- 18 Tháng chín 2017
- 2,110
- 2,765
- 456
- 20
- Thanh Hóa
- THPT Triệu Sơn 3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chắc các bạn cũng đã nghe nhiều về SINH TRẮC VÂN TAY, nó cũng đang là một trào lưu của các bậc phụ huynh hiện nay. Họ muốn biết con cái họ sẽ có tài năng trong lĩnh vực nào, biết về tính cách con cái họ, những hạn chế của chúng,.v..v. để định hướng cho con mình một cách tốt nhất về tương lai, phát huy tối đa cái tài năng đó. Bạn đã biết nhiều về Sinh trắc vân tay chưa?
A. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về ngành công nghệ này nhé:
a, Sinh trắc vân tay là gì?
- Sinh trắc vân tay có tên khoa học là DERMATOGLYPHICS là ngành thống kê học về các dấu vân tay.
Dấu vân tay mỗi người là khác nhau, ngay cả anh em sinh đôi cũng có dấu vân tay khác nhau. Qua việc phân tích dấu vân tay ta có thể khám phá nhiều điều về bản thân mình.
- Tại sao mỗi người vân tay lại khác nhau ngay cả trong trường hợp sinh đôi cùng trứng?
Dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh ở hạ bì và biểu bì
Ngoài yếu tố gen di truyền dấu vân tay được hình thành còn chịu ảnh hưởng của:
+ Sự cung cấp oxi
+ Sự hình thành dây thần kinh
+ Sự phân bố các tuyến mồ hôi
+ Sự phát triển của các biểu mô...
+ Sự phát triển của mỗi bào thai luôn chịu sự tác động khác nhau từ môi trường, vì thế mỗi người sẽ có dấu vân tay riêng (không ai giống ai), kể cả sinh đôi cùng trứng.
+Ngoài ra mỗi ngón tay có môi trường phát triển vi mô khác nhau, ngón tay cái và trỏ còn chịu tác động của môi trường riêng, cho nên mười đầu ngón tay cũng khác nhau.
b,Các bạn có biết giữa vân tay và não bộ có một mối liên hệ đặc biệt, tham khảo bài viết sau đâynguồn: vibio. vn)
1.Quá trình hình thành vân tay
2.Di truyền và môi trường
Di truyền và môi trường là hai yếu tố đồng tác động lên việc hình thành tính cách cá nhân.
Di truyền là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định tính cách cá nhân. Yếu tố thứ hai là môi trường. Môi trường bao gồm chế độ dinh dưỡng, môi trường tâm lí của gia đình, sự giáo dục gia đình cũng như xã hội và môi trường xã hội.
3. Mối liên hệ giữa tiềm năng con người và cấu trúc não bộ
Ai trong chúng ta cũng có những tính cách và khả năng riêng biệt. Đó là do bộ não của người này khác biệt so với bộ não của người khác về khối lượng và cấu trúc. Cụ thể là khác biệt về hình dạng các thuỳ não, cách xếp nếp trên vỏ não, số lượng các mạch thần kinh.
Bộ phận quan trọng nhất của não, kiểm soát toàn bộ các hành động có ý thức cũng như các hoạt động tư duy và sáng tạo là vỏ não. Vỏ não được chia thành hai bán cầu không đối xứng là bán cầu trái và bán cầu phải. Bán cầu não người có những rãnh sâu chia nó thành bốn thuỳ. Thuỳ trán nằm phía trước vỏ não, gồm các trung tâm vận động, ngôn ngữ và lí luận. Thuỳ đỉnh nằm phía sau thuỳ trán là tâm điểm cảm giác của cơ thể. Thuỳ thái dương nằm dưới thuỳ trán và thuỳ đỉnh, chứa vùng thính giác. Thuỳ chẩm nằm dưới thuỳ thái dương chứa vùng nhạy cảm thị giác. Các thuỳ tương ứng ở hai bán cầu não khác nhau về kích cỡ, phân bố và hình dạng của các nếp nhăn. Chính di truyền của cá nhân kết hợp với hình dạng, độ lớn của thuỳ não, số lượng neuron, số lượng kết nối giữa các neuron và số lượng nếp nhăn của thuỳ não tạo nên tiềm năng của cá nhân.
Bán cầu não trái kiểm soát nửa phải của thân thể và ngược lại. Để có thể phối hợp các cử động của hai nửa thân thể, hai bán cầu được liên kết với nhau bằng một bó sợi thần kinh thể chai. Nếu bó sợi thể chai này bị cắt đứt thì con người có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp hoạt động của nửa thân bên phải với nửa thân bên trái.
Mỗi bán cầu não được chuyên môn hoá để đảm nhiệm một số chức năng khác nhau. Bán cầu não trái có vận tốc xử lí nhanh hơn và quản lí việc nói và hiểu ngôn ngữ, kĩ năng tính toán và tư duy lí luận. Bán cầu não phải có vận tốc chậm hơn, chịu trách nhiệm xử lí các mẫu hình ảnh, hoa văn, âm nhạc, các quan hệ không gian và thêm sắc thái tình cảm vào ngôn ngữ. Não trái nhận diện các gương mặt quen thuộc trong khi não phải xử lí thông tin về các gương mặt mới hoặc những vấn đề lạ lẫm.
Xu thế xử lí thông tin của hai bán cầu não khác nhau. Não trái tỏ ra có tính phân tích cao hơn. Nó có xu thế xử lí tin theo chuỗi; mỗi lần một đơn vị. Não phải được coi là bán cầu có tính sáng tạo cao hơn. Nó có huynh hướng xử lí thông tin toàn diện, nghiên cứu thông tin trong một tổng thể. Nó chịu trách nhiệm xử lí những vấn đề mới lạ, những tình huống mới mẻ. Khi tính mới của hiện tượng bị mất đi, thông tin về nó sẽ thành thuộc tính của não trái và khi đã luyện tập nhiều lần, thông tin này có thể được chuyển về tiểu não, nơi quản lí các đáp ứng tự động.
Ở những người thuận tay phải, bán cầu não trái thường lớn hơn và tích cực hơn bán cầu não phải. Bán cầu não trái ở phụ nữ thường to hơn bán cầu phải một cách rõ rệt trong khi ở nam giới bán cầu phải hơi to hơn bán cầu trái một chút. Đây có thể là một trong những nguyên nhân của hiện tượng số các bé trai học kém môn tập đọc ở những lớp đầu tiểu học nhiều hơn các bé gái cũng như các bé trai vận động nhiều hơn (nghịch ngợm hơn) các bé gái.
Đối với những người thuận tay phải, bộ phận kiểm soát ngôn ngữ có lẽ tập trung ở bán cầu trái. Trong khi đó, ở người thuận tay trái (hoặc thuận cả hai tay) - những người này chiếm khoảng 10% dân số - thì bộ phận kiểm soát ngôn ngữ có lẽ nằm ở bán cầu phải hoặc chia đểu cho cả hai bán cầu. Những người thuận tay phải có thể đồng thời ghi chép và nghe giảng trong khi người thuận tay trái gặp khó khăn khi nghe và ghi chép đồng thời, thậm chí một vài người không thể làm được việc này.
4. Vân tay và não bộ
Vân tay là gì thì chắc ai cũng biết rồi.
Qua nhiều năm phân tích, kiểm chứng, nghiên cứu trên hàng vạn mẫu, các nhà khoa học đã khẳng định giữa dung lượng não và số lượng vân da ngón tay có mối tương quan theo một tỉ lệ nhất định.
Tổng số lượng vân tay trên 10 đầu ngón tay chính là cơ sở để tính ra chỉ số TFRC mà trong bài báo cáo sinh trắc vân tay sử dụng.
5. Chất trắng và chất xám
Chất trắng: là đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não
Chất xám: tập trung thành các nhân xám, là trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não ( ở người có 12 đôi dây thần kinh não)
Chức năng:
Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm đường dẫn truyền lên (cảm giác khi ta chạm tay vào vật nóng thì dẫn truyền lên não (thần kinh trung ương), sẽ trả lời lại bằng đường dẫn truyền xuống (vận động) làm cho tay đó rụt lại.
Các chức năng nếm, ngửi, sinh sản….ăn, uống, ngủ, bài tiết …là một số trong những chức
năng chính của chất trắng. Tóm lại, chất trắng là vùng bản năng tự nhiên.
Chất xám là điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp,...),điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp trong lao động, giữ thăng bằng cơ thể, sự suy nghĩ, học hành, tính toán, tư duy, sáng tạo ….là một số trong những chức năng chính của nó. Chất xám là vùng phát triển dưới tác động của môi trường, điều kiện sống ... Con người trở thành
động vật cao cấp là do tỉ lệ chất xám cao hơn hẳn chất trắng.
6. Cấu tạo chất xám vỏ não
Mình tóm lại như sau: tất cả những cơ sở ở trên để nói rằng, ngành khoa học sinh trắc vân tay chính là việc nghiên cứu cấu tạo chất xám ở vỏ não.
Vỏ não trong sinh trắc vân tay được chia thành 5 thùy (lưu ý trong sinh học chỉ chia thành 4 thùy theo các rãnh như đã nói ở trên nhé, đừng bảo mình nói sai ) với những chức năng riêng gồm:
THÙY TRƯỚC TRÁN Nhận thức, định hướng hành động, lãnh đạo, quản lý.
THÙY TRÁN Tư duy, phán đoán, kế hoạch, sáng tạo
THÙY ĐỈNH Đảm nhiệm chức năng liên quan đến vận động và một phần về khái niệm không gian
THÙY THÁI DƯƠNG Lý giải ngôn ngữ, cảm nhận âm thanh, trí nhớ, cảm xúc
THÙY CHẨM Cảm nhận thị giác, phân biệt thị giác
B. Chúng ta cũng có thể xem đôi chút về dấu vân tay của mình
Bước 1: Lấy mẫu và xác định từng nhóm vân tay
Xem mình thuộc kiểu vân tay nào:
Bước 2: Xác định trường phái của bản thân
Bước 3: Khám phá tâm lý và tâm hồn của con dựa vào trường phái
(nguồn hình ảnh: kenh14 . vn)
Cùng chia sẻ câu chuyện của bạn nha!
Mọi thắc mắc xin đăng tại topic này để cùng nhau thảo luận các bạn nhé!
Thân ái!
A. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về ngành công nghệ này nhé:
a, Sinh trắc vân tay là gì?
- Sinh trắc vân tay có tên khoa học là DERMATOGLYPHICS là ngành thống kê học về các dấu vân tay.
Dấu vân tay mỗi người là khác nhau, ngay cả anh em sinh đôi cũng có dấu vân tay khác nhau. Qua việc phân tích dấu vân tay ta có thể khám phá nhiều điều về bản thân mình.
- Tại sao mỗi người vân tay lại khác nhau ngay cả trong trường hợp sinh đôi cùng trứng?
Dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh ở hạ bì và biểu bì
Ngoài yếu tố gen di truyền dấu vân tay được hình thành còn chịu ảnh hưởng của:
+ Sự cung cấp oxi
+ Sự hình thành dây thần kinh
+ Sự phân bố các tuyến mồ hôi
+ Sự phát triển của các biểu mô...
+ Sự phát triển của mỗi bào thai luôn chịu sự tác động khác nhau từ môi trường, vì thế mỗi người sẽ có dấu vân tay riêng (không ai giống ai), kể cả sinh đôi cùng trứng.
+Ngoài ra mỗi ngón tay có môi trường phát triển vi mô khác nhau, ngón tay cái và trỏ còn chịu tác động của môi trường riêng, cho nên mười đầu ngón tay cũng khác nhau.
b,Các bạn có biết giữa vân tay và não bộ có một mối liên hệ đặc biệt, tham khảo bài viết sau đâynguồn: vibio. vn)
1.Quá trình hình thành vân tay
- 6 – 8 tuần tuổi Lớp đệm hình thành
- 10 – 12 tuần tuổi Lớp đệm thoái hoá
- 13 tuần tuổi Vân tay hình thành và phát triển
- 21 tuần tuổi Vân tay hoàn thi
2.Di truyền và môi trường
Di truyền và môi trường là hai yếu tố đồng tác động lên việc hình thành tính cách cá nhân.
Di truyền là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định tính cách cá nhân. Yếu tố thứ hai là môi trường. Môi trường bao gồm chế độ dinh dưỡng, môi trường tâm lí của gia đình, sự giáo dục gia đình cũng như xã hội và môi trường xã hội.
3. Mối liên hệ giữa tiềm năng con người và cấu trúc não bộ
Ai trong chúng ta cũng có những tính cách và khả năng riêng biệt. Đó là do bộ não của người này khác biệt so với bộ não của người khác về khối lượng và cấu trúc. Cụ thể là khác biệt về hình dạng các thuỳ não, cách xếp nếp trên vỏ não, số lượng các mạch thần kinh.
Bộ phận quan trọng nhất của não, kiểm soát toàn bộ các hành động có ý thức cũng như các hoạt động tư duy và sáng tạo là vỏ não. Vỏ não được chia thành hai bán cầu không đối xứng là bán cầu trái và bán cầu phải. Bán cầu não người có những rãnh sâu chia nó thành bốn thuỳ. Thuỳ trán nằm phía trước vỏ não, gồm các trung tâm vận động, ngôn ngữ và lí luận. Thuỳ đỉnh nằm phía sau thuỳ trán là tâm điểm cảm giác của cơ thể. Thuỳ thái dương nằm dưới thuỳ trán và thuỳ đỉnh, chứa vùng thính giác. Thuỳ chẩm nằm dưới thuỳ thái dương chứa vùng nhạy cảm thị giác. Các thuỳ tương ứng ở hai bán cầu não khác nhau về kích cỡ, phân bố và hình dạng của các nếp nhăn. Chính di truyền của cá nhân kết hợp với hình dạng, độ lớn của thuỳ não, số lượng neuron, số lượng kết nối giữa các neuron và số lượng nếp nhăn của thuỳ não tạo nên tiềm năng của cá nhân.
Bán cầu não trái kiểm soát nửa phải của thân thể và ngược lại. Để có thể phối hợp các cử động của hai nửa thân thể, hai bán cầu được liên kết với nhau bằng một bó sợi thần kinh thể chai. Nếu bó sợi thể chai này bị cắt đứt thì con người có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp hoạt động của nửa thân bên phải với nửa thân bên trái.
Mỗi bán cầu não được chuyên môn hoá để đảm nhiệm một số chức năng khác nhau. Bán cầu não trái có vận tốc xử lí nhanh hơn và quản lí việc nói và hiểu ngôn ngữ, kĩ năng tính toán và tư duy lí luận. Bán cầu não phải có vận tốc chậm hơn, chịu trách nhiệm xử lí các mẫu hình ảnh, hoa văn, âm nhạc, các quan hệ không gian và thêm sắc thái tình cảm vào ngôn ngữ. Não trái nhận diện các gương mặt quen thuộc trong khi não phải xử lí thông tin về các gương mặt mới hoặc những vấn đề lạ lẫm.
Xu thế xử lí thông tin của hai bán cầu não khác nhau. Não trái tỏ ra có tính phân tích cao hơn. Nó có xu thế xử lí tin theo chuỗi; mỗi lần một đơn vị. Não phải được coi là bán cầu có tính sáng tạo cao hơn. Nó có huynh hướng xử lí thông tin toàn diện, nghiên cứu thông tin trong một tổng thể. Nó chịu trách nhiệm xử lí những vấn đề mới lạ, những tình huống mới mẻ. Khi tính mới của hiện tượng bị mất đi, thông tin về nó sẽ thành thuộc tính của não trái và khi đã luyện tập nhiều lần, thông tin này có thể được chuyển về tiểu não, nơi quản lí các đáp ứng tự động.
Ở những người thuận tay phải, bán cầu não trái thường lớn hơn và tích cực hơn bán cầu não phải. Bán cầu não trái ở phụ nữ thường to hơn bán cầu phải một cách rõ rệt trong khi ở nam giới bán cầu phải hơi to hơn bán cầu trái một chút. Đây có thể là một trong những nguyên nhân của hiện tượng số các bé trai học kém môn tập đọc ở những lớp đầu tiểu học nhiều hơn các bé gái cũng như các bé trai vận động nhiều hơn (nghịch ngợm hơn) các bé gái.
Đối với những người thuận tay phải, bộ phận kiểm soát ngôn ngữ có lẽ tập trung ở bán cầu trái. Trong khi đó, ở người thuận tay trái (hoặc thuận cả hai tay) - những người này chiếm khoảng 10% dân số - thì bộ phận kiểm soát ngôn ngữ có lẽ nằm ở bán cầu phải hoặc chia đểu cho cả hai bán cầu. Những người thuận tay phải có thể đồng thời ghi chép và nghe giảng trong khi người thuận tay trái gặp khó khăn khi nghe và ghi chép đồng thời, thậm chí một vài người không thể làm được việc này.
4. Vân tay và não bộ
Vân tay là gì thì chắc ai cũng biết rồi.
Qua nhiều năm phân tích, kiểm chứng, nghiên cứu trên hàng vạn mẫu, các nhà khoa học đã khẳng định giữa dung lượng não và số lượng vân da ngón tay có mối tương quan theo một tỉ lệ nhất định.
Tổng số lượng vân tay trên 10 đầu ngón tay chính là cơ sở để tính ra chỉ số TFRC mà trong bài báo cáo sinh trắc vân tay sử dụng.
5. Chất trắng và chất xám
Chất trắng: là đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não
Chất xám: tập trung thành các nhân xám, là trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não ( ở người có 12 đôi dây thần kinh não)
Chức năng:
Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm đường dẫn truyền lên (cảm giác khi ta chạm tay vào vật nóng thì dẫn truyền lên não (thần kinh trung ương), sẽ trả lời lại bằng đường dẫn truyền xuống (vận động) làm cho tay đó rụt lại.
Các chức năng nếm, ngửi, sinh sản….ăn, uống, ngủ, bài tiết …là một số trong những chức
năng chính của chất trắng. Tóm lại, chất trắng là vùng bản năng tự nhiên.
Chất xám là điều khiển, điều hòa hoạt động các nội quan (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp,...),điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp trong lao động, giữ thăng bằng cơ thể, sự suy nghĩ, học hành, tính toán, tư duy, sáng tạo ….là một số trong những chức năng chính của nó. Chất xám là vùng phát triển dưới tác động của môi trường, điều kiện sống ... Con người trở thành
động vật cao cấp là do tỉ lệ chất xám cao hơn hẳn chất trắng.
6. Cấu tạo chất xám vỏ não
Mình tóm lại như sau: tất cả những cơ sở ở trên để nói rằng, ngành khoa học sinh trắc vân tay chính là việc nghiên cứu cấu tạo chất xám ở vỏ não.
Vỏ não trong sinh trắc vân tay được chia thành 5 thùy (lưu ý trong sinh học chỉ chia thành 4 thùy theo các rãnh như đã nói ở trên nhé, đừng bảo mình nói sai ) với những chức năng riêng gồm:
THÙY TRƯỚC TRÁN Nhận thức, định hướng hành động, lãnh đạo, quản lý.
THÙY TRÁN Tư duy, phán đoán, kế hoạch, sáng tạo
THÙY ĐỈNH Đảm nhiệm chức năng liên quan đến vận động và một phần về khái niệm không gian
THÙY THÁI DƯƠNG Lý giải ngôn ngữ, cảm nhận âm thanh, trí nhớ, cảm xúc
THÙY CHẨM Cảm nhận thị giác, phân biệt thị giác
B. Chúng ta cũng có thể xem đôi chút về dấu vân tay của mình
Bước 1: Lấy mẫu và xác định từng nhóm vân tay
Xem mình thuộc kiểu vân tay nào:
Bước 2: Xác định trường phái của bản thân
Bước 3: Khám phá tâm lý và tâm hồn của con dựa vào trường phái
(nguồn hình ảnh: kenh14 . vn)
Cùng chia sẻ câu chuyện của bạn nha!
Mọi thắc mắc xin đăng tại topic này để cùng nhau thảo luận các bạn nhé!
Thân ái!
Last edited: