắc tố diệp lục ở trong cây. Màu đỏ của lá của chúng là do 1 sắc tố antoxyal và sắc tố này có hàm lượng rất lớn,lớn hơn cả diệp lục nên nó lấn át cả diệp lục và biểu hiện ra bên ngoài
 
M

marucohamhoc

Tớ làm thử coi sao nhá( hic, làm 2/3 câu thui, còn lại ko nhớ gì hít ^^)
Câu 5)
b) Tế bào thực vật có thể bị vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương hay ko? GT?
Trả lời: ko bị vỡ vì có thành xenlulozo cứng bảo vệ bên ngoài
c) Dựa vào đặc điểm của màng sinh chất thì những chất nào có thể đi qua lớp photpholipit kép nhờ sự khuếch tán? các đại phân tử như protein, các ion có thể qua màng TB bằng cách nào?
Trả lời:
các chất có thể đi qua màng tế bào qua 2 hình thức:
+khuyếch tán trực tiếp: là các chất khí, chất ko phân cực, chất tan trong lipit
+khuyếch tán gián tiếp: ( qua kênh protein) nước và các ion
Các chất có khối lượng phân tử lớn sẽ được vận chuyển qua màng nhờ các protein mang( vận chuyển dễ dàng)
chắc protein cũng được vận chuyển bằng đường này thì phải ^^
 
A

anhvodoi94

Cho em vừa đấm vừa xoa nhá ! vừa ăn cướp vừa la làng tí !
Câu 3: Nguyên nhân :
- Thức ăn tiêu hoá ở ngoài tế bào
- Thức ăn tiêu hoá bằng cơ học và hoá học là chủ yếu
- Tế bào không sử dụng trực tiếp các sản phẩm tiêu hoá
- Có nhiều loại enzim khác nhau tác động đến thức ăn

* Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn ?
- Vì thức ăn của nó nghèo chất dinh dưỡng .( đủ chưa nhỉ , pà con bổ sung ! )

Còn 1 í nữa nhớ mọi người nha !
 
L

lucky_star114

Cho em vừa đấm vừa xoa nhá ! vừa ăn cướp vừa la làng tí !
Câu 3: Nguyên nhân :
- Thức ăn tiêu hoá ở ngoài tế bào
- Thức ăn tiêu hoá bằng cơ học và hoá học là chủ yếu
- Tế bào không sử dụng trực tiếp các sản phẩm tiêu hoá
- Có nhiều loại enzim khác nhau tác động đến thức ăn

* Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn rất lớn ?
- Vì thức ăn của nó nghèo chất dinh dưỡng .( đủ chưa nhỉ , pà con bổ sung ! )

Còn 1 í nữa nhớ mọi người nha !
- thức ăn là thực vật nên khó tiêu hóa....................................................................!
 
L

lananh_vy_vp

anhvodoi94 said:
Câu 2:
a) Cảm ứng ở thực vật là gì? tính chất biểu hiện của hiện tượng cảm ứng ở thực vật và ở động vật khác nhau như thế naò?
b) Để chứng minh được các kiểu cảm ứng ở thực vật người ta cần tiến hành những thí nghiệm nào?

a,Cảm ứng ở TV là phản ứng của chúng đối vs kích thích của môi trường.
-Khác nhau:
+Hình thức cảm ứng khác nhau
+Thời gian trả lời kích thích chậm hơn
......
b,=.=,thí nghiêm:-s,chắc mí cái TN về tính hướng sáng vs hướng nước hả?:-??

anhvodoi94 said:
Câu 4:
a) Thế nào là sinh sản hữu tính ? sinh sản hữu tính có những ưu thế nào so với sinh sản vô tính?
b) Phân biệt sự hình thành giao tử và sự thụ tinh ở thực vật hạt kín và động vật bậc cao?
a,Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử.Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
-Ưu thế:
Tạo nhìu biến dị tổ hợp-->thích nghi vs điều kiện sống môi trường luôn thay đổi
Tiết kiệm năng lượng(cái này chém=)))
b,Pb:
Khác nhau cơ bản là TV hạt kín có hiện tượng thụ tinh kép còn đv thì ko.
.....
 
T

tranquyen_bmt

Câu 5:
a) thành phần cấu trúc nào đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật? GT
=> không bào. vì nó chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào, dịch tê bào luôn có một áp suất thẩm tháu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất
 
A

anhvodoi94

hình như xong rùi đó, mọi người post tiếp đề đi chứ nhi?

Tiếp nhá ! các bạn trả lời khá tốt !

Câu1:
a. So sánh cấu tạo và hoạt động sống giữa virut với vi khuẩn.
b. Hãy vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Nêu đặc điểm chính của mỗi pha. Muốn thu hoạch sinh khối trong môi trường nuôi cấy không liên tục đạt hiệu quả cao thì nên thu hoạch vào giai đoạn nào, tại sao?

Câu 2.
a. Hô hấp sáng là gì? bào quan bào tham gia vào quá trình hô hấp sáng? Hiện tượng này xảy ra ở các nhóm thực vật nào?
b. Tại sao phải giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu trong việc bảo quản nông sản, thực phẩm?

Câu 3.
a. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường? trường hợp nào có thể điều trị bằng cách tiêm hoocmon insulin.
b. Vai trò chủ yếu của các hoocmon liên quan đến chu kì rụng trứng ở người? Giải thích cơ chế khi uống các viên thuốc tránh thai?

Câu4 :
Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực có các cặp NST tương đồng mang các cặp gen kí hiệu như sau: A và a, B và b, D và d, X và Y.
a. Nếu tb sinh dục trên nguyên phân đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 63 NST mang gen A. Tế bào đó đã nguyên phân bao nhiêu lần? Tính tổng số NST môi trường cung cấp cho quá trình đó?
b. Với bộ NST như trên khi phân bào giảm phân( xảy ra bình thường, không có trao đổi chéo giữa các cặp NST) sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
c. Nếu 1 tế bào sinh tinh, khi giảm phân có thể tạo bao nhiêu loại tinh trùng? Trên thực tế có mấy loại tinh trùng? Viết thành phần gen của các loại tinh trùng đó.
 
Last edited by a moderator:
T

tranquyen_bmt



Câu1: Muốn thu hoạch sinh khối trong môi trường nuôi cấy không liên tục đạt hiệu quả cao thì nên thu hoạch vào giai đoạn nào, tại sao?
=> cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng, vì lúc nàu sinh khối thu được là cao nhất và chất độc chưa được tích lũy.
Câu 2.
a. Hô hấp sáng là gì? bào quan bào tham gia vào quá trình hô hấp sáng? Hiện tượng này xảy ra ở các nhóm thực vật nào?
=> hô hấp sáng là sự hấp thụ oxi xảy ra cùng với sự thải cacbonic dưới sự kích thích của ánh sáng, không tạo ra ATP làm tiêu hao 30-50% sản phẩm quang hợp.
+ hien tượng này xảy ra ở nhóm thực vật C3
 
G

girlbuon10594

Câu 2.
a. Hô hấp sáng là gì? bào quan bào tham gia vào quá trình hô hấp sáng? Hiện tượng này xảy ra ở các nhóm thực vật nào?
=> hô hấp sáng là sự hấp thụ oxi xảy ra cùng với sự thải cacbonic dưới sự kích thích của ánh sáng, không tạo ra ATP làm tiêu hao 30-50% sản phẩm quang hợp.
+ hien tượng này xảy ra ở nhóm thực vật C3

Bổ sung tí;;)

Ở lục lạp ; Perôxixôm ; ti thể là các bào quan tham gia vào quá trình hô hấp sáng:D
 
G

girlbuon10594

Tham khảo nha,đề thi hsg môn sinh đợt vừa rồi của trường tớ:D
Không khó lắm đâu,chắc các cậu làm tốt;;)
 

Attachments

  • SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI.doc
    35 KB · Đọc: 1
T

thuytien_ss501

mjk chẳng có trhowif gian để post cho paf con nữa
mong bà on thứ tội
mjk đag tìm một người bạn đồng thời là một người thầy
thật lòng đó
YH:chipsieuquay_2305
mjk là dân triples
năm nay mjk mún thi chuyên sinh
" chỉ cần giữ chặt mảnh đất hy vọng trong lòng. bạn sẽ vượt qua mọi sóng gió"
 
L

lucky_star114

câu 3: a/ nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thiếu isulin. các trường hợp có thể điều trị bằng cách tiêm isulin là:
- những người không sản sinh đủ isulin nên cần isulin để thay thế
-những người không thiếu sự sản sinh insulin nhưng các tế bào cơ thể làm giảm ảnh hưởng của insulin.(cái này những năm đầu không ảnh hưởng lắm nhưng những năm tiếp theo thì một số bệnh nhân tiểu đường vẫn cần isulin cung cấp)
b/
 
Top Bottom