[sinh]Nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn

C

caothuyt2

*) Nguyên tắc bổ sung đảm bảo cho cấu trúc không gian của phân tử ADN ổn định:
cụ thế:
+ Chiều rộng của mỗi vòng xoắn( đường kính) là 20A*
+ Mỗi chu kì có chiều cao 34A* gồm 10 cặp Nu
---> ngắn gọn:D
 
M

mymap_kute

Nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn

thế nào là nhân đôi ADN theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn?
 
Last edited by a moderator:
A

astrasheld

Dễ ợt
Bổ sung là các nu liên kết với nháu theo quy luật A liên kết với U hoặc T,G liên kết với X
Bán bảo tồn là sau khi phân đôi thi ADN con sẽ giữ đc 1 nửa mạchk gốc cảu ADN mẹ
 
T

toi0bix

_Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêotit ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong MT nội bào theo nguyên tắc : A_T ,G_X
_Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại 1 nửa ):Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ ,mạch còn lạu mới đc tổng hợp
Đây là 2 nguyên tắc để diễn ra quá trình tự nhân đôi của ADN .Ngoài ra còn có nguyên tắc khuôn mẫu ...
 
C

caothuyt2

Định nghĩa đầy đủ theo TS Lê Đình Trung:
+ NTBS là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitric trên mạch kép của phân tử ADN, đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung cho T của mạch đơn kia có kích thước bé chúng liên kết với nhau bằng 2 LK H, G của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung cho X của mạch đơn kia có kích thước bé, chúng liên kết với nhau bằng 3 LK H và ngược lại.
+NT bán bảo toàn (bán bảo tồn): Trong quá trình tổng hợp phân tử ADN mỗi phân tử ADN con tạo ra gồm một mạch của phân tử ADN mẹ (mạch gốc) và một mạch mới được tổng hợp.
 
M

mymap_kute

mọi người ơi cho em hỏi đoạn okazaki là gì? điểm giống và khác giữa nhân đôi ở sinh vật nhân sơ với nhân đôi ở sinh vật nhân thực? trả lời ngắn gọn súc tích nha. thank
 
K

kimduong92

đoạn okazaki :là từng đoạn ngắn của mạch ADN mới hình thành trong quá trình nhân đôi ( mạch mới dc bổ sung hoànn chỉnh)
 
T

taolatao82

mọi người ơi cho em hỏi đoạn okazaki là gì? điểm giống và khác giữa nhân đôi ở sinh vật nhân sơ với nhân đôi ở sinh vật nhân thực? trả lời ngắn gọn súc tích nha. thank
thích ngắn gọn thì không đủ đâu
- đoạn okazaki là nhưng đoạn ADN được tổng hợp trên mạch không liên tục do enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp theo chiều 5'--> 3' nên trên mạch khuôn 5'--> 3' bị tổng hợp ngắt quãng tạo ra các đoạn ngắn gọi là okazaki.
- SVNC và SVNS giống nhau ở chỗ đều nhân đôi có một mạch liên tục và một mạch không vì hệ thống enzim gần giống nhau thuy nhiên chúng khác nhau ở chỗ ở SVNC thì có thể có nhiều điểm(nhiều gen cúng nhân đổi ) trên một ADN dài, ở SVNS chúng có thể có nhiều kiểu nhân đôi ví dụ nếu ADN vòng thì từ một điểm chúng có thể nhân đôi theo 2 chiều cùng lúc ............ thôi nói ngắn gọn cong nhìu lắm mà tui cung không nhớ hết mong bạn co y kiến
 
Top Bottom