[Sinh học8 ] Máu người

P

pehin_pro

Last edited by a moderator:
H

hoangha_96

bởi vì máu O có kháng thể anpha và bêta nên nếu gặp máu A, B ,AB thì anpha-A, Bêta-B sẽ kết dính gây đông máu dẫn đến tử vong.
 
M

minatohokage

Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, trong huyết tương có cả kháng thể anpha và bêta. Khi gặp nhóm máu A, B or AB, trong mỗi nhóm máu đều có ít nhất một kháng thể sẽ gây kết dính máu có thể gây tử vong cho người được truyền.
 
F

foreverlove_is2u

vì nhóm máu O có kháng thể là ampha và beta nên nếu nhận các máu khác sẽ bị kết dính
 
H

hongnhung.97

1.
ví sao máu O chỉ nhận được máu của nó mà không nhận được các máu khác ?
vì nếu nhận máu của các nhóm khác sẽ gây kết dính hồng cầu
2.
cho em hỏi xương của người già dễ gãy hơn xương của trẻ em
xương của người già dễ gẫy hơn xương của trẻ em vì: trong xương trẻ em có lượng cốt giao > lượng muối Ca--> xương dẻo dai.
còn ở xương người già, lượng muối Ca > cốt giao--> xương giòn hơn--> dễ gẫy
 
H

hongnhung.97

cho hỏi về sự miễn dịch ( bài 14 : Bạch cầu-miễn dịch)
ý bạn hỏi miễn dịch là gì hả???
miễn dịch là khả năng ko mắc một số bệnh ở người dù sống trong môi trừong có vi khuẩn gây bệnh
có 2 loại miễn dịch:
- miễn dịch tự nhiên <miễn dịch tập nhiễm cũng thuộc miễn dịch tự nhiên>
- miễn dịch nhân tạo: - miễn dịch chủ động
- miễn dịch thụ động
<ko biết có trả lời đúng ý bạn ko nữa>
 
C

cuonsachthanki

miễn dịch là khả năng cơ thể ko bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó
*Có hai loại miễn dịch:
-Miễn dịch tự nhiên:
+Bẩm sinh
+Tập nhiễm: có đc 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hoặc sau khi cơ thể đã bị nhiễm bệnh
-Miễn dịch nhân tạo: Có đc 1 cách chủ động khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh(tiêm vắc-xin)
 
H

hongnhung.97

-Miễn dịch nhân tạo: Có đc 1 cách chủ động khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh(tiêm vắc-xin)
nhưng bạn ơi, một vài trường hợp thì cơ thể ta đã bị nhiễm vi khuẩn viủt rồi thì không thể dùng cách này mà phải dùng một sự tác động trực tiếp khác vào để tiêu diệt mầm bệnh--> trong miễn dịch nhân tạo có cả miễn dịch thụ động nữa
 
G

girl_kut3_213

Một người trưởng thành có khoảng 4-6 lít máu trong cơ thể. Máu gồm nhiều loại tế bào trôi nổi trong một dịch lỏng gọi là huyết tương. Tuy nhiên mỗi người thường có một nhóm máu khác nhau và mãi đến đầu thế kỷ XX điều này mới được các nhà khoa học khám phá.

Năm 1901, nhà bác học người Áo Karl Landsteiner phát hiện ra rằng có các nhóm máu khác nhau. Khi trộn hai nhóm máu không tương thích với nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng đông kết. Những tế bào hồng cầu bị đông kết sẽ bị vỡ và gây ra những phản ứng độc. Điều này có thể dẫn đến tử vong cho người được nhận máu. Karl Landsteiner cũng nhận thấy rằng việc đông kết máu là một phản ứng miễn dịch. Phản ứng này xảy ra khi trong máu của người nhận có các kháng thể chống lại các tế bào máu của người cho.

Phát hiện của Karl Landsteiner đã cho phép lựa chọn đúng nhóm máu để truyền và nhờ vậy đã mở đường cho việc truyền máu được tiến hành một cách an toàn. Với phát hiện này ông đã được trao giải Nobel Y học vào năm 1930. Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein gọi là các kháng nguyên và các kháng thể. Các kháng nguyên nằm trên bề mặt của tế bào hồng cầu còn các kháng thể thì nằm trong huyết tương. Con người có các nhóm máu khác nhau thì có các sự kết hợp khác nhau của những phân tử này. Nhóm máu tùy thuộc vào sự di truyền từ bố mẹ.

Theo hệ thống nhóm máu ABO thì có 4 nhóm máu là A, B, AB và O. Nhóm máu A: Trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương. Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương. Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể A hay B nào trong huyết tương. Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A hay B nào trên bề mặt tế bào hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A và B trong huyết tương.

Ngoài ra, nhiều người còn có thể có một loại nhân tố được gọi là Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu. Đây cũng là một kháng nguyên và những người có nó được gọi thuộc nhóm Rh+. Những người không có thì gọi là nhóm Rh-. Một người có nhóm máu Rh+ thì có thể nhận máu từ một người thuộc nhóm Rh+ hay Rh- mà không có vấn đề gì nguy hiểm xảy ra. Còn một người nhóm Rh- thì không thể nhận máu Rh+ vì nó có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với các tế bào máu.

