[Sinh học 9] Câu hỏi

G

giotuyet1997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.
a,Trình bày những diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trìng nguyên phân.
b,Trình bày những diễn biến của nhiễm sắc thể trong các quá trìng nguyên phân.
c,Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
d,Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân I và giảm phân II.
2.
a,Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giữa giới tính và nhiễm sắc thể thường.
b,tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ là 1:1? Tỉ lệ này nghiệm đúng khi nào?
3.Nêu đặc điểm cấu tạo h2 và mô tả cấu trúc không gian của ADN.
THANKS các pác nhìu...

hongnhung.97 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh học 9] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
N

ngocanh8897

1.
a,Trình bày những diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trìng nguyên phân.
b,Trình bày những diễn biến của nhiễm sắc thể trong các quá trìng nguyên phân.
c,Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
d,Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân I và giảm phân II.
2.
a,Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giữa giới tính và nhiễm sắc thể thường.
b,tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ là 1:1? Tỉ lệ này nghiệm đúng khi nào?
3.Nêu đặc điểm cấu tạo h2 và mô tả cấu trúc không gian của ADN.
THANKS các pác nhìu...

Câu 1: a,b gần giống nhau mình gộp luôn nhé!
- Kì trung gian: NST dạng sợi mảnh, duỗi xoắn cực đại, tại kì này xảy ra sự tự nhân đôi của NST thực chất là sự tự nhân đôi của các ADN.
- Kì đầu: các cromatit trong mỗi NST kép đóng xoắn.
- Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại, có hình dạng và kích thước điển hình. Lúc này các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: mỗi cromatit trong từn cặp NST kép tách nhau tại tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào rồi từ từ dãn xoắn.
- Kì cuối: các NST đơn dãn xoắn cự đại dạng sợi mảnh và bước vào kì trung gian và đợt phân chia mới.
c, Giống và khác nhau cơ bản giữa NP và GP:
- Giống:
+ Đều là quá trình phân bào, NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian, đều có đóng và duỗi xoắn của NST.
+ Có sự biến đổi hình thái NST qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
+ Đều là cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài.
- Khác:
*NP:
+ Xảy ra tế bào sinh dưỡng và tế bào mầm sinh dục.
+ Gồm 1 lần phân bào
+ Có sự phân li NST thành 2 NST đơn sau đó di chuyển về 2 cự của tế bào.
+ Từ 1 tế bào mẹ 2n NP tạo thành 2 tế bào con, mỗi tế bào có bộ NST lưỡng bội (2n).
* GP:
+ Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
+ Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của cặp NST kép tương đồng về 2 cực của tế bào (sau GP I)
+ Từ 1 tế bào mẹ tạo 4 tế baof cn, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n).

Câu 2:a, Những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:
- NST giới tính:
+ Chỉ tồn tại 1 cặp, có thể đồng dạng hoặc không đồng dạng ở cá 2 giói. Khi thì đồng dạng ở giới đực khi thì đồng dạng ở giới cái.
+ Gen có thể tồn tại thành cặp, có thể tồn tại thnah từng alen riêng rẽ ở các vùng khác nhau trên NST XY.
+ NST giới tính, biểu hiện TT giới tính, tính trạng sinh dục phụ và các TT liên kết với giới tính.
- NST thường:
+ Tồn tại nhiều cặp, các NST trong mỗi xặp luôn luôn đồng dạng, giống nhau ở cả giới đực và giói cái.
+ Gen tồn tại thành cặp gen tương ứng.
+ Gen trên NST chi phối các TT khi biểu hiện TT không liên quan đến giới tính.
b, Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:
Ở người bình thường có 46 NST tồn tại thành 23 cặp trong đó có 22 cặp NST thường (A) và 1 cặp NST giới tính (nam: XY, nữ: XX)
- Ở đàn bà có bộ NST là 44A+XX khi GP cho 1 loại trúng mang 22A+X.
- Ở đàn ông có bộ NST là 44A+XY khi GP cho 2 loại tinh trùng vói 1 loại trứng tạo nên 2 kiểu hợp tử là 44A+XX và 44A+XY phát triển thành 2 giới có tỉ lệ xấp xỉ nhau 1trai:1 gái. Tỉ lệ này nghiệm đúng trên số lượng cá thể nhiều.

Caau 3: bạn tự làm nhé! ^^!
 
Top Bottom