[Sinh học 9] Men-đen và di truyền học!!!!

D

dream_link

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giải thích giùm mình:
1. Vì sao cây đậu Hà Lan tự thụ phấn khá nghiêm ngặt?
2. Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

hongnhung.97 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh học 9] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Giải thích giùm mình:
1. Vì sao cây đậu Hà Lan tự thụ phấn khá nghiêm ngặt?
2. Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

Câu 1: Đậu Hà Lan tự thụ phấn nghiêm ngặt vì nó có hoa lưỡng tính, có nhị và nhụy cùng nằm trên một hoa ~~> Nhị và nhụy của cùng một cây thì thụ phấn cho nhau

Câu 2: Mình đã từng làm. Bạn nên dùng chức năng tìm kiếm trước khi post bài bạn nhé ;).
hongnhung.97 said:
Việc Menden dùng các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai chủ yếu với mục đích theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng ở các thế con F. [Các tính trạng phân biệt rõ ràng, dễ nhận nhất, như: thân cao, thân thấp...]

P.s Chắc sai hết quá :-S. Kiến thức mình hạn hẹp ~~> Có gì bà con giúp mình thêm với :x
 
N

ngocanh8897

Mình bố sung chút nhé!
Cây đạu Hà Lan còn có cánh hoa hình dạng thìa nên khi thụ phấn phấn sẽ không thể bay ra ngoài => tránh tạt giao khi lai giống. :khi (69)::khi (69)::khi (69):
 
T

titishuri

em mới học bài đầu tiên về menden và di truyền học nhưng chẳng hiểu gì cả
 
H

hongnhung.97

em mới học bài đầu tiên về menden và di truyền học nhưng chẳng hiểu gì cả
Sinh 9 hoàn toàn khác so với Sinh 6, 7, 8 nên việc tiếp cận nó có thể hơi khó khăn. Nhưng đọc kĩ nội dung sgk + chú ý lắng nghe thầy cô giảng + tham khảo một số bài tập trong các sách và trên mạng. Ngoài ra bạn có thể tham gia Hội Sinh khối 9. Mình tin bạn sẽ sớm làm quen và cảm thấy Sinh 9 thật hấp dẫn :x. Hy vọng có thể trao đổi học tập với bạn, nick mình: traucon_n ^^
 
M

mauxanh197

Cho mình hỏi? Trong lai hoa đỏ và hoa trắng đó. Nếu lấy hoa trắng làm bố thì tỉ lệ hoa ra như thế nào?. Ở trường mình chỉ cho hoa đỏ làm bố ra 3 đỏ 1 trắng thôi
 
L

lovelybones311

Cho mình hỏi? Trong lai hoa đỏ và hoa trắng đó. Nếu lấy hoa trắng làm bố thì tỉ lệ hoa ra như thế nào?. Ở trường mình chỉ cho hoa đỏ làm bố ra 3 đỏ 1 trắng thôi
nếu hoa đỏ và hoa trắng đều thuần chủng thì tỷ lệ sẽ ra 3 trội:1 lặn
còn nếu hoa bố hoặc hoa mẹ ko thuần chủng,hoặc 1 thuần chủng 1 ko thuần chủng ,....bạn cứ xét theo quy tắc tổ hợp và phân li giao tử là được tỷ lệ
 
T

tsukushi493

Cho mình hỏi? Trong lai hoa đỏ và hoa trắng đó. Nếu lấy hoa trắng làm bố thì tỉ lệ hoa ra như thế nào?. Ở trường mình chỉ cho hoa đỏ làm bố ra 3 đỏ 1 trắng thôi

Hoa đỏ hay trắng đều có thể làm bố hoặc mẹ đc vì định luật phân ly của MĐ không phụ thuộc giới tính, vai trò về di truyền của bố mẹ cho con cái là ngang nhau và đương nhiên kết quả thu đc ở 2 phép lai thuận và nghịch sẽ là như nhau.

Còn kết quả thu đc 3 đỏ : 1 trắng là do tính trạng hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa màu trắng nên ở đời con sẽ đc 3 đỏ : 1 trắng. Nếu trắng trội hoàn toàn so với đỏ sẽ đc kết quả 3 trắng : 1 đỏ.
Em có thể lấy ở phép lai thuận bố là đỏ , mẹ là trắng và phép lai nghịch với bố là trắng, mẹ là đỏ cũng đc kết quả như trên nhé. :D

nếu hoa đỏ và hoa trắng đều thuần chủng thì tỷ lệ sẽ ra 3 trội:1 lặn
còn nếu hoa bố hoặc hoa mẹ ko thuần chủng,hoặc 1 thuần chủng 1 ko thuần chủng ,....bạn cứ xét theo quy tắc tổ hợp và phân li giao tử là được tỷ lệ

Em ơi, tỉ lệ thu đc ở đời con còn phụ thuộc vào quan hệ trội lặn đầu tiên, sau mới xét đến tính thuần chủng hay không.

Ví dụ : A_đỏ > a_trắng (Trội hoàn toàn )

P( thuần chủng ) : A A ( đỏ ) x a a ( trắng )
F1: 100% A a ( đỏ )

P( k thuần ) : A a ( đỏ )x AA (đỏ)
F1 : 1A a : 1 A A
TLKH : 100% đỏ.

Rõ ràng ở đây khi đã trội hoàn toàn rồi thì thuần chủng hay không k quyết định nhiều nữa .
 
Top Bottom