Theo những hệ thống nhóm máu trên đây thì một người có thể thuộc một trong 8 nhóm máu sau: A Rh+, B Rh+, AB Rh+, O Rh+, A Rh-, B Rh-, AB Rh-, O Rh-. Con cái được thừa hưởng di truyền nhóm máu từ cả bố và mẹ. Nếu bố hoặc mẹ nhóm O và người kia nhóm A, con sẽ có nhóm A hoặc O. Nếu bố hoặc mẹ B và người kia O, con sẽ là B hoặc O. Nếu cả hai bố mẹ là O, con sẽ có nhóm O. Nếu bố hoặc mẹ A và người kia B, con sẽ là A, B hoặc AB.

Để việc truyền máu diễn ra thành công, các nhóm máu ABO và Rh phải có sự tương thích giữa máu cho và máu nhận. Dĩ nhiên những người có cùng nhóm máu thì sẽ đều có thể truyền máu cho nhau. Ngoài ra một số trường hợp người ta có thể nhận những nhóm máu khác, chỉ cần người nhận thuộc nhóm máu mà trong máu không có những kháng thể chống lại kháng nguyên trong máu người cho. Nhóm O là nhóm cho được mọi người nhưng chỉ nhận được nhóm máu O mà thôi. Nhóm AB thì nhận được tất cả các nhóm máu nhưng chỉ cho được người có nhóm máu AB. Nhóm A cho được nhóm A và AB, nhận nhóm A và O. Nhóm B cho được nhóm B và AB, nhận nhóm B và O.

Cách xác định nhóm máu của một người là trộn một vài hồng cầu của họ với kháng thể trong một ống nghiệm hoặc trên một giấy thử đặc biệt. Nếu kháng thể anti-A gây kết khối, người đó là nhóm máu A. Nếu kháng thể anti-B gây kết khối, người này có nhóm máu B. Nếu cả hai kháng thể đều gây phản ứng, người này nhóm máu AB, và nếu chẳng có phản ứng gì cả, họ mang máu O.

Nói chung, nhóm máu của mỗi người là không thể thay đổi. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học đã phát triển một cách biến nhóm máu này thành nhóm máu khác. Điều đó nghĩa là máu nhóm A, B và AB có thể biến thành máu O, loại an toàn cho nhiều bệnh nhân và đáp ứng được tình trạng thiếu máu.
 
L

linhhuyenvuong

nếu cơ thể đã nhiễm 1 loại vi khuẩn nào đó thì đâu còn miễn dịch nữa.vì
Miễn dịch là khả năng cơ thể ko bị nhiễm 1 số bệnh nào đó mặc dù sống trog môi trườg vi khuẩn,virut
 
N

nhocsama_98

cho em hỏi "vì sao hồng cầu không có nhân mà có thể sản sinh ra hồng cầu mới"(trong cơ thể sẽ có cái phải già và mất đi cũng như hồng cầu sẽ bị già và mất đi vậy làm thế nào hông cầu có thể sinh sản được)
 
Last edited by a moderator:
T

tanpopo_98

cho em hoi "vì sao hồng cầu không có nhân mà có thể sản sinh ra hông cầu mới"(trong cơ thể sẽ có cái phải già à mất đi cung như hồng cầu sẽ bị già và mất đi zay làm thế nào hông cầu có thể sinh sản được)


Các tế bào máu gốc đa năng là nguồn tạo ra tất cả các loại tế bào máu, bao gồm hồng cầu. Các tế bào đa năng sinh sôi, một số tế bào con sẽ tiếp tục làm nguồn tế bào gốc đa năng, còn đa số sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để thành các dòng hồng cầu, bạch cầutiểu cầu.
Sự tăng trưởng và sinh sản của các tế bào gốc được điều khiển bởi các protein gọi là các chất cảm ứng tăng trưởng, mỗi chất có những đặc điểm riêng. Interleukin-3 là chất cảm ứng tăng trưởng tác động lên hầu hết các dòng tế bào máu, trong khi các chất cảm ứng tăng trưởng khác chỉ ảnh hưởng đến một vài loại tế bào mà thôi.
Các chất cảm ứng tăng trưởng không có vai trò trong sự biệt hóa các dòng tế bào máu. Đây là nhiệm vụ của loại protein khác - các chất cảm ứng biệt hóa.
Các chất cảm ứng (biệt hóa và tăng trưởng) được tạo ra bên ngoài tủy xương.
Hồng cầu lưới xuyên mạch, rời tủy xương đi vào máu tuần hoàn. Tàn dư của các bào quan cũng tiêu hết trong vòng 1 đến 2 ngày.


~~ Đây Tan lấy nguồn từ Wikipedia :) ~~ http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồng_cầu vào đây để rõ hơn :)
 
Last edited by a moderator:
N

nhocsama_98

cho hỏi về sự miễn dịch ( bài 14 : Bạch cầu-miễn dịch)
miễm dịch la khả năng không bị mắc một bệnh nào đó cho dù tiếp xúc với mầm bệnh
có hai loại miễn dịch:+miễn dịch tự nhiên:gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm
+miễn dịch nhân tạo:gồm miễn dịch thụ động(huyết thanh) và miễn dịch chủ động(vắcxin)
 
T

thienthannho.97

- Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.
- Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)
 
D

deltafoce11

Cho hỏi :
- Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì ? Có thể giải thích điều này thế nào khi chỉ số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu õi của cơ thể vẫn được đảm bảo


hongnhung.97 said:
Lỗi link ảnh~> Bạn thử sử dụng link khác đi^^!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom