[Sinh học 8] Đề thi sinh

N

nhoktsukune

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG 3: Câu hỏi & Trả lời
Câu 1: máu thuộc kiểu mô nào?
Mô liên kết

Câu 2: hồng cầu tiếp nhận oxi ở đâu và có màu sắc như thế nào?
Hồng cầu tiếp nhận oxi ở vòng tuần hoàn nhỏ
Khi tiếp nhận oxi thì Hb có trong hồng cầu kết hợp với oxi có máu đỏ tươi

Câu 3: vai trò của bạch cầu trong cơ thể
Bạch cầu tạo các hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập, gây hại của một số khuẩn…

Câu 4: tế bào nào của máu có khả năng thực bào?
Tế bào bạch cầu

Câu 5: vì sao máu là loại mô lỏng và vai trò của chúng?
Ta biết chức năng của máu là vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi, các chất cần thiết khác và chất thải, sản phẩm phân hủy, cacbonic
-> máu phải là loại mô lỏng thì mới có thể dễ dàng di chuyển trong mạch để thực hiện chức năng của nó

Câu 6: trong các điều kiện như thế nào thì máu bị động
Trong điều kiện: tiểu cầu bị vỡ giải phóng ra enzim kết hợp với chất sinh tơ máu và một số thành phần khác tạo ra tơ máu bao lấy vết thương

Câu 7: hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
Gồm: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết, mạch bạch huyết, tĩnh mạch dưới đòn

Câu 8 : bạch cầu gồm 5 loại, đó là những loại nào?
Gồm: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limpo, bạch cầu mono

Câu 9: vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có lượng oxi cao hơn cacbonic. Máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi vừa tiếp nhận thêm cacbonic và oxi thì được đưa qua tế bào (do sự khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp)
mà ta biết, trong hồng cầu có Hb khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi còn kết hợp với cacbonic có màu đỏ thẫm

câu 10: vị trí của tim trong lồng ngực nằm ở đâu?
Giữa 2 lá phổi, hơi lệch về phía trái, từ sườn thứ 2 đến sườn thứ 4

Câu 11: máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người nhóm máu O được không? Vì sao
Không được. vì nó sẽ gây kết dính hồng cầu (do huyết tương trong nhóm máu O có cả anfa và betan) .

tomandjerry789 said:
Chú ý tiêu đề bài viết: [Sinh học 8] + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

I. Trắc nghiệm

Câu 1: vai trò của môi trường trong cơ thể là:
a. vận chuyển các chất trong cơ thể
b. bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật xâm nhập vào gây bệnh
c. nhờ môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất
d. cả a, b, c
câu 2: chức năng chủ yêu của bạch cầu là:
a. bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật xâm nhập vào gây bệnh
b. tạo ra kháng nguyên trong cơ thể
c. tạo ra kháng sinh chống lại bệnh
d. cả a, b, c
câu 3: nguyên nhân tạo ra một khối máu đông là do:
a. nước trong máu bay hơi
b. tiểu cầu vỡ
c. hồng cầu và bạch cầu lắng xuống
d. có xuất hiện tơ máu
câu 4: chức năng thải CO2 và khí độc ra khỏi cơ thể là chức năng của:
a. vòng tuần hoàn lớn
b. vòng tuần hoàn nhỏ
c. động mạch
d. cả a và b
câu 5: thời gian của một chu kì tim là:
a. 0.6 giây
b. 0.7 giây
c. 0.8 giây
d. 0.9 giây
Câu 6:thành phần của máu gồm:
a. hồng cầu và tiểu cầu
b. bạch cầu và hồng cầu
c. huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu
d. huyết tương và các tế bào máu
câu 7: trong thành phần chất của huyết tương, nước chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm?
a. 55%
b. 10%
c. 90%
d. 45%
Câu 8: trình tự máu lưu thông trong vòng tuần hoàn nhỏ là:
a. tâm thất phải -> động mạch phổi-> tĩnh mạch phổi-> tâm nhĩ trái
b. tâm thất trái-> động mạch phổi-> phổi-> tâm nhĩ phải
c. tâm thất phải-> tĩnh mạch phổi-> phổi-> tâm nhĩ trái
d. cả a, b, c đều sai
câu 9: loại hồng cầu nào khi truyền máu bị kết dính?
a. hồng cầu của máu cho
b. hồng cầu của máu nhận
c. hồng cầu của máu cho và máu nhận
d. cả a, b, c đều sai
câu 10: tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm thất trong một chu ký tim là:
a. 0, 3 giây
b. 0, 4 giây
c. 0, 5 giây
d. 0, 6 giây
Câu 11: ở vòng tuần hoàn lớn, sự trao đổi khí xảy ra ở:
a. tế bào và phế nang
b. phế nang
c. tế bào
d. phổi
câu 12: vai trò của văcxin khi tiêm vào cơ thể người là:
a. tăng số lượng hồng cầu trong máu
b. kích thích hồng cầu tiết ra kháng nguyên
c. kích thích bạch cầu sản xuất kháng thể
d. cả a, b, c

II. Tự luận

1. hãy trình bày cấu tạo và hoạt động của tim
2. hãy nêu các yếu tố giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong mạch
3. hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò của hệ bạch huyết
4. so sánh sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch .
 
N

nhoktsukune

CHƯƠNG 3: Đề nâng cao
I. Trắc nghiệm

1. Máu chiếm bao nhiêu tì lệ phần trăm của cơ thể?
a. 7 %
b. 15 %
c. 20 %
d. 45 %
2. Máu chiếm bao nhiêu tỉ lệ phần trăm trong thành phần huyết tương
a. 60 %
b. 70 %
c. 80 %
d. 90 %
3. Trong huyết tương còn có các thành phần nào?
a. Huyết thanh, Fibrinôgen
b. Hồng cầu
c. Tiểu câu
d. Bạch cầu
4. Ở đâu sản xuất ra hổng cầu?
a. Tủy xương đỏ
b. Lá lách
c. Gan
d. Tế bào máu
5. Ở đâu tạo ra bạch cầu?
a. Lá lách
b. Tủy xương đỏ
c. Hạch bạch huyết
d. cả a, b, c
6. Ở đâu phân hủy hồng cầu?
a. Tủy xương đỏ
b. các tế bào
c. Gan
d. Lá lách
7. Những thành phần nào của máu có nhân trong tế bào?
a. Hồng cầu
b. Bạch cầu
c. tiểu cầu
d. cả a, b, c
8. Vai trò của mô lỏng là gì?
a. Tắm tế bào
b. vận chuyển các chất tạo nên bạch huyết
c. Vận chuyển CO2, O2
d. Cả a, b, c
9. Máu được lọc sạch trong cơ quan nào?
a. Phổi
b. Gan
c. Thận
d. Cả a, b, c
10. Thành phần nào đứng làm trung gian giữa dịch máu và tế bào cơ thể?
a. bạch cầu
b. Nước mô
c. Tiếp xúc trực tiếp
d. cả a, b, c đều sai
11. Bộ phận nào điều khiển hoạt động của cơ tim
a. Hoocmôn, Hệ thần kinh dinh dưỡng
b. Hệ thần kinh
c. Ý thức
d. Phản xạ
12. Ống bạch huyết đổ vào ở chỗ nào?
a. Tâm nhĩ phải
b. tĩnh mạch chủ
c. Tĩnh mạch cửa gan
d. Tĩnh mạch cửa thận
13. Máu nào vận chuyển trong tĩnh mạch phổi?
a. Máu động mạch
b. Máu tĩnh mạch
c. Cả a, b sai
d. Cả a, b đúng

II. Tự luận

1. Vì sao ngồi xổm lâu bất chợt đứng dậy ta lại cảm thấy váng đầu, hoa mắt?
2. Vì sao nhóm maú có liên quan đến di truyền?
3. Vì sao trường hợp người chết rồi mà sống lại được? .
 
T

tomandjerry789

I. Trắc nghiệm

Câu 1: vai trò của môi trường trong cơ thể là:
a. vận chuyển các chất trong cơ thể
b. bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật xâm nhập vào gây bệnh
c. nhờ môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất
d. cả a, b, c
câu 2: chức năng chủ yêu của bạch cầu là:
a. bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật xâm nhập vào gây bệnh
b. tạo ra kháng nguyên trong cơ thể
c. tạo ra kháng sinh chống lại bệnh
d. cả a, b, c
câu 3: nguyên nhân tạo ra một khối máu đông là do:
a. nước trong máu bay hơi
b. tiểu cầu vỡ
c. hồng cầu và bạch cầu lắng xuống
d. có xuất hiện tơ máu
câu 4: chức năng thải CO2 và khí độc ra khỏi cơ thể là chức năng của:
a. vòng tuần hoàn lớn
b. vòng tuần hoàn nhỏ
c. động mạch
d. cả a và b
câu 5: thời gian của một chu kì tim là:
a. 0.6 giây
b. 0.7 giây
c. 0.8 giây
d. 0.9 giây
Câu 6:thành phần của máu gồm:
a. hồng cầu và tiểu cầu
b. bạch cầu và hồng cầu
c. huyết tương, bạch cầu và tiểu cầu
d. huyết tương và các tế bào máu
câu 7: trong thành phần chất của huyết tương, nước chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm?
a. 55%
b. 10%
c. 90%
d. 45%
Câu 8: trình tự máu lưu thông trong vòng tuần hoàn nhỏ là:
a. tâm thất phải -> động mạch phổi-> tĩnh mạch phổi-> tâm nhĩ trái
b. tâm thất trái-> động mạch phổi-> phổi-> tâm nhĩ phải
c. tâm thất phải-> tĩnh mạch phổi-> phổi-> tâm nhĩ trái
d. cả a, b, c đều sai
câu 9: loại hồng cầu nào khi truyền máu bị kết dính?
a. hồng cầu của máu cho
b. hồng cầu của máu nhận
c. hồng cầu của máu cho và máu nhận
d. cả a, b, c đều sai
câu 10: tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm thất trong một chu ký tim là:
a. 0, 3 giây
b. 0, 4 giây
c. 0, 5 giây
d. 0, 6 giây
Câu 11: ở vòng tuần hoàn lớn, sự trao đổi khí xảy ra ở:
a. tế bào và phế nang
b. phế nang
c. tế bào
d. phổi
câu 12: vai trò của văcxin khi tiêm vào cơ thể người là:
a. tăng số lượng hồng cầu trong máu
b. kích thích hồng cầu tiết ra kháng nguyên
c. kích thích bạch cầu sản xuất kháng thể
d. cả a, b, c

II. Tự luận

1. hãy trình bày cấu tạo và hoạt động của tim
2. hãy nêu các yếu tố giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong mạch
3. hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào? Vai trò của hệ bạch huyết
4. so sánh sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch .
II. Tự luận:
1. • Cấu tạo của tim: Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim và các van tim
• Hoạt động của tim:
- Tim co dãn theo chu kì và nhịp nhàng, mỗi phút có chừng 70 đến 75 lần co dãn.
- Mỗi chu kỳ hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. Mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó, tâm nhĩ co 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây. Tâm thất co 0,3 giây và nghỉ 0,4 giây. Thời gian dãn chung là 0,4 giây.
- Sự co bóp nhịp nhàng của tim bảo đảm cho dòng máu lưu thông liên tục trong hệ mạch.
\Rightarrow Như vậy, trong quá trình làm việc của tim, có xen với quá trình nghỉ ngơi hợp lí vì vậy tim làm việc liên tục mà không bị mệt.
2. Máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong mạch nhờ lực đẩy do tim tạo ra.
3. • Hệ bạch huyết gồm 2 phân hệ:
+ Phân hệ lớn
+ Phân hệ nhỏ
• Vai trò: thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
4.
Loại mạch | Cấu tạo | Giải thích
Động mạch | Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch, lòng hẹp hơn lòng của tĩnh mạch | Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim về các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
Tĩnh mạch | • Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch, lòng rộng hơn lòng của động mạch • Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực | Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ

Có gì sai sót sửa giùm. :D
 
N

nhoktsukune

[Sinh học 8] Đề kiểm tra thử

CHƯƠNG 2: Đề thi <căn bản>
I. trắc nghiệm
câu 1: loại cơ nào tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động
a. cơ vân
b. cơ tim
c. cơ trơn
d. cả a, b, c

câu 2: xương hộp sọ của người thuộc loại xương nào sau đây?
a. xương dài
b. xương dẹt
c. xương ngắn
d. xương ống

câu 3: khớp xương giữa các đốt sống thuộc loại khớp nào?
a. khớp bất động
b. khớp động
c. khớp bán động
d. không có khớp

câu 4: ngón cái nguời có bao nhiêu cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ động ở bàn tay?
a. 4 cơ
b. 8 cơ
c. 12 cơ
d. 18 cơ

Câu 5: loại xương nào sau đây thuộc loại xương ngắn?
a. xuơng đầu
b. xương tay
c. xương đốt sống
d. cả a, b, c đều đúng

câu 6: loại xương nào sau đây có cấu tạo gồm thân xương và 2 đầu xương, bên ngoài thân xương có màng xương?
a. một xương dài
b. xương ngắn
c. xương dẹt
d. cả a, b, c đều đúng

câu 7: tác dụng của cột sống người là:
a. đứng thẳng và lao động
b. nâng đỡ đầu và góp phần tạo ra dáng đi, đứng thẳng
c. bảo vệ tim và phổi
d. cả, b, c đều đúng

câu 8: tơ cơ có cấu trúc:
a. dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân
b. dạng ống nằm trong tế bào cơ vân
c. dạng sợi nằm ngoài tế bào cơ vân
d. cả a, b, c đều đúng

câu 9: cơ bị mỏi khi co rút lâu là do:
a. nguồn năng lượng sản sinh quá nhiều trong cơ
b. khi cơ co có sinh ra khí CO2 và nhiệt độ quá nhiều
c. sự tích tụ axit lăctic trong cơ
d. cả 3 nguyên nhân trên

câu 10: có bao nhiêu đôi xương sườn có một đầu dính với xương ức
a. 10 đôi
b. 12 đôi
c. 14 đôi
d. 16 đôi

Câu 11: đặc tính đàn hồi của xương là do trong xương có:
a. chất cốt giao
b. chất vô cơ
c. chất khoáng
d. cả a, b, c

câu 12: khoảng độ tuổi nào của nam, xương sẽ ngừng phát triên chiều dài?
a. 10 tuổi
b. 15 tuổi
c. 18 tuổi
d. Từ 15 trở lên

II. tự luận
1. nguyên nhân của sự mỏi cơ? Biện pháp tăng cường khả năng sinh công
2. nêu sự khác biệt giữa xương người và xương thú
3. phân biệt các loại xương và các khớp xương ở người .








CHƯƠNG 2: Đề thi <nâng cao>
I. trắc nghiệm
câu 1: trong thành phần xương ở người còn trẻ thì chất xương chiếm tỉ lệ nào?
a. 1/2
b. 1/3
c. 1/4
d. 1/5

Câu 2: có bao nhiêu đôi xương sườn khớp ở ngực?
a. 8
b. 10
c. 11
d. 12

Câu 3: có bao nhiêu đôi đầu xương tự do?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4

Câu 4: bộ xương người có bao nhiêu xương tất cả?
a. 100
b. 200
c. 300
d. 400

Câu 5: cơ xương có hình dạng như thế nào?
a. hình thoi
b. hình dải
c. hình cầu
d. hình tròn
e. câu a, b, d đúng
f. câu a, c đúng


câu 6: những cơ nào phát triển nhiều nhất liên quan đến dáng đi thẳng ở người
a. cơ chẩm
b. cơ lưng
c. cơ ngực
d. cơ mông
e. cơ bắp chân
f. câu a, b, d, e đúng
g. câu a, b, d, e sai


câu 7: cơ trơn co dưới sự điều khiến của hệ thống cơ quan nào?
a. thần kinh giao cảm
b. thần kinh sinh dưỡng
c. hệ nội tiết
d. câu b, c đúng
e. câu b, c sai

câu 8: tại sao xuất hiện bệnh trạng về hệ cơ khi ta lao động nặng mà không có sự rèn luyện trước
a. sự mỏi cơ
b. sự tích lũy axit lactic
c. dây chằng căng thẳng
d. sự mỏi cơ của thần kinh
e. tất cả các phương án trên đúng

câu 9: tại sao không xảy ra sự đau cơ ở người có luyện tập thể dục thường xuyên
a. dây chằng mềm dẻo
b. sợi cơ lớn
c. oxi xâm nhập lơn
d. dự trữ glicôgen lớn, tính vững chắc của cơ trước sự mệt mỏi
e. câu b, c, d đúng
f. câu a, c, d đúng

câu 10: liệu có biến đổi về số lượng sợi cơ ở hệ cơ xương liên quan đến tuổi con người và mức độ luyện tập:
a. có
b. không

II. tự luận
1. vì sao khi vừa ngủ dậy, đôi khi ta cảm thấy toàn thân mệt mỏi?
2. tại sao thỉnh thoảng ngay các vận động viên (bơi lội, bóng đá) hay bị “chuột rút”? giải thích đê tìm ra cách phòng chống bệnh này .
Like

tomandjerry789 said:
Gộp vào pic này luôn nhé. :)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom