[Sinh học 8] Tìm hiểu HIV

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hongnhung.97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HIV/AIDS hiện đang là 1 vấn đề nóng hổi của xã hội hiện nay.
th_37.gif
Vậy bạn hiểu gì về căn bệnh thế kỉ này?
th_11.gif
Hãy chia sẻ những hiểu biết hay những tài liệu về đề tài này tại đây, để bản thân mỗi người có thêm kiến thức phòng tránh, ngăn chặn nó
th_30.gif

Chúng ta cùng bắt đầu nào
th_32.gif
 
H

hongnhung.97

IM LẶNG là TÒNG PHẠM với vi trùng

Luật pháp ở nhiều nước có ghi: “ Ông/Bà có quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì Ông/Bà nói có thể và sẽ được sử dụng để chống lại Ông/Bà trước toà ”

Nhưng với Lương tâm: sự im lặng đôi khi TÒNG PHẠM với tội ác, thậm chí còn “ác” hơn nhiều so với cái “ác” ban đầu bởi nó không những tiếp tay với tội ác mà còn ngăn cản mọi nỗ lực tiêu diệt tội ác

Điều này tương tự trong Y học với các qui luật đấu tranh sinh tồn trong cơ thể con người. Hôm nay Học trò trường thuốc viết về vấn đề Y học này và nếu các Bạn hữu liên hệ đến SỰ ĐỜI cũng sẽ thấy không khác nhau mấy


IM LẶNG LÀ TÒNG PHẠM VỚI VI TRÙNG​

Cơ thể con người có một hệ thống tự bảo vệ rất hữu hiệu gần như hoàn hảo, đó là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch bao gồm miễn dịch qua trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể:

- Miễn dịch qua trung gian tế bào (cellular immunity): là cơ chế đề kháng của cơ thể bằng hiện tượng thực bào. Miễn dịch tế bào là cơ chế miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các Lymphô T thể hiện bằng hình thức gây độc tố và hình thành phản ứng viêm kiểu quá mẫn muộn. Trong xã hội đây chính là cơ chế tự phê bình, phê bình và phản biện xã hội. Các tế bào Lymphô T là các Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Nhân dân, Đại biểu quốc hội và người Dân. Đây là công việc giám sát, chất vấn và phản biện

- Miễn dịch dịch thể (humoral immunity): là cơ chế miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với kháng nguyên. Miễn dịch thể dịch là cơ chế miễn dịch đặc hiệu biểu hiện bằng sự sản sinh ra kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, phá hủy hoặc vô hiệu hóa chúng, những kháng thể này được sản sinh từ tế bào Lympho B. Trong xã hội là hệ thống các văn bản hiến pháp, pháp luật, các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tế bào Lymphô B là Tòa Án các cấp. Đây là công việc ban hành, thực thi và bảo vệ pháp luật

Bình thường khi cơ thể tiếp xúc với các loại vi trùng, hệ thống miễn dịch tế bào sẽ đảm nhận công tác ngăn cản và tiêu diệt. Các thanh tra, kiểm soát viên, đại biểu quốc hội và nhân dân sẽ theo dõi giám sát toàn bộ hệ thống cơ thể, tìm và phát hiện các sai sót khiếm khuyết, chất vấn phản biện và loại trừ các sai lầm này. Nếu hệ thống miễn dịch tế bào này im lặng, tức là không làm việc hay làm việc không hiệu quả, làm việc cho lấy lệ, thì đương nhiên vi trùng sẽ bắt đầu xâm nhập ăn sâu vào cơ thể, tàn phá các cơ quan

Một ví dụ điển hình là con virus HIV: chính virus HIV này tấn công và phá hủy vào ngay chính tế bào Lympho T khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và vi nấm gây bệnh, từ đó cơ thể dễ bị mắc một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Độc hại hơn nữa là HIV có thể lợi dụng các tế bào Lymphô T thoái hóa biến chất “sinh đẻ” thêm các HIV khác

Chính sự im lặng của các tế bào Lymphô T này đã gây nên tội ác cho cơ thể chung. Tại sao chúng lại im lặng ?

Bởi các tế bào Lymphô T đã “nhầm” nhận dạng các con virus HIV là đồng đội, bạn bè hay người thân của chúng (!)

Nhưng Ông Trời vẫn còn thương chúng ta, vẫn còn một hệ thống bảo vệ cơ thể hữu hiệu khác, đó chính là hệ thống miễn dịch dịch thể. Chính các cơ quan này giúp cơ thể nhận diện đâu là tội phạm để loại trừ, dù tế bào Lymphô T đã lỡ bỏ qua hoặc cố tình lờ đi. Tuy nhiên đôi khi hoặc nhiều lúc, hệ thống miễn dịch này cũng bị vô hiệu bởi chính nó. Khi ban hành luật pháp với những câu văn mập mờ khó hiểu hoặc đầy kẻ hở, kẻ thực thi với những lý giải vòng vo hoặc cố tình vận dụng sai, vi trùng thì tranh thủ khe hở để luồn lách tấn công vào cơ thể, khi bị bắt và xét xử thì hối lộ chạy chọt. Lâu dần hệ thống miễn dịch tế bào sẽ bị lờn thuốc, bị vô hiệu và càng tiếp tay thêm cho vi trùng phạm tội bởi sự im lặng, sự bất lực và kém hiệu quả của nó

Để điều trị căn bệnh SUY GIẢM HỆ THỐNG MIỄN DỊCH này, Y học đã có những phác đồ rất rõ rệt và hiệu quả, vấn đề là cơ thể chúng ta có đủ sáng suốt và can đảm để tự chữa bệnh không mà thôi:
.
Đối với sự sai sót của hệ thống miễn dịch tế bào: cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể thông qua việc bổ sung Vitamine C (tăng lương), giáo dục các tế bào Lymphô T cách nhận diện chính xác từng con vi trùng hay virus (nâng cao dân trí), đồng thời khuyến khích sự phát hiện và khuếch đại các lời cảnh báo “đã phát hiện ra vi trùng” cho toàn bộ cơ thể biết để phòng ngừa và tiêu diệt chúng, thông qua các hệ thống dẫn truyền tín hiệu trong cơ thể như hệ thần kinh (sự đau đớn), hệ bạch huyết (hiện tượng viêm), sốt (bức xúc), và hệ ngôn luận truyền thông (!) như báo chí, website, blog …

Đối với sự yếu kém của hệ thống miễn dịch dịch thể: tất nhiên là cần hoàn thiện thêm nữa các văn bản pháp luật thật rõ ràng minh bạch và hữu hiệu. Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp càng độc lập hành động bao nhiêu thì khả năng miễn dịch đề kháng và chiến thắng lại vi trùng gây bệnh càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Trong Y học chúng tôi gọi là điều trị đặc hiệu, còn trong xã hội chính là cơ chế tam quyền phân lậpTrường hợp hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương sai sót quá lớn không thể phục hồi và có hại cho chính cơ thể (ví dụ: sốt quá cao), Y học sẽ điều trị theo phác đồ ức chế miễn dịch, tức là dẹp bỏ luôn cái hệ miễn dịch sai sót này và cấy ghép vào cơ thể một hệ miễn dịch mới-khác-thay thế (ví dụ: ghép tủy xương, ghép cơ quan nội tạng. truyền thay máu mới,… ). Tất nhiên khi ấy ban đầu cơ thể sẽ gặp nhiều nguy cơ rủi ro cao như nhiễm trùng cơ hội, hiện tượng thải ghép, nhưng nếu điều trị thành công thì cơ thể chúng ta sẽ như được cải tử hoàn sinh

IM LẶNG ĐÔI KHI KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG
MÀ CHÍNH LÀ TÒNG PHẠM VỚI TỘI ÁC

Ở vị trí chức vụ càng cao, sự im lặng càng khiến vi trùng thêm hoành hành
và tạo thêm cơ hội gây bệnh cho cơ thể, vốn đã quá nhũn...g

 
H

hongnhung.97

Cho hỏi: Nhổ răng thì có bị lây nhiễm HIV không ?
Đây là vấn đề vệ sinh. Theo em nếu chị nhổ răng ở nơi đảm bảo vệ an toàn và theo đúng chuẩn thì tất cả vật dụng sẽ được khử trùng toàn bộ trước khi nhổ ~~> nguy cơ giảm. Nhưng nếu ngược lại thì em đoán 90% là có :D

P.s Cái này chỉ là suy đoán thui ah [Thử tài bác sĩ 1 lần, mong là không gây chết ai :p]
 
L

linh030294

(*) Câu hỏi : HIV có lây từ người với người khi bị muỗi cắn không ? Tại sao :)
 
D

donquanhao_ub

(*) Câu hỏi : HIV có lây từ người với người khi bị muỗi cắn không ? Tại sao :)

Không

* Giải thích

- Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

- Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi.

- Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau
 
M

mr_gami

......................Theo tui thi HIV đơn giản chỉ là cái chết..................... ^^!
 
G

girltoanpro1995

Nhỏ máu của người bị HIV lên tay bạn. Tay không bị thương gì cả. => Không bị nhiễm HIV
Vậy HIV không thẩm thấu qua da à ?
 
D

donquanhao_ub

C

canhcutndk16a.

HIV


HIV
Hình kính hiển vi điện tử quét HIV-1 (màu xanh lá cây) nụ ra từ tế bào lympho bị cấy. Những cục tròn trên mặt tế bào là nơi lắp ráp và nụ của các virion.
Phân loại virusNhóm:Nhóm VI (ssRNA-RT)Họ (familia):Retroviridae
Chi (genus):Lentivirus
Bảng phân loại bệnh tật quốc tế
Phân loại & liên kết ngoàiICD-10B20-B24ICD-9042-044HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một hội chứng hệ miễn dịch trong cơ thể con người bắt đầu bị hỏng, dẫn đến những nhiễm trùng cơ hội có thể làm chết người. Các tên gọi cũ của virus này bao gồm human T-lymphotropic virus-III (HTLV-III), lymphadenopathy-associated virus (LAV), và AIDS-associated retrovirus (ARV).[1][2]
Retrovirus là một họ virus phổ biến ở các loài động vật và ít phổ biến hơn ở người. Họ virus này có dạng hình cầu, bên ngoài có vỏ lớp pepton và bên trong có vỏ capsid, di truyền ARN. Vì vậy dòng di truyền của nó là dòng di truyền ngược chiều từ ARN sang ADN chứ không phải thuận chiều ADN sang ARN. ARN của virus được phân mã thành ADN nhờ một enzim đặc biệt là một enzim phiên mã ngược. ADN của virus di truyền vào trong nhân và lồng ghép với ADN của tế bào bị nhiễm trở thành ADN tiền virus, tồn tại ở đó một cách thầm lặng. Khi tế bào bị nhiễm phân chia, ADN tiền virus cũng được chuyển cho tế bào con. ADN tiền virus có thể sản sinh ra các protein virus, tổng hợp các protein đó và hình thành các virus mới. Các virus mới này phá huỷ các tế bảo mẹ và gây nhiễm HIV cho các tế bào lân cận và có thể tiếp tục nhân lên.
http://vi.wikipedia.org/wiki/HIV#Li.C3.AAn_k.E1.BA.BFt_ngo.C3.A0i
Sức đề kháng của HIV
Ở dạng khô, HIV bị mất hoạt tính ở 68C sau 120 phút
Với các hoá chất như hypoclorit, ethanol, phenol...HIV nhanh chóng bị bất hoại. Trong dung dịch HIV bị phá huỷ ở 56C sau 20 phút.
Các đường lây nhiễm HIV
Khi một cơ thể người bị nhiễm HIV thì HIV có nhiều trong máu (từ 1000- 10000 virut/1ml máu), kế đến là trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo. Sữa mẹ của phụ nữ bi nhiễm HIV/ AIDS có số lượng thấp hơn. Ngoài ra cũng tìm thấy HIV trong các dịch khác của cơ thể: Nước bọt, đờm nhớt, nước mắt...nhưng với số lượng rất ít, không đủ để gây nhiễm. HIV chủ yếu lây nhiễm qua 3 con đường:
  • Đường tình dục
  • Đường máu
  • Đường mẹ mang thai truyền cho con
Vì các đường lây đó hội tụ 2 yếu tố: Số lượng HIV đủ ngưỡng lây, tạo ngõ vào thẳng trong máu.
Thuốc chữa đang nghiên cứu

Trong quá trình thử nghiệm, các prôtein tổng hợp này đã cản trở gp41 (một loại protein chủ chốt trên bề mặt của HIV), làm cho nó không thể tương tác được với các prôtein trên màng tế bào chủ (mà nó định xâm nhập), do đó HIV không thể “bám” và “chui” vào bên trong tế bào được.
Mặc dù đến nay vẫn chưa rõ là liệu các protein tổng hợp này có thể được sử dụng như là một thành phần của thuốc kháng vi rút (ARV) được hay không, nhưng trưởng nhóm nghiên cứu, ông Samuel Gellman nhấn mạnh rằng, kết quả nghiên cứu của nhóm ông đã chỉ ra một cách tiếp cận mới có tiềm năng lớn cho việc tìm kiếm cách thức mới để thiết kế nên các phân tử phục vụ cho việc sản xuất thuốc ARV cũng như cho các ứng dụng y sinh học khác.
 
P

pemivip

Hình ảnh virus HIV

Cấu tạo "rùng rợn" của nó sẽ khiến bất cứ ai xem đều phải khiếp sợ!

Virus HIV (Human Immunodeficiency Virus) là loại virus chết người (hay còn gọi là siêu vi gây bệnh) được tìm thấy vào năm 1983. Đây cũng là nguyên nhân gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrom).

129.jpg


Khác với những gì chúng ta được biết trên sách báo, HIV dường như có cấu tạo tinh vi và nguy hiểm hơn rất nhiều.

Những bức ảnh dưới đây mô tả 5 lớp, từ ngoài vào trong của virus HIV.

219.jpg


Đây là mô hình tổng hợp kết quả từ hơn 100 ấn phẩm mới nhất của các nhà khoa học trong các lĩnh vực virus học, X-quang và phân tích quang phổ NMR. 17 mô hình không gian khác nhau và các tế bào protein được tìm thấy trong hạt HIV đều phù hợp hoàn toàn với mô hình 3D này.

320.jpg


Lớp màng của con virus này bao gồm 160,000 phân tử lipit với 8 loại khác nhau, tỷ lệ cũng khác nhau được tìm thấy trong các hạt HIV.

417.jpg


Mô hình này được đặt lên trang bìa số báo đặc biệt của tạp chí Nature Medicine (số ra 8/9/2010) để chuẩn bị cho chương trình hội thảo Global HIV Vaccine Enterprise.

515.jpg


615.jpg




Virus HIV thật sự rất kinh khủng!
 
H

hongnhung.97

Câu hỏi ^^

Cho em hỏi ké 1 câu với ah.

Theo bà con thì tại sao virut HIV lại tấn công tế bào limpho T trước?

[Cái này em đọc ở đâu rồi ớ, mà sao tìm lại ứ thấy :((]
 
M

marucohamhoc

Cho em hỏi ké 1 câu với ah.

Theo bà con thì tại sao virut HIV lại tấn công tế bào limpho T trước?

[Cái này em đọc ở đâu rồi ớ, mà sao tìm lại ứ thấy :((]
Mât stem:((
hic:-S
theo tớ thì HIV tấn công tế bào limpho T trước vì TB limpho T là tế bào có chức năng bảo vệ quan trọng nhất của cơ thế( quan trọng hơn TB limpho A vs B thì phải :D)
ở tế bào limpho T có thụ thể CD4, khi Virut HIV xâm nhập thì gai glicoprotein của nó sẽ gắn vs thụ thể CD4 trên TB limpho T, dung hợp vỏ ngoài vs màng TB:|
diễn biến tiếp theo sgk:D
học lâu roài chả nhớ gì luôn:-S
hic
theo tớ thì cái mạnh nhất mà bị quật ngã ròi thì mí cái yếu hơn như TB limpho A va B cũng sẽ...tử vong theo thoai:((
ko biết đúng ko nữa:D
 
H

hongnhung.97

Tài liệu lúc nãy em post có nói là tế bào limpho T không báo về để tìm cách ngăn chặn mà coi HIV như đồng đội và bạn? + HIV ái tính?
~~> Thế nghĩa là gì ah?
 
T

tomcangxanh

Cho hỏi: Nhổ răng thì có bị lây nhiễm HIV không ?

Khả năng lây nhiễm HIV qua nhổ răng là rất thấp em ạ. Kể cả khi em có súc miệng chung nước với người trước, mà người ta bị HIV thì em cũng khó bị lây nhiễm.

Còn dụng cụ nhổ răng thì bác sĩ có diệt trùng trước khi sử dụng nên sẽ ok thôi.

Theo như ta đọc thì virus HIV chỉ đáng sợ khi nó đã ở trong cơ thể người thôi :"> Còn khi ra môi trường ngoài cơ thể thì nó rất dễ die, nhiệt độ trên 40 độ C là killed rồi :">

Mí lị virus HIV còn được tìm thấy trong NƯỚC MẮT nữa đấy :">
 
H

hoa_giot_tuyet

Cho em hỏi ké 1 câu với ah.

Theo bà con thì tại sao virut HIV lại tấn công tế bào limpho T trước?

[Cái này em đọc ở đâu rồi ớ, mà sao tìm lại ứ thấy :((]

Limpho T là tế bào cảm thụ của HIV, ở đó có chứa "mắc-cơ" là nơi HIV có thể bám vào để phát triển

@CHịTôm: Câu trả lời là có chị ạ :D nhổ răng hay bất kì cái gì liên quan đến máu :-s

p/s: theo phát ngôn của bác sĩ đấy, hỏi ý kiến ba ;)) =))
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom