T
trifolium
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Những hậu quả dù vô tình hay cố ý do con người gây ra với hệ sinh thái đã tạo ra những hiểm hoạ khôn lường không thể lường trước được. Những hậu quả ấy từng giờ, từng phút nhắc nhở nhân loại: Hãy cẩn trọng với mỗi hành vi của chính mình!
Dưới đây là 9 thảm họa khủng khiếp nhất do con người đã “gây tội" với thiên nhiên.
1. Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl
.
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.
Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Một bản báo cáo năm 2005 cho biết có 56 người chết ngay tại thời điểm sự cố xảy ra. Ước tính có khoảng 9.000 người, trong số gần 6,6 triệu người sẽ chết vì bệnh ung thư.
2. Sự cố tràn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện than Kingston
Sự cố tràn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện than Kingston thuộc Tennessee Valley Authority (Mỹ) xảy ra ngày 22 tháng 12 năm 2008. Tro nhà máy điện được mô tả là loại chất thải không nguy hiểm, nhưng người ta đã phát hiện trong chất thải của nhà máy này có chứa những kim loại nguy hiểm như chì và asen. Những khu vực lấp đầy bùn than hiện đã không còn thích hợp cho sự sống.
3. Vụ tràn dầu trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991
Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ.
Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 triệu gallon dầu thô. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii. Đây được coi là vụ tràn dầu lớn nhất thế giới, nó đã gây ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô và cá.
4. Thảm họa Bhopal
Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984.
Con số người chết đưa ra khoảng 8000 đến 10,000 trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí gas rò rỉ. 25 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.
5. Đảo rác lớn nhất hành tinh
Eastern Garbage Patch là tên quốc tế của một đảo nổi khổng lồ được tạo nên bởi đồ nhựa phế thải ở phía bắc Thái Bình Dương. Với diện tích tối đa lên tới 15 triệu km2, bãi rác khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương có thể to hơn cả nước Mỹ, điều đáng sợ là diện tích bãi rác này vẫn tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động. Giới khoa học ước tính bãi rác Thái Bình Dương có thể chứa tới hơn 100 triệu tấn rác.
6. Nạn phá rừng ở Amazon
Theo một báo cáo mới đây, khoảng 103,5 km2 rừng nhiệt đới, gần bằng diện tích nước Pháp, đã biến mất trong tháng 3 và tháng 4/2010 ở vùng Amazon, Brazin. Hơn nữa, tình trạng phá rừng ở vùng Amazon đã tăng 95% theo từng năm trong thời gian qua. Nạn phá rừng đã làm gia tăng tác hại của biến đổi khí hậu, gây ra một loạt những tai hoạ thiên nhiên mà con người phải trực tiếp gánh chịu như lũ lụt, hạn hán…
7. Đánh bắt cá quá mức
Cá và các nguồn hải sản khác ở các đại dương sẽ cạn kiệt vào năm 2048 nếu xu hướng tàn phá môi trường sinh thái và đánh bắt quá mức vẫn tiếp tục với tốc độ như hiện nay. Nếu mất đi những loài sinh vật này chúng ta sẽ mất đi tính hiệu quả và sự ổn định của toàn hệ thống sinh học.
8. Tan băng ở Bắc Cực
Hiện nay, một diện tích lớn tầng băng vĩnh cửu tại Bắc Cực bắt đầu tan dẫn tới hiện tượng xói mòn nhanh chóng, làm lún nứt các quốc lộ và ống dẫn, phá hủy các công trình xây dựng và rừng. Việc này đồng nghĩa với việc nhiệt độ toàn cầu tăng ba độ C, riêng phía bắc bán cầu có thể tăng thêm 10 độ C ngay trong thế kỷ này.
9. Công nghiệp khai thác mỏ
Khai thác mỏ là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc khai thác một cách quá mức đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và hệ sinh thái tự nhiên như xói mòn đất, phá vỡ mạch dòng chảy, ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Hơn nữa, những thiệt hại do việc khai thác mỏ quá mức gây ra lại không có biện pháp nào có thể khắc phục.
Dưới đây là 9 thảm họa khủng khiếp nhất do con người đã “gây tội" với thiên nhiên.
1. Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl
.
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân.
Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinav, Anh, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Một bản báo cáo năm 2005 cho biết có 56 người chết ngay tại thời điểm sự cố xảy ra. Ước tính có khoảng 9.000 người, trong số gần 6,6 triệu người sẽ chết vì bệnh ung thư.
2. Sự cố tràn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện than Kingston
Sự cố tràn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện than Kingston thuộc Tennessee Valley Authority (Mỹ) xảy ra ngày 22 tháng 12 năm 2008. Tro nhà máy điện được mô tả là loại chất thải không nguy hiểm, nhưng người ta đã phát hiện trong chất thải của nhà máy này có chứa những kim loại nguy hiểm như chì và asen. Những khu vực lấp đầy bùn than hiện đã không còn thích hợp cho sự sống.
3. Vụ tràn dầu trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991
Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ.
Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 triệu gallon dầu thô. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii. Đây được coi là vụ tràn dầu lớn nhất thế giới, nó đã gây ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô và cá.
4. Thảm họa Bhopal
Thảm họa Bhopal là một thảm họa công nghiệp xảy ra tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide ở Bhopal, Madhya Pradesh, Ấn Độ ngày 3 tháng 12 năm 1984.
Con số người chết đưa ra khoảng 8000 đến 10,000 trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí gas rò rỉ. 25 năm sau vụ rò rỉ, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy của UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.
5. Đảo rác lớn nhất hành tinh
Eastern Garbage Patch là tên quốc tế của một đảo nổi khổng lồ được tạo nên bởi đồ nhựa phế thải ở phía bắc Thái Bình Dương. Với diện tích tối đa lên tới 15 triệu km2, bãi rác khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương có thể to hơn cả nước Mỹ, điều đáng sợ là diện tích bãi rác này vẫn tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động. Giới khoa học ước tính bãi rác Thái Bình Dương có thể chứa tới hơn 100 triệu tấn rác.
6. Nạn phá rừng ở Amazon
Theo một báo cáo mới đây, khoảng 103,5 km2 rừng nhiệt đới, gần bằng diện tích nước Pháp, đã biến mất trong tháng 3 và tháng 4/2010 ở vùng Amazon, Brazin. Hơn nữa, tình trạng phá rừng ở vùng Amazon đã tăng 95% theo từng năm trong thời gian qua. Nạn phá rừng đã làm gia tăng tác hại của biến đổi khí hậu, gây ra một loạt những tai hoạ thiên nhiên mà con người phải trực tiếp gánh chịu như lũ lụt, hạn hán…
7. Đánh bắt cá quá mức
Cá và các nguồn hải sản khác ở các đại dương sẽ cạn kiệt vào năm 2048 nếu xu hướng tàn phá môi trường sinh thái và đánh bắt quá mức vẫn tiếp tục với tốc độ như hiện nay. Nếu mất đi những loài sinh vật này chúng ta sẽ mất đi tính hiệu quả và sự ổn định của toàn hệ thống sinh học.
8. Tan băng ở Bắc Cực
Hiện nay, một diện tích lớn tầng băng vĩnh cửu tại Bắc Cực bắt đầu tan dẫn tới hiện tượng xói mòn nhanh chóng, làm lún nứt các quốc lộ và ống dẫn, phá hủy các công trình xây dựng và rừng. Việc này đồng nghĩa với việc nhiệt độ toàn cầu tăng ba độ C, riêng phía bắc bán cầu có thể tăng thêm 10 độ C ngay trong thế kỷ này.
9. Công nghiệp khai thác mỏ
Khai thác mỏ là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc khai thác một cách quá mức đã gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường và hệ sinh thái tự nhiên như xói mòn đất, phá vỡ mạch dòng chảy, ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Hơn nữa, những thiệt hại do việc khai thác mỏ quá mức gây ra lại không có biện pháp nào có thể khắc phục.