[Sinh học 8] tuyển tập các câu hỏi lí thú

  • Thread starter hoaboconganhtrang678
  • Ngày gửi
  • Replies 133
  • Views 16,079

G

ghim_xinh



Câu 1: Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí nào?

Câu 2:Nêu chức năng của hoocmon tủy tuyến [tuyến trên thận]

Câu 1:Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết.
Câu 2:Cái câu này hình như bị trùng bên Topic "Sinh học 8-Con người" hay sao ấy bạn Mod:D:D:D
 
H

hoaboconganhtrang678

Câu tiếp : khi đã xuất hiện mụn thì tại sao khi mụn bắt đầu đông mủ - mủ từ thể lỏng chuyển sang trạng thái thành 1 cục dẻo thì ta phải nặng để tránh tạo thành tàn hương ?
 
K

k.nguyen.73

Vì khi "mụn" bắt đầu đông mủ (theo cách nói của bạn) thì mụn ~> cục dẻo là do mụn nằm sâu trong lỗ chân lông , nếu ko lấy kịp sẽ tạo thành "nốt ruồi" và sẽ ko biến mất chừng nào sử dụng chất kích thích
 
H

hongnhung.97

Câu tiếp : khi đã xuất hiện mụn thì tại sao khi mụn bắt đầu đông mủ - mủ từ thể lỏng chuyển sang trạng thái thành 1 cục dẻo thì ta phải nặng để tránh tạo thành tàn hương ?

^^. Cái này tốt nhất nên đến phòng khám da liễu để được tư vấn là tốt nhất. Nặn mụn nếu không cẩn thận còn có thể khiến nó lây lan ra nhiều và nặng hơn trước ^^.
 
H

hoaboconganhtrang678

trời đất , còn tùy vào kích cỡ và loại mụn mới qyết định nặn lấy nó ra hoặc nhờ người lớn như bà mẹ chị cô .. lấy ra giúp mình , trừ khi mun đó là mụn bọc hây tương tự thì mới nhờ đến bs thui còn đa số là ở nhà
 
H

hongnhung.97

trời đất , còn tùy vào kích cỡ và loại mụn mới qyết định nặn lấy nó ra hoặc nhờ người lớn như bà mẹ chị cô .. lấy ra giúp mình , trừ khi mun đó là mụn bọc hây tương tự thì mới nhờ đến bs thui còn đa số là ở nhà

^^. Không hẳn đâu. Nếu nặn dù mụn gì thì cũng rất nguy hiểm. Thực tế mà nói nếu để ý bà con sẽ thấy càng nặn mụn càng mọc nhiều hơn ^^. Có thể dùng thuốc ngừa thai để giảm hoạt động của tuyến nhờn. Nhưng ko nên lạm dụng và cái này tốt nhất hỏi bác sỹ or dược sỹ để chắc rằng ko ảnh hưởng đến sức khỏe
 
H

hoaboconganhtrang678

Có thể dùng thuốc ngừa thai để giảm hoạt động của tuyến nhờn. Nhưng ko nên lạm dụng và cái này tốt nhất hỏi bác sỹ or dược sỹ để chắc rằng ko ảnh hưởng đến sức khỏe
Hả phải dùng loại thuốc này để ngừa mụn thì mình e là hông ổn, nhưng mà chẳng lẽ cứ nổi lên 1 cái mụn mà cũng phải đến bác sĩ hả bạn , khổ chết ... =))
 
H

hongnhung.97

Hả phải dùng loại thuốc này để ngừa mụn thì mình e là hông ổn, nhưng mà chẳng lẽ cứ nổi lên 1 cái mụn mà cũng phải đến bác sĩ hả bạn , khổ chết ... =))

Tạm thời sẽ không nặn cái mụn này ^^. Cứ để tự nhiên và rửa mặt thường xuyên. Ăn đồ mát, trái cây, hạn chế sử dụng ớt, nhãn, chôm chôm, xoài,... Nặn thì nặn chiều và sử dụng cây nặn mụn sạch. Nếu không nhanh chóng mọc thêm mấy cái mới + mụn cũ tieếp tục phát triển và lớn hơn trước.
Quá nhiều mụn thì lập tức đến bác sĩ.
 
P

phantom_lady97

Nhung nói đúng đấy nếu thấy quá nhiều mụn thì hoặc là tuyến nội tiết bị gián đoạn, hoặc do một vài nguyên nhân khác gây nên,... nếu thấy bất thường về cơ thể thì tốt nhất nên đi bác sĩ, đó là giải pháp tốt nhất
 
P

paperflower

Tại sao có những vi sinh vật sống ở nước nóng nhiệt độ khoảng 100oC nhưng protêin của chúng không bị biến?:khi (127)::)
 
H

hongnhung.97

Tại sao có những vi sinh vật sống ở nước nóng nhiệt độ khoảng 100oC nhưng protêin của chúng không bị biến?:khi (127)::)

Nhung có đọc ở đâu rùi đó :-?. Chỉ nhớ mang máng thui ah^^.
Cũng giống ốc sên trốn trong lớp vỏ bọc để tránh các tác động từ bên ngoài. Vi sinh vật cũng tự tạo cho mình một lớp vỏ "hạn chế tác dụng nhiệt" để tự bảo vệ mình trong các điều kiện nhiệt độ cao. Ngoài ra thì còn do tác động của các yếu tố bên ngoài khác. Đồng thời, còn là những cấu tạo rất tinh vi khác nữa [để phù hợp vs điều kiện sống ở nhiệt độ cao này thì 1 lớp màng bao bọc ngoài cơ thể là không đủ. Đó là sự đồng nhất của toàn cơ thể để thích nghi]
 
P

paperflower

Woa..Nhung giỏi thật nha:khi (79)::khi (110):
Bạn trả lời câu này giúp mình với:khi (99):
____Tế bào hồng cầu không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân,cấu tạo như vậy phù hợp với chức năng nào??????
 
H

hoang_tu_thien_than198

Woa..Nhung giỏi thật nha:khi (79)::khi (110):
Bạn trả lời câu này giúp mình với:khi (99):
____Tế bào hồng cầu không có nhân còn tế bào bạch cầu thì có nhân,cấu tạo như vậy phù hợp với chức năng nào??????

Hồng cầu không có nhân để tránh bị vỡ khi thay đổi kích thước, tăng khả năng tồn tại trong điều kiện áp suất thẩm thấu của máu giảm nhẹ, tạo thêm không gian để chứa các phân tử haemoglobin giúp việc trao đổi khí diễn ra thuận lợi hơn, giảm tiêu dùng oxi tới mức thấp nhất.
Còn nhân bạch cầu đơn giản là để chứa NST, đóng vai trò nhân đôi DNA và tổng hợp RNA.:)>-
 
P

paperflower

Nhân tài nhiều quá:khi (16):
Câu hỏi kế tiếp nha các bạn:khi (188):
__________________:D:D:D:D__________________________
Bằng các kiến thức sinh lí tiêu hóa ở các đoạn khác nhau của ống tiêu hóa.Hãy chứng minh ruột non là nơi xảy ra quá trình biến đổi hóa học thức ăn mạnh mẽ và triệt để nhất??????????
*Lưu ý:Câu hỏi này hơi.....nâng cao đấy nhé!!!:khi (197)::khi (187):
 
H

hoang_tu_thien_than198

Cái này mình có tài liệu :))
Câu hỏi này khá khó, nhưng may quá!
Thức ăn được tiêu hóa ở ruột được hoàn thiện hơn nhờ các men tiêu hóa tiết ra từ gan, túi mật, tuyến tụy.
Các men tiêu hoá này được tiết vào lòng ruột non nhờ hệ thống ống dẫn. Còn dạ dày tiết enzim nữa chứ!
@paperflower: Tks cái coi!
 
Last edited by a moderator:
T

tuntun301

ở trong dạ dày thì sẽ tiết ra emzim cắt protêin thành các đoạn ngắn, và lipit đơn giãn hơn
những chất đó sao khi xuống đến ruột non thì sẽ tiếp tục dc phân giải thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ ví dụ như tin bột => đường đơn,prôtein => axit amin, lipit=> glixerin + axit béo, .....
còn các chất thải sẽ dc đưa xuống ruột dày,lúc này thì thức ăn đã dc tiêu hóa gần như là xong hết,
nên ta có thể nói ở ruột non là nơi tiêu hóa thức ăn triệt để và mạnh mẽ nhất
 
P

paperflower

Câu hỏi khó thế mà các bạn trả lời nhanh thật....:):)
Hết câu hỏi rùi:-SS:-SS:-SS
________________=((_________
Lần này thử bài tập nha các bạn:khi (58)::M063:
-----------Chỉ ra đường đi ngắn nhất của nguyên tử Cacbon có trong thành phần thức ăn đến khi thoát ra ngoài dưới dạng C02.:Mfoyourinfo:
 
K

k.nguyen.73

Câu hỏi tiếp.
Làm sao để tách hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong máu ?
 
C

canhcutndk16a.

Nhung có đọc ở đâu rùi đó :-?. Chỉ nhớ mang máng thui ah^^.
Cũng giống ốc sên trốn trong lớp vỏ bọc để tránh các tác động từ bên ngoài. Vi sinh vật cũng tự tạo cho mình một lớp vỏ "hạn chế tác dụng nhiệt" để tự bảo vệ mình trong các điều kiện nhiệt độ cao. Ngoài ra thì còn do tác động của các yếu tố bên ngoài khác. Đồng thời, còn là những cấu tạo rất tinh vi khác nữa [để phù hợp vs điều kiện sống ở nhiệt độ cao này thì 1 lớp màng bao bọc ngoài cơ thể là không đủ. Đó là sự đồng nhất của toàn cơ thể để thích nghi]
Bổ sung thêm nhé ;) câu hỏi này có câu trả lời hướng về vi sinh vật cố ( hay cổ khuẩn) Archaea. Không hẳn là
Vi sinh vật cũng tự tạo cho mình một lớp vỏ "hạn chế tác dụng nhiệt" để tự bảo vệ mình trong các điều kiện nhiệt độ cao
mà là bản thân cấu trúc của chúng đã giúp chúng có thể chịu được trong môi trường có nhiệt độ cao
Cũng như tế bào vi khuẩn, tế bào cổ khuẩn (ngoại trừ chi Thermoplasma) có thành tế bào bên ngoài giữ chức năng bảo vệ. Tuy nhiên, không như ở vi khuẩn, thành tế bào của cổ khuẩn không chứa peptidoglycan và vì thế không bị phá huỷ dưới tác dụng của lysozym. Cổ khuẩn có rất nhiều dạng cấu trúc thành tế bào khác nhau. Một số cổ khuẩn (như các loài sinh methane) có thành tế bào cấu tạo bởi một loại polysaccharid rất giống với peptidoglycan được gọi là pseudo-peptidoglycan (pseudomurein). Chuỗi pseudo-peptidoglycan gồm các đơn nguyên N-acetyl-glucosamin và N-acetyl-alosamin-uronic acid (thay cho N-acetyl-muramic acid trong peptidoglycan). Ngoài ra, ở đây cầu nối glycosid 13 thay thế cho cầu nối glycosid 14 ở peptidoglycan. Một số cổ khuẩn khác lại hoàn toàn không có cả peptidoglycan và pseudo-peptidoglycan trong thành tế bào mà thay vào đó là hỗn hợp gồm polysaccharid, glycoprotein hoặc protein. Ví dụ như các loài Methanosarcina (cổ khuẩn sinh methane) có thành tế bào là một lớp polysaccharid dày cấu tạo từ glucoza, glucuronic acid, galactosamin và acetat. Các loài cổ khuẩn ưa mặn cực đoan (extreme halophiles) như là Halococcus có thành tế bào tương tự như Methanosarcina nhưng chứa nhiều hợp chất có nhóm sulfat giống như chondroitin sulfat ở tổ chức liên kết của động vật. Dạng cấu trúc thành tế bào phổ biến nhất ở cổ khuẩn là lớp paracrystallin bề mặt (S-layer) gồm protein hay glycoprotein. Cấu trúc này được tìm thấy ở các đại diện thuộc tất cả các nhóm cổ khuẩn, từ ưa mặn cực đoan (extremely halophilic), ưa nhiệt cực đoan (extremely thermophilic) và cả các loài sinh methane. Đặc biệt các chi Methanospirillum và Methanothrix (cổ khuẩn sinh methane) có cấu trúc thành tế bào vô cùng phức tạp. Các loài thuộc hai chi này mọc thành chuỗi dài gồm nhiều tế bào, ở giữa mỗi cặp tế bào có một lớp đệm dày và toàn bộ cấu trúc chuỗi đó lại được bọc kín trong một lớp paracrystallin bề mặt.
ad.jpg

Thành phần và cấu trúc lipid của màng tế bào là một trong những đặc điểm nổi bật phân biệt cổ khuẩn và hai nhóm còn lại. Trong khi ở vi khuẩn và sinh vật nhân thật cầu nối acid béoglycerol trong lipid màng tế bào là liên kết este (ester) thì ở cổ khuẩn lại là liên kết ete (ether) (Hình 2). Acid béo trong este-lipid thường là các phân tử ngắn, mạch thẳng. Trái lại, acid béo trong ete-lipid là các phân tử mạch dài, phân nhánh, thuộc cả hai dạng phytanyl (C20cacbuahydro tổng hợp từ isopren) và biphytanyl (C40). Do chỉ có ở cổ khuẩn và không bị biến đổi dưới nhiệt độ cao nên isopren-lipid được lấy làm chất chỉ thị của cổ khuẩn hoá thạch.
Enzyme polymeraza thực hiện quá trình sao mã trên khuôn ADN (DNA-dependent RNA polymerase) ở ba lĩnh giới sinh vật cũng có nhiều điểm khác nhau. Vi khuẩn chỉ có một loại ARN-polymeraza có cấu trúc không gian đơn giản, gồm bốn chuỗi polypeptid 2, 1, 1’ và một nhân tố  không cố định. Cổ khuẩn có nhiều loại ARN-polymeraza, cấu trúc mỗi loại lại phức tạp hơn nhiều so với ARN-polymeraza vi khuẩn. ARN-polymeraza của cổ khuẩn sinh methane và các loài ưa mặn (halophilic) gồm tám chuỗi polypeptid (5 chuỗi dài và 3 chuỗi ngắn). ARN-polymeraza ở cổ khuẩn ưa nhiệt cao (hyper-thermophilic) lại phức tạp hơn, gồm ít nhất 10 chuỗi peptid. Polymeraza thực hiện quá trình tổng hợp ARN thông tin (mARN) ở sinh vật nhân thật gồm 10-12 chuỗi polypeptid có kích thước tương tự như ở ARN-polymeraza của cổ khuẩn ưa nhiệt cao. Ngoài ra, sinh vật nhân thật còn có hai loại ARN-polymeraza khác nữa đặc hiệu cho quá trình tổng hợp ARN của ribosom (rARN) và ARN vận chuyển (tARN). Như vậy chất kháng sinh rifampicin có tác dụng ức chế đơn vị  của polymeraza chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn vì cổ khuẩn và sinh vật nhân thật không có loại polymeraza này.
Với những điểm khác biệt trong trình tự 16S rARN cũng như cấu trúc ARN-polymeraza, hiển nhiên bộ máy sinh tổng hợp protein của ba lĩnh giới sinh vật cũng sẽ không đồng nhất. Tuy có kích thước của ribosom giống với vi khuẩn (70S) nhưng cổ khuẩn lại có nhiều bước trong quá trình sinh tổng hợp protein rất giống với sinh vật nhân thật (80S ribosom). Nhiều chất kháng sinh ức chế quá trình sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn lại không có hiệu lực đối với cổ khuẩn và sinh vật nhân thật (Bảng 2). Ngoài ra, tương tự như ở sinh vật nhân thật, nhân tố kéo dài EF-2 trong ribosom ở cổ khuẩn có phản ứng với độc tố bạch hầu, một loại độc tố vô hại đối với vi khuẩn. Tuy nhiên nhân tố EF-2 ở cổ khuẩn mang tính đặc hiệu cao, nhân tố này hoàn toàn không hoạt động trong môi trường ribosom của vi khuẩn hoặc sinh vật nhân thật. Các thí nghiệm lai ribosom in vitro cho thấy ribosom ghép giữa đơn vị lớn (50S) của cổ khuẩn và đơn vị nhỏ (40S) của sinh vật nhân thật vẫn thức hiện chức năng giải mã một cách bình thường, trong khi đó việc ghép tương tự giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thật lại hoàn toàn không tương thích. Như vậy cấu trúc bộ máy sinh tổng hợp protein của cổ khuẩn có nhiều điểm tương đồng với sinh vật nhân thật hơn là với vi khuẩn.
nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn thì vào pic "tài liệu vi sinh vật" của mama đọc nhé ;
 
Top Bottom