[sinh][quy luật menden]

C

catsanda

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trong thí nghiệm vêf lai hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản của menden
màu sắc và hình dạng hạt được gọi là 2 tính trạng của đậu hà lan
hạt vàng-hạt xanh được gọi là 1 cặp tính trạng tương phản


vấn đề là ở phần giải thích cơ sở tế bào học của quy luật
trong sách giáo khoa sinh nâng cao có vẽ 2 hình tròn ( 1 bố hạt vàng trơn, 1 mẹ hạt vàng nhăn)
cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập nói:" trong tế bào 2n, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, mang các cặp gen alen. trong quá trình giảm phân tạo giao tử, các cặp NST tương đồng phân li độc lập với các cặp NST khác, hình thành bộ giao tử mang bộ đơn bội n. các giao tử n kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, khôi phục bộ NST 2n cho các hợp tử"


1/vậy quá trình giảm phân hình thành giao tử đó là của cơ thể F1 hay quy luật đúng ngay từ lúc phân li tạo giao tử của cặp bố mẹ?

2/ nếu đúng ngay từ cặp bố mẹ thì bố mang 1 bộ NST 2n và mẹ cũng mang 1 bộ NST 2n đúng không?

3/nếu vậy thì trong mỗi hình tròn nói ở trên, mỗi hình tròn(bố hoặc mẹ) cũng mang các cặp NST tương đồng (1 từ bố, 1 từ mẹ) đúng không?

1,2,3 \Rightarrow tại sao trong mỗi hình tròn ví dụ như hình mang hạt vàng ,trơn chỉ mang 1 gen A mà không có a; B mà không có b \Rightarrow không thể tạo nên cặp NST tương đồng \Rightarrow 3 vô lí \Rightarrow 2 vô lí \Rightarrow 1 vô lí

những điều trên là thí nghiệm ở cây đậu hà lan là cho F1 tự thụ phấn thế còn nếu ở động vật ví dụ như ở người thì cơ chế diễn ra sẽ như thế nào. chắc chắn phải qua giao phối đúng không. vậy là dụa trên giống như ở đậu hà lan thì có phải là cho hai cơ thể đực cái qua qt giảm phân hình thành giao tử, như vậy chẳng phải là mỗi cá thể đực, cái đều mang các cặp NST tương đồng đó sao( cơ thể người 2n=46). trời nếu vậy thì những dẫn chứng trên đều quá vô lí sao?


các bạn làm ơn giúp mình hiểu tổng quát hơn về mấy cái đó được k. thank nhiều:)




 
S

so_am_i

hì hì Cátsanda có định làm Luật sư ko vậy?? Nếu có thì là "đồng nghiệp" mình rùi ;)) vậy mình góp ý cho "đồng nghiệp" nhé ( "đồng nghiệp" cho ngoặc kép vì còn đang phấn đấu thôi :D)
1/vậy quá trình giảm phân hình thành giao tử đó là của cơ thể F1 hay quy luật đúng ngay từ lúc phân li tạo giao tử của cặp bố mẹ?
2/ nếu đúng ngay từ cặp bố mẹ thì bố mang 1 bộ NST 2n và mẹ cũng mang 1 bộ NST 2n đúng không?
3/nếu vậy thì trong mỗi hình tròn nói ở trên, mỗi hình tròn(bố hoặc mẹ) cũng mang các cặp NST tương đồng (1 từ bố, 1 từ mẹ) đúng không?

1,2,3 tại sao trong mỗi hình tròn ví dụ như hình mang hạt vàng ,trơn chỉ mang 1 gen A mà không có a; B mà không có b không thể tạo nên cặp NST tương đồng 3 vô lí 2 vô lí 1 vô lí
1) ĐÚng từ P - cơ thể bố mẹ
2) bố mang 2n, mẹ cũng mang 2n
3) câu hỏi khá tối. Mỗi hình tròn (bạn còn mở ngoặc là bố hoạc mẹ vậy thì bố sẽ có 1 từ ông nội, 1 từ bà nội, mẹ sẽ có 1 từ bà ngoại, từ ông ngaọi và trong cả bố và mẹ hay ông nội, bà nội,... thfi đều tồn tại cặp tương đồng
1,2,3 vậy catsanda nghĩ là A cứ phải đi với a hay sao, ko thể đi với A ah?? Ta cso các cặp gen : đồng hợp AA, aa và dị hợp Aa đó thôi. Trong bố ( bạn nhìn vòng tròn ở trang 47 đúng ko??) có thấy 2 vạh màu vang tượng trưng cho 1 cặp NSt tương đồng, trên mỗi NSt đều mang gen A, hay nói cách khác 2 gen này là alen. Tương tựu với mẹ.
==> Vậy trong cơ thể, NST luôn tồn tại ở CẶP TƯƠNG ĐỒNG ( VD: AA,Aa, BB, dd...) còn ở giao tử sau Giảm phân thì tồn tại chỉ có 1 NST đơn ( A, a,B,D....)

những điều trên là thí nghiệm ở cây đậu hà lan là cho F1 tự thụ phấn thế còn nếu ở động vật ví dụ như ở người thì cơ chế diễn ra sẽ như thế nào. chắc chắn phải qua giao phối đúng không. vậy là dụa trên giống như ở đậu hà lan thì có phải là cho hai cơ thể đực cái qua qt giảm phân hình thành giao tử, như vậy chẳng phải là mỗi cá thể đực, cái đều mang các cặp NST tương đồng đó sao( cơ thể người 2n=46). trời nếu vậy thì những dẫn chứng trên đều quá vô lí sao?
Ở người cũng vậy, NST tồn tai9j ở dạg cặp nên mới có 2n=... chứ ko phải là n=...
Mỗi cá thể đực cái đều mang 2n, mình ko thấy jì mâu thuẫn cả, ở đậu HL đực, cái cũng đều mang 2n mà, hay ý bạn nói là giao tử đực cái thì chỉ mang 1n thôi
Phù, còn jì hem hiểu + thắc mắc, cứ post nhé nhưng gửi link cho tớ vì có thể sau 2/9 mình ít lên mạng :D OK?? "đồng nghiệp "" :D
 
M

minhme01993

trong thí nghiệm vêf lai hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản của menden
màu sắc và hình dạng hạt được gọi là 2 tính trạng của đậu hà lan
hạt vàng-hạt xanh được gọi là 1 cặp tính trạng tương phản


vấn đề là ở phần giải thích cơ sở tế bào học của quy luật
trong sách giáo khoa sinh nâng cao có vẽ 2 hình tròn ( 1 bố hạt vàng trơn, 1 mẹ hạt vàng nhăn)
cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập nói:" trong tế bào 2n, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, mang các cặp gen alen. trong quá trình giảm phân tạo giao tử, các cặp NST tương đồng phân li độc lập với các cặp NST khác, hình thành bộ giao tử mang bộ đơn bội n. các giao tử n kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh, khôi phục bộ NST 2n cho các hợp tử"


1/vậy quá trình giảm phân hình thành giao tử đó là của cơ thể F1 hay quy luật đúng ngay từ lúc phân li tạo giao tử của cặp bố mẹ?

2/ nếu đúng ngay từ cặp bố mẹ thì bố mang 1 bộ NST 2n và mẹ cũng mang 1 bộ NST 2n đúng không?

3/nếu vậy thì trong mỗi hình tròn nói ở trên, mỗi hình tròn(bố hoặc mẹ) cũng mang các cặp NST tương đồng (1 từ bố, 1 từ mẹ) đúng không?

1,2,3 \Rightarrow tại sao trong mỗi hình tròn ví dụ như hình mang hạt vàng ,trơn chỉ mang 1 gen A mà không có a; B mà không có b \Rightarrow không thể tạo nên cặp NST tương đồng \Rightarrow 3 vô lí \Rightarrow 2 vô lí \Rightarrow 1 vô lí

những điều trên là thí nghiệm ở cây đậu hà lan là cho F1 tự thụ phấn thế còn nếu ở động vật ví dụ như ở người thì cơ chế diễn ra sẽ như thế nào. chắc chắn phải qua giao phối đúng không. vậy là dụa trên giống như ở đậu hà lan thì có phải là cho hai cơ thể đực cái qua qt giảm phân hình thành giao tử, như vậy chẳng phải là mỗi cá thể đực, cái đều mang các cặp NST tương đồng đó sao( cơ thể người 2n=46). trời nếu vậy thì những dẫn chứng trên đều quá vô lí sao?


các bạn làm ơn giúp mình hiểu tổng quát hơn về mấy cái đó được k. thank nhiều:)





Cấu 1, 2 đúng không cần lí giải.
Câu 3: bà suy nghĩ xem nếu như bà coi bố mẹ không có cặp NST tương đồng thì ông bà sẽ là ai??? Cái cặp NST tương đồng ở đây nó giống nhau y hệt về hình dáng kích thước ở cùng 1 loài, nhưng bản chất gen lại có thể giống hoặc khác.
Cặp NST ở bố mẹ ở đây cũng là NST tương đồng nhưng mà bản chất giống nhau cùng quy định 1 loại gen mà thui. SGK tất nhiên chỉ đưa ra ví dụ đơn giản nhất thôi!
 
C

catsanda

1,2,3 vậy catsanda nghĩ là A cứ phải đi với a hay sao, ko thể đi với A ah?? Ta cso các cặp gen : đồng hợp AA, aa và dị hợp Aa đó thôi. Trong bố ( bạn nhìn vòng tròn ở trang 47 đúng ko??) có thấy 2 vạh màu vang tượng trưng cho 1 cặp NSt tương đồng, trên mỗi NSt đều mang gen A, hay nói cách khác 2 gen này là alen. Tương tựu với mẹ.
==> Vậy trong cơ thể, NST luôn tồn tại ở CẶP TƯƠNG ĐỒNG ( VD: AA,Aa, BB, dd...) còn ở giao tử sau Giảm phân thì tồn tại chỉ có 1 NST đơn ( A, a,B,D....)
e hèm đến đây lại có câu hỏi tiếp nhé:)
A,a là các alen kí hiệu cho gen( chẳng phải NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên gen cũng tồn tại thành từng cặp trên NST, mỗi alen kí hiệu cho 1 gen) đúng k?
mà cặp NST tương đồng gồm 2 NST giống nhau y hệt nhưng khác nhau về nguồn gốc ( 1 từ bố, 1 từ mẹ) \Rightarrow A có nguồn gốc tù bố(mẹ), a có nguồn gốc từ mẹ (bố). nếu vậy để cá thể đó mang cặp NST tương đồng thì A và a phải đi với nhau chứ? chẳng phải như vậy sao?
 
C

catsanda

Cái cặp NST tương đồng ở đây nó giống nhau y hệt về hình dáng kích thước ở cùng 1 loài, nhưng bản chất gen lại có thể giống hoặc khác.

nữa nhé;)
cái khái niệm về cặp NST tương đồng cần được đính chỉnh lại thì phải:D
đây là 1 khái niệm mà tui được biết k biết có giống với khái niệm của mèo k:D các bạn so sánh nhé:

"cặp NST tương đồng là gồm 2 NST giống nhau về hình dạng , kích thước, trình tự phân bố gen trong đó 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ"
" nguồn gốc" có được hiểu là "bản chất" k nhỉ:)
à hình như mâu thuẫn thì phải. nếu "nguồn gốc" là "bản chất" thì k/n của mèo là có thể giống hoặc khác có nghĩa là có thể 2 cái đều có nguồn gốc từ mẹ(bố)
 
Last edited by a moderator:
S

so_am_i

e hèm đến đây lại có câu hỏi tiếp nhé:)
A,a là các alen kí hiệu cho gen( chẳng phải NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên gen cũng tồn tại thành từng cặp trên NST, mỗi alen kí hiệu cho 1 gen) đúng k?
mà cặp NST tương đồng gồm 2 NST giống nhau y hệt nhưng khác nhau về nguồn gốc ( 1 từ bố, 1 từ mẹ) \Rightarrow A có nguồn gốc tù bố(mẹ), a có nguồn gốc từ mẹ (bố). nếu vậy để cá thể đó mang cặp NST tương đồng thì A và a phải đi với nhau chứ? chẳng phải như vậy sao?
1) Alen ko phải là kí hiệu cho gen, alen là sự biểu hiện kiểu hình của gen, ví dụ gen X biểu hiện KH hoa đỏ Khiệu là A. Mai mình tìm lại 1 box mình cũng đã hỏi về k/n alen cho bạn đọc lại
2)
A có nguồn gốc tù bố(mẹ), a có nguồn gốc từ mẹ (bố). nếu vậy để cá thể đó mang cặp NST tương đồng thì A và a phải đi với nhau chứ? chẳng phải như vậy sao?
đúng nhưng A chỉ đi với a khi : A có nguồn gốc tù bố(mẹ), a có nguồn gốc từ mẹ (bố)
Nhưng nếu như A có nguồn gốc từ Bố , A có nguồn gốc từ mẹ ( VD: phép lai AA x AA) thì con phải là AA vậy A đi với A đúng ko??
Trích:
Nguyên văn bởi minhme01993


