[Sinh học 8]cùng tìm hiểu về cơ thể người

H

hongnhung.97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình mở Topic vì muốn được chia sẻ và nhận thêm được nhiều kiến thức hơn nữa.
:khi (4)::khi (4)::khi (4):
ở topic này thì chúng ta sẽ đưa các tài liệu liên quan đến kiến thức trong bài hoặc các câu hỏi khó để cùng nhau giải đáp. nếu có gì chưa hợp lí thì mình rất mong được các bạn góp ý thẳng luôn nhe
Mong sẽ được tất cả các bạn ủng hộ ^^
:khi (67)::khi (67):

Mình xin được mở đầu :
Chiều cao trung bình của người dân một số nước trên thế giới:
- Bắc Mĩ: 175.0 cm
- Anh: 174.6
- Bỉ: 168.6
- Áo: 167.0
- Pháp: 163.0
- Ý: 162.0
- Trung Hoa: 162.5
- Malaixia: 162.5
- Nhật Bản: 157.0
- Người Lùn Trung Phi: 135.0

ah, mà thêm một câu hỏi nữa nhỉ:
1. vì sao nữ giới thường thấp hơn nam giới?
2. vì sao tuổi thọ của nữ giới thường cao hơn nam giới?
3. <câu này thì dễ hơn>, vì sao buổi sáng con người thường cao hơn buổi tối?
:khi (155)::khi (155)::khi (155):

<Nguồn: Cẩm nang Sinh học 8>
 
F

foreverlove_is2u

Câu 2
http://news.bacsi.com/suc-khoe/nam-gioi/vi-sao-tuoi-tho-cua-nam-gioi-thap-hon-nu-gioi-.html
Câu 3
Chiều cao của một người được gắn kết bởi chiều cao của 2 chân, của xương chậu, cảu 24 đốt cột sống và của đầu. Trong các bộ phận đó, chiều cao của cột sống có sự thay đổi giữa buổi sáng với buổi tối.
Các đốt cột sống được gắn kết nhau bởi các đĩa đệm và dây chằng. Đĩa đệm là xương hình đĩa, nằm giữa các đốt sống, có tính đàn hồi cao. Sau một ngày đi lại và làm việc, do trọng lượng cơ thể dồn nén nhiều mà các đĩa đệm bị ép xuống, làm cho các đốt sống gần nhau hơn, do đó chiều cao của cột sống bị giảm. Vì vậy chiều cao của con người buổi tối sẽ thấp hơn.Sau một đêm nghỉ ngơi, chiều cao của mọi người sẽ trở lại bình thường.
Nhớ THANKS nha
 
H

hongnhung.97

Tuổi thọ của người @-)@-)@-)@-)
- tuổi thọ trung bình của người ở người là 70-90 tuổi
- cá biệt có người thọ tới 120-140 năm tuổi
+ ông Thomas Parr (nông dận Anh) đã thọ 152 năm 9 tháng. ông cưới vợ lần đầu năm 80 tuổi, lần thứ hai khi đã 120 tuổi, lần thứ ba là khi 123 tuổi. ông chỉ ăn bánh mì, sữa, phomát, nhưgn những năm cuối đời, mắt và trí nhớ của ông vẫn còn tốt
+ ông G.djenkins, một ngư dân ở xứ Êcốt (Anh) mất ở tuổi 169. lúc 165 tuổi, ông còn theo thuyền đi đánh cá. con ông cũng thừa kết gen gi truyền về tuổi thọ. một người thọ 100 tuổi, người kia 102 tuổi
+ nhưng một nông dân BunGari tên là P. Trartan thọ tới 185 tuổi. con trưởng của cụ thọ 155, con út 97 tuổi và ra đi sau cụ chỉ ít ngày

theo Daniline​
 
P

pelinhjoitoan

nêu sự khác biệt trong cấu tạo của động mạch,tĩnh mạch mao mạch và giải thích sự khác biệt đó.
chỉ jùm mình nha cac bạn! mình thank nhìu!
 
H

hongnhung.97

Động mạch:
- thành mạch gồm 3 lớp dày: mô liên kết, cơ trơn, biểu bì
- lòng trong hẹp
- động mạch lớn, nhiều động mạch nhỏ
==> đẩy máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và ap lực lớn

tĩnh mạch:
- thành mạch 3 lớp mõng: mô liên kết, cơ trơn, biểu bì
- lòng trong rộng
- có van một chiều
==> dẫn máu từ khắp các TB về tim với vận tốc và áp lực nhỏ

mao mạch:
- thành mạch: 1 lớp biểu bi mỏng
- lòng trong hẹp <nhất>
- có nhiều nhánh nhỏ
==> trao đổi chất của Tb

P/s mình không chắc đúng nên có gì nhờ mọi nguời góp ý thêm nha ^^
 
N

nguyenphuongthao28598

giup minh voi cac ban oi
Có khi nào cả cơ gấp và cơ duối của mọt bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? VÌ SAO
 
H

hongnhung.97

giup minh voi cac ban oi
Có khi nào cả cơ gấp và cơ duối của mọt bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa? VÌ SAO

Không [Trừ khi là cơ mất khả năng tiếp nhận kích thích ^^ (vd: bị liệt...)]
Vì hoạt động của 2 cơ hoàn toàn trái ngược nhau. Khi cơ này co tối đa thì cơ kia duỗi tối đa và ngược lại. Có thể quan sát hình cánh tay đang co trong sgk bài cấu tạo và tính chất của cơ [Mình nhớ mang máng thế :-?. Chẳng biết phải bài đó không :-S]
 
Y

yun.minho

Động mạch:
- thành mạch gồm 3 lớp dày: mô liên kết, cơ trơn, biểu bì
- lòng trong hẹp
- động mạch lớn, nhiều động mạch nhỏ
==> đẩy máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và ap lực lớn

tĩnh mạch:
- thành mạch 3 lớp mõng: mô liên kết, cơ trơn, biểu bì
- lòng trong rộng
- có van một chiều
==> dẫn máu từ khắp các TB về tim với vận tốc và áp lực nhỏ

mao mạch:
- thành mạch: 1 lớp biểu bi mỏng
- lòng trong hẹp <nhất>
- có nhiều nhánh nhỏ
==> trao đổi chất của Tb

P/s mình không chắc đúng nên có gì nhờ mọi nguời góp ý thêm nha ^^

câu này còn thiếu ý giải thýk đó pạn. muộn r` mai mình sẽ tl lại :D~
 
G

gauxam1972

- Động mạch : thành có 3 lớp , trong đó lớp mô liên kết và cơ trơn dày , lòng trong hẹp hơn tĩnh mạch . Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao và áp lực lớn
- Tĩnh mạch :thành có 3 lớp nhưng mô liên kết và mô trơn mỏng hơn động mạch, lòng trong rộng , có van một chiều ở nơi máu chảy ngược chiều trọng lực . Dẫn máu từ tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
- Mao mạch : nhỏ , phân nhiều nhánh gồm một lớp biểu bì
\Rightarrow Có chức năng tạo điều kiện cho sự trao đổi chất giũa các tế bào
:):):):)
 
Top Bottom