[Sinh học] Câu hỏi kiểm tra 1 tiết về da?

T

trongvu_1998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cấu tạo của da và các chức năng liên quan?
Cô mình có cho ghi cấu tạo thế này:
+Lớp biếu bì: - Tầng sừng
- Tầng tế bào sống
+Lớp bì : - Sợi mô liên kết
- Thụ quan
- tuyến mồ hôi
- tuyến nhờn
- cơ co chân lông
- lông và bao lông
- dây thần kinh
- mạch máu
+Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ.
Chức năng thì cô ko cho ghi nên nhờ mấy bạn giúp mai mình kt
*-Các bạn ghi rõ chức năng của các cơ quan nhỏ trong lớp bì và lớp biểu bì nhé.
VD:Tầng sừng -> giúp cho da như thế nào đó....
- Còn lớp mỡ mấy bạn ghi chức năng thôi.
Trân trọng cảm ơn!
 
T

taysobavuong_leviathan

tra loi ne

Da là lớp bao phủ bề mặtcơ thể, là cơ quan thực hiện nhiều chức năng khác nhau như: bảo vệ cơ thể, chức năng cảm giác, chức năng bài tiết, chức năng điều hoà thân nhiệt và trao đổi khí. Da có liên quan mật thiết với mọi hoạt động và phản ánh trạng thái sức khoẻ của cơ thể. Bất kỳ tổn thương nào ở da cũngcó thể làm xuất hiện các trạng thái bệnh lí khác nhau.
Da được tạo thành từ mô bì, cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ
+ Lớp biểu bì: gồm 3 lớp tế bào: Lớp sừng ở trên cùng gồm những tế bào đã chết, thường bị bong ra khỏi da cùng với lớp bụi và vi khuẩn bám vào nó. Lớp tế bào sống nằm dưới lớp sừng. Lớp trong cùng gồm các tế bào mầm liên tục sinh ra các tế bào mới. Các tế bào của lớp này thay đổi, phát triển và sừng hóa dần. Trong lớp này còn có các tế bào sắc tố melanin tạo màu da khác nhau của từng dân tộc. Các tế bào sắc tố bảo vệ da tránh tác động của tia tử ngoại.
+ Lớp bì (hạ bì): có 2 lớp tế bào. Lớp núm được tạo thành từ mô liên kết lỏng lẻo, trong đó có các tận cùng thần kinh, các mạch máu, mạch bach huyết. Lớp võng mạc được tạo thành từ các sợi colagen liên kết nhau thành mạng lưới làm cho da có tính đàn hồi. Trong lớp bì có các bao lông, tuyến nhờn và tuyến mồ hôi.
+ Lớp mỡ dưới da : có độ dày thay đổi, gồm các sợi mô liênkết tạo thành bao có chứa tế bàomỡ
Ở da người (và thú) không có các tế bào thụ cảm riêng biệt. Các đầu mút thần kinhcảm giác toả ra một cách tự do trên da gọi là các tiểu thể để tiếp nhận các kích thích khác nhau từmôi trường, đó là:
- Tiểu thể Meisner, thu nhận kích thích ma sát
- Tiểu thể Pacinian, thu nhận áp lực
- Tiểu thể Krause thu, nhận kích thích nhiệt độ lạnh
- Tiểu thể Ruffni, thu nhận nhiệt độ nóng
- Các mút thần kinh thu nhận các kích thích đau.
b/ . Các thụ quan của da
Bề mặt của da là một trường thụ cảm lớn. Theo Donalson trên bề mặt da có khoảng 500.000 điểm thu nhận cơ học; 250.000 điểm thu nhận nhiệt độ lạnh; 30.000 điểm thu nhận nhiệt độ nóng; 3.500.000 điểm thu nhận cảm giác da. Các điểm này phân bố không đều trên da.
Trong da có một số thụ quan như: thụ quan nhiệt (nóng, lạnh), thụ quan xúc giác (sự va chạm, áp lực), thụ quan đau. Mỗi loại thụ quan thụ cảm một loại kích thích tương ứng (trừ thụ quan cảm giác đau, vì tất cả các kích thích lên da khi vượt quá ngưỡng kích thích đều cho ta cảm giác đau)
b.1. Thụ quan xúc giác
- Xúc giác là một dạng cảm giác xuất hiện khi kích thích cơ học tác động, làm thay đổi bề mặt da bằng cách tác động vào các cơ quan thụ cảm áp lực. Nó làkết quả hoạt động phối hợp của hai loại thụ quan là thụ quan về sự va chạm và thụ quan về áp lực.
- Cơ quan thụ cảm xúc giác trên bề mặt da có cấu tạo rất khác nhau. Tại các vùng da có lông, các thụ quan xúc giác là các đám rối thần kinh bao quanhlỗ chân lông. Tại vùng da không có lông, các cơ thụ quan đặc biệt là các thể Meisnhier. Các thể này có một lớp màng mô liên kết mỏng bao quanh, chúng nằm trong lớp sâu của da. Trong lớp biểu mô của da còn có các đĩa xúc giác hay thể Merken
- Cơ chế tạo cảm giác xúc giác: Cảm giác tiếp xúc xuất hiện khi một kích thích chạm nhẹbề mặt da; Cảm giác áp lực khi ấnmạnh một điểm nào đó trên bề mặt da. Cả 2 cảm giác trên đều cóđược do da bị biến dạng, nhưng khác biệt là cường độ tác động của kích thích khác nhau.
Trên bề mặt da, các cơ quan thụ cảm xúc giác phân bố không đều, nên độ nhạy cảm củacác vùng da khác nhau.
Khả năng hưng phấn của các cơ quan thụ cảm xúc giác thay đổi tùy thuộc vào nhiềuyếu tố khác nhau. Khi da được sưởi ấm thì độ nhạy cảm xúc giác tăng lên, khi lạnh thì độ nhạy cảm giảm đi.
b.2. Thụ quan nhiệt độ
Thụ quan nhiệt độ của da gồm 2 loại: Loại chuyên tiếp nhận kích thích lạnh (gọi la các bình Crauze). Loại chuyên tiếp nhận kích thích nóng (gọi là các thể Goldgi - Maxenhi).
Các tế bào thụ cảm nóng, lạnh phân bố không đều, nên độ nhạy cảm của các vùng da đối với kích thích nhiệt khác nhau.
+ Da phần thân nhạy cảm hơn với kích thích nóng so với da của các chi
+ Trong các chi thì độ nhạy cảm với kích thích phụ thuộc vào khoảng cách tới phần trung ương. Trên các chi, phần ở xa nhạy cảm hơn phần ở gần.
Cường độ của phản ứng xuất hiện dưới tác động củanhiệt độ tỷ lệ thuận với phần diện tích bề mặt kích thích.
b.3. Thụ quan đau
Cảm giác đau xuất hiện dưới tác động của các kích thích gây tổn thương các tổ chức khác nhau của cơ thể.
Các cơ quan thụ cảm đau làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại những tác động có hại từ môi trường xung quanh.
Các kích thích tạo cảm giác đau không mang đặc trưng nào vì các tác động lý học, hóa, học cơ học, nhiệt học … đều có thể gây ra sự tổn thương nên xuất hiện cảm giác đau.
 
T

taysobavuong_leviathan

bo sung

c/ . Bộ phận dẫn truyền của cơquan phân tích da
- Dựa vào tốc độ dẫn truyền, tất cả các sợi thần kinh đều phân ra làm 3 loại
+ Nhóm A là các sợi thần kinh có bao myêlin với độ dày 8 - 12 µm, tốc độ dẫn truyền 120 m/s.
+ Nhóm B gồm các sợi thần kinh có bao myêlin với độ dày 4 - 8 µm, tốc độ dẫn truyền 15 - 40 m/s.
+ Nhóm C gồm các sợi thần kinh có bao myêlin với độ dày < 4 µm, tốc độ dẫn truyền 0,5 - 15m/s.
- Dựa vào chức năng, cácđường dẫn truyền của 4 loại cơ quan thụ cảm da, bên trong hệ thần kinh trung ương được phânbố như sau
+ Các sợi thần kinh có liên quan đến việc dẫn truyền cácxung từ các cơ quan thụ cảm xúcgiác và cơ sẽ đi liên tục vào cột sau của tủy sống (bó Goll, bó Burdach) rồi tới hành tủy. Trong nhân của cột sau sẽ bắt nguồn bó thứ phát. Bó này bắt chéo rồi đi tiếp qua gò thị rồi lên não bộ.
+ Các sợi thần kinh thuộc các cơ quan thụ cảm đau và nhiệt độ sẽ qua các rễ sau vàochất xám của sừng sau. Các tế bào của sừng sau là nơron hướng tâm thứ 2 sẽ qua hệ thống mép trước, bắt chéo sang phía đối diện để vào cột chất trắng bên rồi tạo thành bó thứ phát có các sợi thần kinh kết thúc trong các nhân của gò thị. Từ các nơron của gò thị sẽ xuất phát các sợi trục tới vỏ não.
d/ . Phần trung ương của cơ quan phân tích da
Phần trung ương của cơ quan phân tích da của người là phần nếp nhăn sau rãnh trungtâm. Tuy nhiên bằng thực nghiệm, các chuyên gia trong phòng thí nghiệm của Pavlov đã xác định được vị trí của đại diện cơ quan phân tích đau trên vỏ não.
e/ . Vệ sinh và phòng bệnh ngoài da
- Vệ sinh da bằng cách thường xuyên tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ vi trùng, chất nhờn, bụi và sản phẩm bài tiết mồ hôi trên da giúp da tránh các bệnh do nấm và vi khuẩn. Vệ sinh nơi ăn ở, nơi làm việc để hạn chế sự phát triển của vi trùng tiếp xúc với da.
- Những người làm việc trong môi trường nhiều bụi, tiếp xúc thường xuyên với dầu mỡ, lao động chân tay, ra nhiều mồ hôi cần phải tắm ngay sau ca. Đốivới những phần không được quần áo bảo vệ như da mặt cần đeo khẩu trang, kem chống nắng, để tránh tác động của ánh nắng lên da có thể gây ung thư da.
- Cần có chế độ ăn uống,nghỉ ngơi hợp lý vì các bệnh ngoài da thường liên quan mật thiết với các bệnh của cơ thể.
- Cần biết được các nguyên nhân gây bệnh cho da đểcó hướng phòng trị thích hợp. Nguyên nhân bên ngoài làm xuấthiện các bệnh ngoài da rất nhiều là các tác động cơ học, hóahọc, các tác nhân vật lý, các yếu tố của khí quyển, tác nhân sinh học như cây cỏ, côn trùng, vi khuẩn, nấm…
Nguyên nhân bên trong gây bệnh da như rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, rối loạn nội tiết, chuyển hóa cơ bản và chức năng tiêu hóa bị rối loạn, thiếu vitamin.
Đại bộ phận các bệnh của da thể hiện dưới 2 hình thứcviêm nhiễm: viêm nhiễm nguyên phát và viêm nhiễm thứ phát. Viêm nhiễm nguyên phát là sự xuất hiện các phản ứng của da dưới dạng các nốt mẩn đỏ, các bọng nuớc. Viêm nhiễm thứ phát là sự thay đổi các dấu hiệu viêm nhiễm nguyên phát để tạo thành các ổ loét, các lỗ , các chỗ nứt, sẹo, vẩy sừng…thuviensinhhoc.com/Baigiang/GPSLN/C...
 
Top Bottom