[sinh]Ứng dụng Toán để giải bài tập sinh học :

Y

youngyoung0

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là bài viết tớ vừa mới tổng hợp lại kiến thức ,
Ứng dụng Toán để giải bài tập sinh học :


  • Ứng dụng tổ hợp :
A.Tính số kiểu gen dựa vào alen

Ví dụ 1 gen có 3 alen thì số kiểu gen là ( 3+ 3C2)

Số kiểu gen dị hợp : 3 C2

Số kiểu gen đồng hợp là 3


Ví dụ2: cho 1gen có 5alen số kiểu gen có trong quần thể là bao nhiêu

Số kiểu gen dị hợp : 2 C5

Số kiểu gen đồng hợp : 5

Vậy với trường hợp n alen thì ???

  • Ứng dụng xác suất :
_ Tính xác suất một số bệnh : mù màu , bạch tạng , phenylketon niệu ..

Ví dụ : Câu 20: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là
A. 75%.
B. 25%
C. 12,5%.
D. 50%.

Bố bị bệnh màu đỏ lục là XaY
Mẹ không bị bệnh là XAXA , XAXa
Họ có con trai đầu lòng bị bệnh( XaY) , mẹ phải chứa Xa nên kiểu gen của mẹ là XAXa
Vậy ta có XaY * XAXa-à ¼ XaXa=25% ( con gái bị bệnh)

Câu 2: Với phép lai giữa các kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu A-B-D- là:
A. 12,5% B. 37,5% C. 56,25% D. 28.125%

Ví dụ : Bạch tạng và phenylketonuria là hai bệnh lặn đơn gen thuộc các NST thường khác nhau. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả hai tính trạng, thì nguy cơ đứa con đầu của họ mắc một trong hai bệnh là:
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25%. D. 37.5%.

_Tính tần số tương đối của các alen

3.Ung dụng dãy số , cấp số nhân :

Bài toán giao tử

Một tế bào giảm phân cho 4 giao tử ( số lượng)
+ Trừng hợp không xảy ra trao đổi chéo , không xảy ra đột biến
- Thực tế 1 tế bào cho 2 loại giao tử
- Cấp độ cá thể :

Loại giao tử : ví dụ có 2 cặp NST sẽ 4 loại , 3 NST cặp 8loai , 4 cặp NST là 8*2 , 5cap 16*2
Vậy n là 2^n loại
Suy rộng
+ Trường hợp xảy ra trao đổi chéo
_ Giả thuyết 1 tế bào cho 4 loại giao tư
_ Cấp độ cá thể : 2^n +2^n=2^n+1
+ Một số trường hợp khác




4.Ứng dụng hệ phương trình , phương trình
+ Bài toán liên quan đột biến gen
Gen dài 3060 A , có tỉ lệ A=3/7G sau khi đột biến , chiều dài gen không đổi và có tỉ lệ A:G=42,18%

a)Dạng đột biến nào ?

Gen bình thường : A=T=270 , G=X=630
Gen đột biến : không thay đổi chiều dài + & A:G thay đổià đột biến thay thế x cặp A=T bằng x cặp G=X

Nên ta có (270 –x ) : (630+x)=0,4218 -à x=3
Vậy thay thế 3 cặp A=T bằng 3 cặp G=X

+ Bài toán liên quan đến tần số hoán vị

5.Ứng dụng sơ đồ tam giác , tứ giác để xác định giao tử thể đa bội , lệch bội

Mọi người cùng thảo luận !thak

 
Last edited by a moderator:
C

ccmt19

CT đầu quen quen :)|
Àh mà nói thế thôi, add thêm mấy cái CM công thức cộng áp dụng trong tính thời gian phân bào & CT nhân trong 2^k -1, & giải thích cái này đi:
Xét quần thể ở P hay F 1:
Do 0,1 không phải số chính phương nên quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng xuất phát ở P
Nên a= 0,1+ 0,6:2 =0,4
A=0,6
:rolleyes:
Thanks trc:)
 
Y

youngyoung0

CT đầu quen quen :)|
Àh mà nói thế thôi, add thêm mấy cái CM công thức cộng áp dụng trong tính thời gian phân bào & CT nhân trong 2^k -1, & giải thích cái này đi:

:rolleyes:
Thanks trc:)
Câu 9: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là
A. 0,4 và 0,6. B. 0,3 và 0,7. C. 0,5 và 0,5. D. 0,6 và 0,4.



Nếu quần thể cân bằng ---->
q=[tex]\sqrt{0.1}[/tex](ko chính phương), p=[tex]\sqrt{0.3}[/tex]---> Aa là số vô tỉ =0,3457;;;
vô lí (do q=[tex]\sqrt{0.1}[/tex](ko chính phương), )
--> quần thể chưa cân bằng
 
Last edited by a moderator:
L

lovelypig_nah

''Ví dụ : Bạch tạng và phenylketonuria là hai bệnh lặn đơn gen thuộc các NST thường khác nhau. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả hai tính trạng, thì nguy cơ đứa con đầu của họ mắc một trong hai bệnh là:
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25%. D. 37.5%.

_Tính tần số tương đối của các alen ''
tính như nào bạn .Kỹ hơn đi
 
J

jojokute92

Ví dụ : Bạch tạng và phenylketonuria là hai bệnh lặn đơn gen thuộc các NST thường khác nhau. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả hai tính trạng, thì nguy cơ đứa con đầu của họ mắc một trong hai bệnh là:
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25%. D. 37.5%.
Đáp án D phải không các bác :D
 
B

bomgiangho

Toán xác suất trong sinh học

''Ví dụ : Bạch tạng và phenylketonuria là hai bệnh lặn đơn gen thuộc các NST thường khác nhau. Nếu một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả hai tính trạng, thì nguy cơ đứa con đầu của họ mắc một trong hai bệnh là:
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25%. D. 37.5%.

_Tính tần số tương đối của các alen ''
tính như nào bạn .Kỹ hơn đi
Bài toán này vốn là đề thi học sinh giỏi quốc gia đưa xuống làm đề thi Đại học
Có 4 đáp án nêu trên, đáp án nào cũng sai hết. Trong đó D là đáp án theo đề thi học sinh giỏi quốc gia nhưng cũng sai. Đây là cái bẫy mà mấy ông ra đề làm đề thi HSG cũng sai vì không hiểu bản chất của xác suất. Hai sự kiện không có liên quan gi đến nhau, không được phép gò ép chúng vào với nhau như công thức phân ly của Mendel. Vì vậy không được xét 2 cặp gen PLDL với nhau rồi thực hiện phép nhân xác suất. Kết quả là:
Xác suất mắc PKU là 1/4, Xác suất mắc bạch tạng là 1/4. Vì vậy xác suất mắc 1 trong 2 bệnh là tổng xác suất mỗi sự kiện riêng lẻ ( tức là hoặc cái này hoặc cái kia). Do đó đáp án là 1/4 + 1/4 =1/2
Cũng nội dung như trên. Nếu cặp vợ chồng này sinh một đứa con thì xác suất để đứa trẻ mắc cả 2 bệnh là bao nhiêu? Tôi tin rằng đa số sẽ trả lời là = 1/16. Nhưng xin thưa là sai. Kết quả vẫn là 1/2. Xác suất nó phức tạp vậy đó!:)
 
Top Bottom