cái khái niệm về cặp NST tương đồng cần được đính chỉnh lại thì phải:D
đây là 1 khái niệm mà tui được biết k biết có giống với khái niệm của mèo k:D các bạn so sánh nhé:

"cặp NST tương đồng là gồm 2 NST giống nhau về hình dạng , kích thước, trình tự phân bố gen trong đó 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ"
" nguồn gốc" có được hiểu là "bản chất" k nhỉ:)
à hình như mâu thuẫn thì phải. nếu "nguồn gốc" là "bản chất" thì k/n của mèo là có thể giống hoặc khác có nghĩa là có thể 2 cái đều có nguồn gốc từ mẹ(bố)
Theo như mình thì ý nghĩa " bản chất " của bạn Mèo là SAI, bản chất là jì?? là trình tự, số lượng và thành phần các nu của gen, gen mà khác nhau về " bản chất" thì sao có thể giống nhau đc??
Mình sửa lại như sau:
so_am_i said:
Cái cặp NST tương đồng ở đây nó giống nhau y hệt về hình dáng kích thước, vị trí các nu và ở cùng 1 loài, nhưng sự biểu hiện kiểu hình trên gen lại có thể giống hoặc khác.
Sự biểu hiện KHình chính là alen đso, alen có thể là cùng A, cùng a or là Aa
VD: Khi ta nói cặp NST tương đồng ABD//aBD tức là ta hiểu: các alen ABD nằm trên NST1 tương đồng với NST1' mang các alen aBD.
NST1 và 1'giống hệt nhau
Nhưng nếu để riêng ra, đặt A: hoa đỏ trội ht với a: hoa trắng
thì NST1 có kiểu hình hoa đỏ, NST1' là hoa trắng
nhưng 2 cái vấn là " tương đồng" dù cho biểu hiện kiểu hình là khác nhau
 
Last edited by a moderator:
C

catsanda

1) Alen ko phải là kí hiệu cho gen, alen là sự biểu hiện kiểu hình của gen, ví dụ gen X biểu hiện KH hoa đỏ Khiệu là A. Mai mình tìm lại 1 box mình cũng đã hỏi về k/n alen cho bạn đọc lại
2)
đúng nhưng A chỉ đi với a khi :A có nguồn gốc tù bố(mẹ), a có nguồn gốc từ mẹ (bố)
Nhưng nếu như A có nguồn gốc từ Bố , A có nguồn gốc từ mẹ ( VD: phép lai AA x AA) thì con phải là AA vậy A đi với A đúng ko??
Trích:
Nguyên văn bởi minhme01993




Theo như mình thì ý nghĩa " bản chất " của bạn Mèo là SAI, bản chất là jì?? là trình tự, số lượng và thành phần các nu của gen, gen mà khác nhau về " bản chất" thì sao có thể giống nhau đc??
Mình sửa lại như sau:

Sự biểu hiện KHình chính là alen đso, alen có thể là cùng A, cùng a or là Aa
VD: Khi ta nói cặp NST tương đồng ABD//aBD tức là ta hiểu: các alen ABD nằm trên NST1 tương đồng với NST1' mang các alen aBD.
NST1 và 1'giống hệt nhau
Nhưng nếu để riêng ra, đặt A: hoa đỏ trội ht với a: hoa trắng
thì NST1 có kiểu hình hoa đỏ, NST1' là hoa trắng
nhưng 2 cái vấn là " tương đồng" dù cho biểu hiện kiểu hình là khác nhau
nói như vậy thì k/n của mình cũng đâu sai đúng k:D:)
............................
 
S

so_am_i

uh ko sai trong TH bình thường :D chứ còn mấy TH đột biến thì...ehèm.. mà xét mấy TH ĐB có mà đến ság, Next nó đi :D
Mà cái bài về alen đó có cần mình tìm lại ko vậy?? kể ra jờ mà tìm cũng ngại đó :D
 
M

minhme01993

1) Alen ko phải là kí hiệu cho gen, alen là sự biểu hiện kiểu hình của gen, ví dụ gen X biểu hiện KH hoa đỏ Khiệu là A. Mai mình tìm lại 1 box mình cũng đã hỏi về k/n alen cho bạn đọc lại
2)
đúng nhưng A chỉ đi với a khi : A có nguồn gốc tù bố(mẹ), a có nguồn gốc từ mẹ (bố)
Nhưng nếu như A có nguồn gốc từ Bố , A có nguồn gốc từ mẹ ( VD: phép lai AA x AA) thì con phải là AA vậy A đi với A đúng ko??
Trích:
Nguyên văn bởi minhme01993



Theo như mình thì ý nghĩa " bản chất " của bạn Mèo là SAI, bản chất là jì?? là trình tự, số lượng và thành phần các nu của gen, gen mà khác nhau về " bản chất" thì sao có thể giống nhau đc??
Mình sửa lại như sau:

Sự biểu hiện KHình chính là alen đso, alen có thể là cùng A, cùng a or là Aa
VD: Khi ta nói cặp NST tương đồng ABD//aBD tức là ta hiểu: các alen ABD nằm trên NST1 tương đồng với NST1' mang các alen aBD.
NST1 và 1'giống hệt nhau
Nhưng nếu để riêng ra, đặt A: hoa đỏ trội ht với a: hoa trắng
thì NST1 có kiểu hình hoa đỏ, NST1' là hoa trắng
nhưng 2 cái vấn là " tương đồng" dù cho biểu hiện kiểu hình là khác nhau

Tớ không dám khẳng định gì về cái định nghĩa tớ đưa ra nhưng bản chất của 1 gen không phải chỉ do số lượng, thành phần các nu (Cái này không quan trọng nhất) được mà do trình tự sắp xếp các nu quy định. Chỉ cần thay đổi vị trí 1 cặp nu là gen đã biến đổi rất nhiều rồi. Đây mới chình là cái làm nên sự khác biệt giữa cặp NST tương đồng và cặp NST kép!
Cái mà các bạn đưa ra là so sánh giữa các gen khác nhau với nhau thì rõ ràng bản chất của sự khác nhau này là do số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nu. Nhưng tớ đang xét 2 alen thuộc cùng 1 loại trên cùng cặp NST tương đồng thì đương nhiên bản chất gây ra sự khác nhau là trình tự sắp xếp các nu!

Ps: bà kia, đừng bới câu hỏi ra nữa, danh giới giữa hiểu và không hiểu ngắn lắm, ko cẩn thận như lần trước họ nói chúng ta làm họ hiểu sai hết kiến thức cơ bản thì chết!
 
S

so_am_i

Ps: bà kia, đừng bới câu hỏi ra nữa, danh giới giữa hiểu và không hiểu ngắn lắm, ko cẩn thận như lần trước họ nói chúng ta làm họ hiểu sai hết kiến thức cơ bản thì chết!
hì hì đúng là nếu ai đó nói " làm họ hiểu sai hết Kt cơ bản" thì chắc tụi mình ko còn chỗ nảo mà chui :D cái đó gọi là " làm việc tốt phại tội" nhưng nếu bạn ý ko đưa ra những câu hỏi khi bạn ý ko biết hay băn khoăn thì bạn ý biết hỏi ai?? Nhỡ đi thi đúng mấy câu đó thì biết hỏi ai?? Hỏi trời trời ko thấu, Vậy thì cứ hỏi đi. Bọn mình ko phải là Thần đồng, ko phải là thầy cô giáo nhưng cùng đưa vấn đề lên, nhiều cái đầu còn hơn 1 cái đầu đúng ko :D
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

Cho: A-vàng a-xanh; B-trơn b-nhăn
P Thuần chủng: Vàng Trơn x Xanh nhăn
Thu được F1(100%vàng trơn). Cho F1 tạp dao thu được F2
Chọn ngẫu nhiên hai cây F2 mọc lên từ hạt vàng trơn đem giao phấn với nhau.
a)Tính xác suất xuất hiện hạt (F3) xanh nhăn
b)Gieo các hạt F2 vàng trơn, sau đó cho tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ xanh nhăn
 
S

so_am_i

Cho: A-vàng a-xanh; B-trơn b-nhăn
P Thuần chủng: Vàng Trơn x Xanh nhăn
Thu được F1(100%vàng trơn). Cho F1 tạp dao thu được F2
Chọn ngẫu nhiên hai cây F2 mọc lên từ hạt vàng trơn đem giao phấn với nhau.
a)Tính xác suất xuất hiện hạt (F3) xanh nhăn
b)Gieo các hạt F2 vàng trơn, sau đó cho tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ xanh nhăn
P thuần chủng : AABB x aabb
F1: AaBb
F2: vàg trơn : A_B_ x A_B_
a) F3 xanh nhăn : aabb
để F3 có Kg như vậy thì bố và mẹ F2 đùe phải có giao tử ab
==> Kg F2 : AaBb x AaBb
Sắc xuất : 1/16
16 vì A_B_ thì _(1) có 2 cách chọn a or A, _ (2) cũng 2 cách B or b
tương tự vậy với câu F2 còn lại ==> 4.4=16 cách

b) Bạn ơi, xem lại hộ miìn đề bài nhé:
b)Gieo các hạt F2 vàng trơn, sau đó cho tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ xanh nhăn
Vì F2 là kq từ tạp giao của F1 thì ko thể có kg cụ thể của F2 ==> ko có đủ đk để xđ tỷ lệ cây con
Bạn xem lại xme hay là đề bài :" Hạt F1 vàng trơn tự thụ phấn :)
P/s : Spam tý chút : Lananh_vy_vp lên làm mod ah?? chúc mừng bạn nghen :D cố lên nhé !!
 
L

lananh_vy_vp

Cho cây đỏ thuần chủng lai với trắng cao thuần chủng được F1
F1 lai F1 được F2 với tỉ lệ 37,5% đỏ cao : 37,5% trắng cao : 18,75% đỏ thấp : 6,25% trắng thấp .Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường chiều cao của cây do một cặp NST chi phối,cấu trúc của cây luôn không đổi trong giảm phân
1,Xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng màu sắc hoa và chiều cao thân.
2,lập sơ đồ lai từ P đến F2
 
C

catsanda

Cho cây đỏ thuần chủng lai với trắng cao thuần chủng được F1
F1 lai F1 được F2 với tỉ lệ 37,5% đỏ cao : 37,5% trắng cao : 18,75% đỏ thấp : 6,25% trắng thấp .Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường chiều cao của cây do một cặp NST chi phối,cấu trúc của cây luôn không đổi trong giảm phân
bạn xem lại hộ mình cái đề tí nhé. hình như hơi có vấn đề
 
Last edited by a moderator:
S

so_am_i

hic hic chán quá, ko hiểu sao tâm trạng của mình lại thảm hại đến mức độ này nữa :(( lại thêm : đọc bài này thấy tỷ lệ % rất quen nhưng tính ra số nguyên lại thấy lạ hoắc :(( Cày đào thì thấy bài này đã đc mình đưa lên " tiên" @-) Mình cứ xin đưa ra thiển ý, hiện jờ tâm trạng => lú lẫn => lười suy nghĩ rồi :((

Cho cây đỏ thuần chủng lai với trắng cao thuần chủng được F1
F1 lai F1 được F2 với tỉ lệ 37,5% đỏ cao : 37,5% trắng cao : 18,75% đỏ thấp : 6,25% trắng thấp .Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường chiều cao của cây do một cặp NST chi phối,cấu trúc của cây luôn không đổi trong giảm phân
1,Xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng màu sắc hoa và chiều cao thân.
2,lập sơ đồ lai từ P đến F2

37,5% đỏ cao : 37,5% trắng cao : 18,75% đỏ thấp : 6,25% trắng thấp <=> 6 đỏ cao : 6 trắng cao : 3 đỏ thấp : 1 trắng thấp <=> ( 9 đỏ: 7 trắg ) và (3 cao : 1 thấp)
+) 3 cao : 1 thấp thì rõ ràng là tính trạng chiều cao phân ly độc lập, trội hoàn toàn
Đặt D: cao, d thấp
+) NHưng 9 đỏ : 7 trắng : làm mình liên tưởng đến tương tác gen : tương tác bổ sung @-)
đặt A và B là những alen quy định màu sắc hoa trong đó: A_bb, aaB_, aabb : trắng, A_B_: đỏ

1) Như vậy: quy định chiều cao thân : quy luật ply độc lập cho 1tính trạng
màu sắc hoa : quy luật tương tác gen : tương tác bổ sung

2) sơ đồ lai: P : AABBDD x aabbdd
F1: AaBbDb
F1 x F1: AaBbDb x AaBbDb
<=> ( AaBb x AaBb) ( Dd x Dd)
<=> ( 9 A_B_ : 7 Kg còn lại ) . ( 3 D_ : 1dd)
<=> ( 9 đỏ : 7 trắng ). ( 3cao : 1 thấp) <=> 27:9:21:7
uhm soát lại thấy ko sai tý nào nhưng sao kq cuối cùng chia tỷ lệ lại ko ra % như ban đầu nhỉ?? b-(
Thôi mai nghxi tiếp, với tâm trạng như thế này chắc thức đến sáng mất :|
 
L

lananh_vy_vp

bạn xem lại hộ mình cái đề tí nhé. hình như hơi có vấn đề
Đề đúng đó chị:)
hic hic chán quá, ko hiểu sao tâm trạng của mình lại thảm hại đến mức độ này nữa :(( lại thêm : đọc bài này thấy tỷ lệ % rất quen nhưng tính ra số nguyên lại thấy lạ hoắc :(( Cày đào thì thấy bài này đã đc mình đưa lên " tiên" @-) Mình cứ xin đưa ra thiển ý, hiện jờ tâm trạng => lú lẫn => lười suy nghĩ rồi :((



37,5% đỏ cao : 37,5% trắng cao : 18,75% đỏ thấp : 6,25% trắng thấp <=> 6 đỏ cao : 6 trắng cao : 3 đỏ thấp : 1 trắng thấp <=> ( 9 đỏ: 7 trắg ) và (3 cao : 1 thấp)
+) 3 cao : 1 thấp thì rõ ràng là tính trạng chiều cao phân ly độc lập, trội hoàn toàn
Đặt D: cao, d thấp
+) NHưng 9 đỏ : 7 trắng : làm mình liên tưởng đến tương tác gen : tương tác bổ sung @-)
đặt A và B là những alen quy định màu sắc hoa trong đó: A_bb, aaB_, aabb : trắng, A_B_: đỏ

1) Như vậy: quy định chiều cao thân : quy luật ply độc lập cho 1tính trạng
màu sắc hoa : quy luật tương tác gen : tương tác bổ sung

2) sơ đồ lai: P : AABBDD x aabbdd
F1: AaBbDb
F1 x F1: AaBbDb x AaBbDb
<=> ( AaBb x AaBb) ( Dd x Dd)
<=> ( 9 A_B_ : 7 Kg còn lại ) . ( 3 D_ : 1dd)
<=> ( 9 đỏ : 7 trắng ). ( 3cao : 1 thấp) <=> 27:9:21:7
uhm soát lại thấy ko sai tý nào nhưng sao kq cuối cùng chia tỷ lệ lại ko ra % như ban đầu nhỉ?? b-(
Thôi mai nghxi tiếp, với tâm trạng như thế này chắc thức đến sáng mất :|
Ở F2 phân ly theo tỉ lệ 6:6:3:1 có tổng 16 tổ hợp mà F1 tự thụ (F1 lai với F1) nên F1 phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, để cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau thì phải xảy ra hiện tượng liên kết gene trên cả 2 cơ quan sinh sản trong quá trình giảm phân
Nhưng mà nếu làm phải chia nh trường hợp quá chị ạ.:confused:
 
Last edited by a moderator:
S

so_am_i

Ở F2 phân ly theo tỉ lệ 6:6:3:1 có tổng 16 tổ hợp mà F1 tự thụ (F1 lai với F1) nên F1 phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, để cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau thì phải xảy ra hiện tượng liên kết gene trên cả 2 cơ quan sinh sản trong quá trình giảm phân
Nhưng mà nếu làm phải chia nh trường hợp quá chị ạ.
Chưa có nhiều kinh nghiệm lắm nhưng bản thân mình thì nghĩ rằng khi đề bài ko có kH phân ly 1 cách cụ thể ( 9:3:3:1, 9;7...) mà chỉ cho theo % hay theo số lượng thì ko thể cộng vào để ra 16 đc vì 16 chỉ là tỷ lệ rút gọn nhất, mìnhị cũng có thể để thành 64, 32 đúng ko?? như cách mình làm là mình cho thành 64. mình chỉ đơn thuần nghĩ như vậy thôi vì bài này nếu bố và mẹ đều phân ly 4 giao tử, tức là mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định thì ko thể đc.
uhm mà mình vẫn ko hiểu mình đã sai ở chỗ nào nữa ?? ( ko biết có phaỉ do tính ngang bướng ko đây?)
Uhm chơi ăn gian chút nhé :) Bạn có thể cho mình biết bạn đang học phần nào để ta khoanh vùng hoạt động ;))
 
S

so_am_i

Cho cây đỏ thuần chủng lai với trắng cao thuần chủng được F1
F1 lai F1 được F2 với tỉ lệ 37,5% đỏ cao : 37,5% trắng cao : 18,75% đỏ thấp : 6,25% trắng thấp .Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường chiều cao của cây do một cặp NST chi phối,cấu trúc của cây luôn không đổi trong giảm phân
1,Xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng màu sắc hoa và chiều cao thân.
2,lập sơ đồ lai từ P đến F2
uh đúng là lắm thật ) Nhưng mình tự dưng lú lẫn mất rồi, liệu họ cho
Cho cây đỏ thuần chủng lai với trắng cao thuần chủng được F1
thì mình có thể kđ ngay đc KG của F1 là Aa BD//bd or Bb AD//ad đc luôn ko nhỉ??
Và còn 1 điều nữa, mình nghĩ bài này ko cần tìm f đâu vì sẽ ko có htượng hvị gen đâu.
và còn 1 điều nữa: CHo du mình sai khi nói:
thì mình có thể kđ ngay đc KG của F1 là Aa BD//bd or Bb AD//ad đc luôn ko nhỉ??
nhưng mình nghĩ vẫn kđ dc ngay là A_B_//b_ or B_ A_//a_
và theo bài làm của bạn:
Nếu F1 có KG: Aa Bd//bD cho 3 loại giao tử với tỉ lệ là: f/4 A bd : f/4 a bd : (1-f)/4 a Bd
Vậy ta dễ dàng tính được tỉ lệ KH Trắng, thấp ở đời con:
[f/4 A bd : f/4 a bd : (1-f)/4 a Bd].[f/4 A bd : f/4 a bd : (1-f)/4 a Bd]
Khi thực hiện phép nhân trên sẽ thu được 2 loại KH: Trắng, thấp và Đỏ, thấp nên:
- Tổng tỉ lệ 2 loại KH trên là [f/4 + f/4 + (1-f)/4].[f/4 + f/4 + (1-f)/4] = [(1+f)^2]/16
- Tỉ lệ KH Đỏ, thấp là: 2.f/4.(1-f)/4 = [2f(1-f)]/16
Vậy tỉ lệ KH Trắng, thấp là: [(1+f)^2]/16 - [2f(1-f)]/16 = 0,0625 (Kết hợp với giả thiết)
Giải ra ta được f=0 hay f = 0% => Xảy ra hiện tượng 2 gen liên kết hoàn toàn.
Thì suy ra đc Kg là : Aa Bd//bD
uhm trả lời hộ mình mấy băn khoăn đó nhé ;P
 
Last edited by a moderator:
M

minhme01993

Và còn 1 điều nữa, mình nghĩ bài này ko cần tìm f đâu vì sẽ ko có htượng hvị gen đâu-->sao lại có thể khẳng định là không có hoán vị gen chị?em không có cách nào để loại bớt trường hợp cả.hjc

Để anh hộ cho. :D. Cái này có thể khẳng định là không có hoán vị gen vì như sau.

Ta nhận xét nếu có hoán vị gen xảy ra thì số kiểu hình tạo ra phải bằng số kiểu hình của quy luật phân li độc lập, mà ở đây số kiểu hình tạo ra ít hơn nên khẳng định luôn là nó di truyền liên kết hoàn toàn.
 
S

so_am_i

rồi vậy Bài này đã xong chưa nhỉ?? Làm bài này thấy mình còn kém quá :( :( Nếu thầy bạn có cách làm khác thì lanh_vy_vp post lên giúp mình nhé :) Thank
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom