[Sinh học 8] Tìm hiểu HIV

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thienthannho.97

Mình bổ sung cho quynhnhung 1 vài í là nó còn ở:

- Trong tinh dịch và dịch âm đạo

- Trong sữa người nhiễm

- Trong các dịch tiết khác: nước bọt, nước mắt, nước tiểu…

(*) Nếu một người nói với bạn “Không nên chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà”. Theo bạn quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
 
H

hongnhung.97

Nếu một người nói với bạn “Không nên chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà”. Theo bạn quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao?
Có 2 mặt ^^:
(*) Lợi ích: [nếu không bị phân biệt đối xử + gia đình hiểu rõ quy tắc an toàn]
- Người bệnh được sự quan tâm của gia đình, sẽ thấy hòa nhập hơn
- Không bị lạc lõng hay cảm thấy bị phân biệt
... [nhiều lắm ah ^^]
(*) Tác hại:
- Nếu người nhà không nắm vững được quy tắc an toàn thì sẽ như 1 con dao 2 lưỡi, không giúp được ngừoi mà còn hại mình
- Trường hợp gia đình + cộng đồng xa lánh thì sẽ làm tăng áp lực cho người nhiễm HIV
... [nhiều không kém :p]

~~> Tóm lại là có những mặt lợi hại khác nhau theo từng trường hợp khác nhau ~~> Câu hỏi theo từng trường hợp sẽ trả lời khác nhau ^^
 
T

thienthannho.97

Theo mình nghĩ là sai, vì;
- HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống chung,.. do đó khi người nhiễm HIV bị ốm vẫn có thể chăm sóc tại nhà mà không sợ lây cho người khác nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế.
- HIV chỉ lây truyền khi khu vực da, niêm mạc bị tổn thương có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người nhiễm HIV.
- Nếu tay, chân người nhiễm bị xây xát, khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nên đi găng tay để phòng lây nhiễm HIV.
- Chăm sóc người bệnh là một trong những nhiệm vụ chức năng của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là gia đình Việt Nam.

Tiếp (*) Khi đến thăm một người bạn nhiễm HIV, bạn của bạn đang gọt hoa quả và cắt vào tay gây chảy máu. Cả nhà không biêt làm gì, bạn sẽ xử lý như thế nào?
 
H

hongnhung.97

^^ Cho Nhung nói tẹo. Nếu như gia đình đó không biết + nắm quy tắc an toàn thì việc chăm sóc ở nhà chỉ như 1 con dao 2 lưỡi: hại mình, hại người :-j ~~> Cần xét trường hợp để trả lời câu này

Khi đến thăm một người bạn nhiễm HIV, bạn của bạn đang gọt hoa quả và cắt vào tay gây chảy máu. Cả nhà không biêt làm gì, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trường hợp này không khó ^^.
- Dùng găng tay cao su để đảm bảo an toàn cho bản thân
- Sơ cứu như bình thường
- Lây giấy thấm hoặc vải hút nước lau sạch nếu có máu dính ra ngoài, dùng cồn lau lại
- Tất cả khăn và dụng cụ sơ cứu có dính máu cần bọc kĩ lưỡng và xử lí phù hợp, dụng cụ có thể khử trùng ở nhiệt độ nước sôi ~~> Lau sách

~~> Hoàn thiện ^^
 
C

cobebuongbinh_97

Sao cả nhà ko chuyển chủ đề khác đi.Chủ đề này tìm hiểu như vậy kĩ rùi.
Mình thấy nên đổi sang chủ đề "tìm hiểu về con người" đi.Chủ đề này rất hay mà.
 
T

thienthannho.97

Sao cả nhà ko chuyển chủ đề khác đi.Chủ đề này tìm hiểu như vậy kĩ rùi.
Mình thấy nên đổi sang chủ đề "tìm hiểu về con người" đi.Chủ đề này rất hay mà.

Box sinh cũng có chủ đề đó rồi mak` bạn

Chủ đề đó tại đây



---------------------------

Tiếp (*) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng nào?
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Tiếp (*) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng nào?

- Nhóm nghiện chích ma túy
- Nhóm gái mại dâm

baoxuan said:
Bên cạnh đó, việc can thiệp trực tiếp bằng chương trình phân phát và sử dụng bơm kim tiêm đã làm giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm HIV. Báo cáo tại Lạng Sơn cho thấy sau 3 năm can thiệp, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý đã giảm từ 46% xuống còn 27% tại các địa bàn can thiệp. Can thiệp bằng BCS và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nhóm gái mại dâm đã làm giảm mắc bệnh lậu từ 24,8% xuống còn 2% tại Quảng Trị. Tại Lai Châu, tỷ lệ mắc bệnh lậu trước can thiệp là 20,2% xuống còn 5,1%.

Câu hỏi: Vì sao người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20 –39 (chiếm 78,9%)?
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng nào?

- Người mua dâm, bán dâm;
- Người nghiện chất dạng thuốc phiện;
- Người nhiễm HIV;
- Người có quan hệ tình dục đồng giới;
- Người thuộc nhóm người di biến động;
- Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên.

Tiếp nào: (*) HIV không lây qua con đường nào?
 
H

hongnhung.97

Ngoài các con đường:
- Máu
- Mẹ sang con
- Tình dục
...
~~> Tất cả con đường khác không lây nhiễm ^^

Câu hỏi: Comments 68 phía trên
 
H

heomoiucit

mình có câu này cũng khá thú vị a e xem nhé :

có người bảo là vừa bị kim(dính virus hiv) chích là rửa ngay = xà phòng và đi đến chổ tiêm ngừa gần nhất để chích thuốc chống phôi nhiểm hiv vậy thuốc này có thật ko và tỷ lệ thành công là khoảng bao nhiêu (nêu thuốc có thật ) :D
 
H

hongnhung.97

mình có câu này cũng khá thú vị a e xem nhé :

có người bảo là vừa bị kim(dính virus hiv) chích là rửa ngay = xà phòng và đi đến chổ tiêm ngừa gần nhất để chích thuốc chống phôi nhiểm hiv vậy thuốc này có thật ko và tỷ lệ thành công là khoảng bao nhiêu (nêu thuốc có thật ) :D

Bác có thể xem tạm tư liệu này ah ^^. Em giờ cũng mới biết là có thuốc này

hanhtrangsinhvien.net said:
Thuốc chống phơi nhiễm HIV ( còn gọi là PEP ) sẽ ức chế sự phát triển của HIV khi mới xâm nhập vào cơ thể, theo một số thông tin thì nếu uống thuốc lần đầu tiên trong vòng 10 tiếng kể từ khi có nguy cơ thì xác xuất không nhiễm HIV là 100% và sau đó giảm dần xuống khoảng 80% nếu uống sau 72 tiếng.

Nhờ bác mà em phát hiện ra 1 câu hỏi: Vì sao khi bị kim tiêm dính máu người nhiễm HIV đâm phải thì không nên nặn máu ra ngoài mà chỉ nên rửa dưới vòi nước sạch trong khoảng 5 phút?
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Hình như virut HIV ở ngoài môi trường lâu thì tỉ lệ bị dính (sơ ý bị dính phải í mà) thì tỉ lệ mắc là rất thấp phải h0k bà k0n
 
H

hongnhung.97

:-? Theo tui thì ở lâu ngoài môi trường thì chắc nó tiêu rùi... Thêm nữa HIV ở môi trường rất dễ bị chết. Khi ở nhiệt độ 40 là nó đi rùi :p. Còn chủ yếu mắc HIV qua đường truyền máu ớ chiếm khoảng hơn 80 hay hơn 90 phần trăm gì đó...
 
H

heomoiucit

virus hiv theo mình nhớ thi để ngoài môi trường khoảng 2 ngày là die sạch :D hy vọng ko nhớ nhầm nếu nhầm cũng đừng ném gạch mình nhé
 
H

hongnhung.97

Vì sao khi bị kim tiêm dính máu người nhiễm HIV đâm phải thì không nên nặn máu ra ngoài mà chỉ nên rửa dưới vòi nước sạch trong khoảng 5 phút?
Em có giả thiết thế này, mấy bác xem chuẩn chưa nha :-?. Ta biết ở hô hấp có hiện tượng gọi khuếch tán [từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp]. Tương tự khi nặn máu ~~> Phần máu mất đi sau khi được thả lập tức được bổ sung máu vào ngay. Như thế nếu nặn, hút không hết hẳn thì còn khiến cho nó nhanh chóng đi khắp cơ thể hơn.

Còn việc rửa dưới nước sạch thì em chưa nghĩ ra ah... :-S. Ai có giả thiết hay cách giải thích nào phù hợp không ah?
 
A

azuredragonzx

mấy biện pháp đấy chả ăn thua j ;;) dính bơm kim tiêm r thì phải làm vài viên ARV khẩn cấp chứ còn j nữa ;))
 
H

hongnhung.97

Nhưng cũng phải sơ cứu một tí chứ anh. Chưa chắc gì đã có thuốc đó trong thời gian sớm nhất mà ;))

P.s ARV là viên gì ah? [em hiện tại không thể search google... cái máy...]
 
T

thienthannho.97

Nhưng cũng phải sơ cứu một tí chứ anh. Chưa chắc gì đã có thuốc đó trong thời gian sớm nhất mà ;))

P.s ARV là viên gì ah? [em hiện tại không thể search google... cái máy...]

(*) ARV là tên của retrovirus, những người mắc phải căn bệnh thế kỉ HIV cần dùng nó để cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên loại thuốc này cũng chỉ định dùng cho một số giai đoạn chỉ định.

Những người có HIV trong giai đoạn nào được chỉ định điều trị thuốc kháng ARV? Hiện nay, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc phân chia các giai đoạn lâm sàng HIV/ AIDS cho người lớn và vị thành niên như sau:
Lâm sàng giai đoạn I: Không có triệu chứng, bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng, hoạt động bình thường
Lâm sàng giai đoạn II: Sút cân (dưới 10% trọng lượng cơ thể), có biểu hiện nhẹ tại da và niêm mạc (nấm họng, loét miệng tái diễn, viêm góc miệng, viêm tiết bã nhờn), đã mắc zona trong vòng 5 năm trở lại đây, nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm xoang) tái phát, hoạt động có biểu hiện triệu chứng nhưng nhìn chung vẫn bình thường.
Lâm sàng giai đoạn III: Sút cân (trên 10% trọng lượng cơ thể), tiêu chảy mạn tính hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng, nhiễm nấm cadida ở miệng, bạch sản dạng lông ở miệng, lao phổi trong vòng một năm trở lại đây, nhiễm vi khuẩn nặng (viêm phổi, viêm cơ mủ), hoạt động có triệu chứng: nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong tháng trước đó.
Lâm sàng giai đoạn IV: Có hội chứng suy mòn do HIV (sút trên 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy và sốt kéo dài trên một tháng không rõ nguyên nhân, mệt mỏi), hoạt động có bệnh lý: nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng trước đó, có bệnh lý não do HIV (như rối loạn khả năng tri thức hoặc rối loạn chức năng vận động), có các bệnh như: viêm phổi do Pneumocystis jiroveci, bệnh do toxoplasma ở não, nhiễm nấm cryptococcus, candida thực quản, nhiễm virus Herpes simplex ở da, niêm mạc hoặc nội tạng ….
Người có HIV được chỉ định dùng thuốc kháng ARV khi ở trong giai đoạn AIDS (giai đoạn lâm sàng IV) hoặc theo số tế bào TCD4 hoặc theo tổng số tế bào limphô, cụ thể như sau:
Nếu có số TCD4:
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng IV, không phụ thuộc số TCD4 là bao nhiêu
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng III khi số TCD4 < 350 tế bào/mm3
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng I hoặc II khi số TCD4 < hoặc = 200 tế bào/ mm3
Nếu không có số TCD4:
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng IV không phụ thuộc tổng số tế bào lymphô là bao nhiêu
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng II hoặc III khi tổng số tế bào lymphô < hoặc = 1200 tế bào/ mm3
Người có HIV chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng ARV cần được tiếp tục theo dõi về lâm sàng và miễn dịch 3 – 6 tháng một lần để xem xét tiến triển của bệnh và chỉ định điều trị ARV trong tương lai.
3. Khi nào người có HIV nên quyết định điều trị kháng ARV?
Người có HIV chỉ nên quyết định tham gia điều trị thuốc kháng ARV khi có chỉ định của bác sỹ và khi đã thực sự sẵn sàng tuân thủ điều trị, thể hiện ở một số yếu tố:

- Có những hiểu biết về HIV/AIDS và về việc điều trị ARV

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị
- Có những hiểu biết về các tác dụng phụ của các thuốc ARV
- Nhận thức được sự cần thiết phải theo dõi sau khi điều trị
- Có người hỗ trợ/ giám sát điều trị
- Có cuộc sống ổn định
- Sẵn sàng tuân thủ điều trị hoặc dự phòng nhiễm trùng cơ hội, sẵn sàng tham gia thăm khám định kỳ hoặc tham gia các lớp tập huấn trước điều trị
Việc điều trị thuốc kháng ARV cho những người có HIV là điều trị suốt đời, chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để người có HIV bắt đầu tham gia điều trị là khi có chỉ định của bác sỹ và khi thực sự sẵn sàng tham gia vào việc điều trị. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì việc điều trị thuốc kháng ARV không giúp ích gì cho người có HIV, thậm chí còn đẩy người có HIV vào tình trạng nguy hiểm (do tác dụng phụ của thuốc, do kháng thuốc, dị ứng thuốc ...).
 
G

girlbuon10594

[Sinh 8] Cùng nhau tìm hiểu về HIV

[YOUTUBE]Tp2VzJWKQyQ[/YOUTUBE]

111201kpaidsinfo02.jpg
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom