Sinh học vận dụng thực tiễn

M

mybiu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu hỏi:
1. Tại sao ăn sắn hay bị say? Để tránh bị say sắn ,khi chế biến cần chú ý những gì?
2. Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng mưa axit?
3. Tại sao khi truyền dịch người ta truyền vào tĩnh mạch mà không truyền vào động mạch?
4.Tại sao khi bị cảm người ta có thể dùng dây bạc để đánh cảm? Sau khi đánh cảm dây bạc bị hóa đen, làm cách nào để dây bạc sáng trở lại?
5.Tại sao cơm nhai càng kĩ lại càng cảm thấy ngọt?vì sao ăn cơm cháy lại có vị ngọt hơn cơm bình thường?
:)
các bác giúp tớ với nha.........hi....mong là thứ 7 đã có câu trả lời..:x
 
H

hocmai.sinhhoc

Một số câu hỏi vận dụng

Câu 1: Nguyên nhân là do chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn. Chất này có thể gây tử vong nếu quá nhiều và nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ thấy mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân tay nặng, người vật vã, buồn nôn, nôn, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, thậm chí tử vong. Khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức. Khi mua và chế biến sắn, muốn không bị ngộ độc cần chú ý: mua sắn tươi vừa mới dỡ về. Khi chế biến phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt. Sắn chưa chế biến thì phải vùi xuống đất. Nên ăn sắn luộc với đường, mật để trung hòa acid cyanhydric. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý kịp.
Câu 2: Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
Quá trình tạo nên mưa axít
Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như :lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.

Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:

* Lưu huỳnh:

S + O2 → SO2;

Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.
SO2 + OH· → HOSO2·;
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl.
HOSO2· + O2 → HO2· + SO3;
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và SO3 (lưu huỳnh triôxít).
SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);
Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít.

* Nitơ:
N2 + O2 → 2NO;
2NO + O2 → 2NO2;
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);
Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.
Tác hại
Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thuỵ Điển. Người ta đã thấy rằng mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử...

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ tăng lên, lượng nước trong ao hồ sẽ giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình.

Mưa axit gây hư hại các công trình, song cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy(Đầm lầy là nơi sản ra lượng lớn khí methane), nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên.

Mưa axit tàn phá công trình nghệ thuật:
Một cuộc điều tra toàn cầu mới đây đã cho thấy thành phần sunphua trong các cơn mưa này có thể ngăn cản trái đất ấm lên, bằng việc tác động vào quá trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy.Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ chất nền (gồm hydro và axetat) trong than bùn, rồi giải phóng methane vào khí quyển. Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh methane, còn có vi khuẩn ăn sunphua cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sunphua, đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lý được dành cho vi khuẩn sinh methane. Do vậy, các vi khuẩn sinh methane bị "đói" và sản xuất ra ít khí nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phần sunphua lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh methane tới 30%.

Câu 3: Khi tiêm người ta thường tiêm vào tĩnh mạch vì những lý do sau:</SPAN>
- Động mạch có áp lực cao, khi rút kim tiêm ra thường gây phụt máu
- Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó thấy
- Tĩnh mạch có lòng mạch rộng nên dễ luồn kim tiêm
- Tĩnh mạch nằm nông hơn động mạch nên dễ tìm thấy

Câu 4: Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên xẩy ra phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể.
2Ag + - S - <--> Ag2S (đen)
Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng
Ag2S + 4NH3 <--> 2[Ag(NH3)2]+ + S2-
Ag2S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại.
Câu 5
Trong khoang miệng, chỉ có tinh bột trong thức ăn được biến đổi hoá học dưới tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt. Amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantôzơ.</SPAN>
amilaza
Tinh bột -------------------- → mantôzơ
Chính vì vậy mà khi ta ăn cơm nhai lâu tức là đường mantozơ được tạo ra càng nhiều dẫn đến ta càng có cảm giác ngọt.

Trong hạt cơm có chứa tinh bột với thành phần là amilozo và amilopectin được tạo ra bởi các đơn phân là glucozo, khi nấu cơm thì phần dưới đáy nồi chịu nhiệt độ cao hơn nên các liên kết glicozit bị đứt gãy làm mạch cacbonhidrat ngắn lại, một số có thể bị cắt đến tận glucozo, vì vậy khi ăn thì phần cơm cháy ở dưới có chứa nhiều cacbonhidrat mạch ngắn hơn nên gây cảm giác ngọt hơn (dễ tan và dễ bị phân cắt bởi enzim trong miệng hơn)
 
H

hazamakuroo

Mong thầy giải chi tiết giúp em bài nay ạ !! em đang cần gấp !!

Bài 1 : Cho tự thụ phấn 10 cây ngô hạt tím quả có râu thu đc 1920 cây ngô đời F1,trong đó có 1380 cay hạt tím,quả râu;204 cây hạt tím,ko râu;300 cây hạt trắng,quả ko râu.Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và các cặp gen phân li độc lập nhau,mỗi cây chỉ có 1 quả và số lượng hạt mỗi quả xem như bằng nhau.
Xác định kiểu gen và số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu gen của 10 cây ngô ban đầu
Bài 2 : Ở 1 loài cây có 1 dãy gồm 30 alen quy đnhj tính trạng bất thụ. Tìm số KG tạo ra mà trong mỗi KG có các alen khác nhau ?
Bài 3 : tần số tương đối của A trong phần đực là 0,8 , trong cái là 0,4
tần số tương đối của a trong phần đực là 0,2 , trong cái là 0,6
1. XĐ cấu trúc di truyền của QT ở thế hệ 1
2.CTDT ở trạng thái cân bằng ?
 
C

canhcutndk16a.

đang vội nên nhai bài dễ nhất:)):
Bài 3 : tần số tương đối của A trong phần đực là 0,8 , trong cái là 0,4
tần số tương đối của a trong phần đực là 0,2 , trong cái là 0,6
1. XĐ cấu trúc di truyền của QT ở thế hệ 1
2.CTDT ở trạng thái cân bằng ?
1/ [TEX](0,8A:0,2a)x(0,4A:0,6a)[/TEX]\Leftrightarrow[TEX]0,32AA:0,56A a:0,12aa[/TEX]

2/ Cả QT có [TEX]p(A)=\frac{0,8+0,4}{2}=0,6[/TEX]\Rightarrow[TEX]q(a)=0,4[/TEX]

\RightarrowJKhi QT ở TTCBDT: [TEX]0,36AA:0,54A a:0,16aa[/TEX]
 
Top Bottom