[sinh học 8] Chương X: Hệ nội tiết

K

kool_boy_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hum nay mình học bài 55 nhưng chẳng hiểu cô giáo giải thích thế nào là cơ quan đích ( cơ quan xác định). Các cậu giải thích giùm tớ cái?
À, còn cả câu 2 bài 55 nữa:
Nêu vai trò của một cố hoocmôn, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung.
 
T

taysobavuong_leviathan

Trả lời câu hỏi

NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA HỆ NỘI TIẾT
Các tuyến là những cơ quan có thể tiết ra những chất được cơ thể giữ lại để sử dụng hoặc tiết ra những chất được đưa ra ngoàicơ thể. Những tuyến tiết ra các chất được đưa ra ngoài cơ thể được gọi là tuyến ngoại tiết ("ngoại" có nghĩa là bên ngoài). Các tuyến ngoại tiết có các ống dẫn để mang những chất tiết củachúng ra bề mặt da hoặc vào các khoang của cơ thể. Một số ví dụ về tuyến ngoại tiết là tuyến mồ hôi và gan.
Tuyến nội tiết ("nội" có nghĩa là bên trong) tiết ra hoặc phóng thích những chất được dùng bêntrong cơ thể. Những tuyến này không có các ống mà phóng thích chất tiết của chúng trực tiếpvào các mô xung quanh và vào máu. Những chất tiết này - hay còn gọi là các hormon - sau đó sẽđi theo hệ tuần hoàn để đến nhiều điểm khác nhau trong cơ thể.
Từ hormone có bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đánh thức" hoặc "làm cho vận động". Các hormon kiểm soát hoặc phối hợp các hoạt động của những mô, cơ quan, và hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể. Hầu hết các hormon có thành phần cấu tạo làcác amino acid, là các đơn vị xây dựng cơ bản của protein. Corticoid là một nhóm nhỏ thuộc hormon được hình thành từ các phân tử cholesterol (một chất giống như mỡ được gan sản xuất).
NHỮNG TỪ CẦN BIẾT
Vỏ thượng thận: là lớp bên ngoàicủa tuyến thượng thận tiết ra cortisol và aldosterone.
Tuyến thượng thận : là tuyến nằm phía trên mỗi thận bao gồm lớp ngoài (vỏ thường thận) và lớp trong (tủy thượng thận).
Tủy thượng thận: lớp bên trong của tuyến thượng thận tiết ra epinephrine và norepinephrine.
Hormon kích thích tuyến thượngthận : là loại hormon được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên có khả năng kích thích vỏ thượng thận tiết ra cortisol.
Aldosterone: là loại hormon được tiết ra bởi lớp vỏ thượng thận có chức năng kiểm soát sự cân bằng muối và nước trong cơ thể.
Androgen: là loại hormon kiểm soát những đặc điểm giới tính thứ phát của nam giới.
Hormon kháng bài niệu: là loại hormon được sản xuất bởi vùng dưới đồi và dự trữ ở thùy sau tuyến yên làm tăng sự hấp thu nước của thận.
Calcitonin: là những hormon được tiết ra bởi tuyến giáp làm giảm nồng độ canxi trong máu.
Cortisol: là loại hormon được tiết ra bởi vỏ thượng thận có chức năng làm cải thiện hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của cơthể khi gặp những tình huống căng thẳng.
Epinephrine: còn được gọi là adrenaline, là loại hormon được tiết ra bởi tủy thượng thận kích thích cơ thể phản ứng lại với những tình huống căng thẳng.
Estrogen : là hormon corticoid sinh dục nữ được buồng trứng chế tiết để tạo ra những đặc điểm giới tính thứ phát và điều hòa chu kỳ sinh sản của nữ.
Tuyến: là những cơ quan chế tiết hoặc bài tiết ra các chất để được cơ thể sử dụng hoặc để thải ra ngoài.
Glucagon: là những hormon được tiết ra bởi các đảo Langerhans làm tăng nồng độ đường trong máu.
Tuyến sinh dục: là cơ quan sinh dục nơi các tế bào sinh dục phát triển.
Hormon gonadotropic: là những hormon được chế tiết từ thùy trước tuyến yên làm ảnh hưởng hoặc kích thích sự phát triển hoặc hoạt động của các tuyến sinh dục.
Cân bằng nội môi: là khả năng của cơ thể hoặc tế bào duy trì sự cân bằng nội tại của các chức năng của nó, chẳng hạn như giữ nhiệt độ cơ thể không đổi bất kể nhiệt độ môi trường như thế nào.
Vùng dưới đồi: là một vùng của não có chứa nhiều trung tâm kiểm soát các chức năng và cảm xúc của cơ thể; ngoài ra nó còn điều hòa sự chế tiết của tuyến yên.
Insulin: là hormon được chế tiết bởi đảo Langerhans có chức năng điều hòa lượng đường trong máu.
Đảo Langerhans: là các tế bào nội tiết của tụy chế tiết ra insulin và glucagon.
Hormon hoàng thể hóa: là loại hormon gonadotropic được chế tiết ra bởi thùy trước của tuyến yên. Ở phụ nữ nó kích thích sự rụng trứng và sự phóng thích estrogen và progesterone từ buồng trứng. Ở nam giới nó kích thích sự chế tiết testosterone từ tinh hoàn.
Melatonin: là loại hormon được chế tiết từ tuyến tùng giúp cơ thểcó cảm nhận được 24 giờ trong ngày và đóng vai trò trong việc xác định thời điểm dậy thì và sự phát triển giới tính.
Quá trình chuyển hóa: là tất cả những quá trình sinh lý để duy trìsự sống của sinh vật.
Phản hồi âm tính: là hệ thống kiểm soát hoạt động như sau: một tín hiệu kích thích tạo ra mộtphản ứng, phản ứng này làm giảm tín hiệu kích thích đó, nhờ vậy phản ứng này cũng ngừng lại.
Norepinephrine: còn được gọi là noradrenaline, là một loại hormon được tiết ra bởi tủy thượng thận làm nâng huyết áp của cơ thể lên trong những tình huống căng thẳng.
Buồng trứng: tuyến sinh dục của nữ, là nơi trứng được sản xuất vàlà nơi tiết estrogen và progesterone .
Tuyến cận giáp: 4 tuyến nhỏ nằmở mặt sau của tuyến giáp điều hòa nồng độ canxi trong máu.
Tuyến tùng: là tuyến nằm sâu ở phần sau của não giúp ổn định chu kỳ ngày đêm của cơ thể.
Tuyến yên: là tuyến nằm phía dưới vùng dưới đồi kiểm soát và phối hợp sự chế tiết của các tuyến nội tiết khác.
Progesterone : là loại hormon dạng corticoid của phụ nữ được buồng trứng chế tiết để làm tử cung sẵn sàng hơn để nhận trứng đã được thụ tinh.
 
T

taysobavuong_leviathan

Bổ sung nè

Prolactin: là loại hormon gonadotropic được chế tiết bởi thùy trước tuyến yên để kích thích tuyến vú sản xuất sữa.
Tinh hoàn: là tuyến sinh dục nam sản xuất ra các tinh trùng và chế tiết testosterone .
Testosterone : là loại hormon được chế tiết bởi tinh hoàn thúc đẩy sự phát triển của các cơ quansinh dục nam và những đặc điểmgiới tính thứ phát.
Thymosin: là hormon được chế tiết bởi tuyến ức có khả năng thay đổi một số nhóm tế bào lympho thành những tế bào T chống lại vi trùng.
Tuyến ức: là một cơ quan tuyến bao gồm mô lympho nằm phía sau đỉnh của xương ức sản xuất ra các tế bào lympho biệt hóa, phát triển đến mức cực đại ở giaiđoạn sớm của tuổi thiếu nhi và hầu như biến mất ở người lớn.
Tuyến giáp: là tuyến bao xung quanh phần trước và phần bên của khí quản ở đáy họng ngay phía trước thanh quản ảnh hưởng đến sự phát triển và các quá trình chuyển hóa.
Thyroxine: là loại hormon được tuyến giáp chế tiết để điều hòa tốc độ chuyển hóa và tác động đến sự phát triển ở trẻ em.
Mỗi loại hormon chỉ tác động đếnmột loại tế bào hay một cơ quan nhất định nào đó, được gọi là tế bào đích hay cơ quan đích. Mỗi tếbào đích có các receptor (thụ thể)nằm trên màng hoặc bên trong nó, các thụ thể là nơi các hormonđặc hiệu có thể bám hoặc nối vào. Chỉ khi sự nối kết này xảy ra thì hormon mới có thể mang lại sự thay đổi trong hoạt động của tế bào. Một số hormon ảnh hưởng đến gần như tất cả các tế bào trong cơ thể, một số loại khác chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan duy nhất. Một số tế bào có nhiều thụ thể khác nhau, đóng vai trò làm tế bào đích của nhiều loại hormon khác nhau.
Không giống như các cơ quan hay bộ phận thuộc những hệ thống khác của cơ thể, những tuyến nội tiết chính không có mốiliên kết vật lý với nhau nhưng lại được phân bố khắp cơ thể. Nằm ở trong hộp sọ là vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến tùng; nằm trongcổ họng là tuyến giáp và tuyến cận giáp, nằm ở phần trên ngực là tuyến ức, và nằm ở bụng là tụy và tuyến thượng thận ; nằm ở vùng chậu của nữ là buồng trứngvà trong bìu dái của nam giới là tinh hoàn.
Chú thích hình: những thành phần của hệ nội tiết bao gồm buồng trứng (ở nữ) và tinh hoàn (ở nam giới).
*. Hypothalamus: vùng dưới đồi
*. Pineal: tuyến tùng
*. Pituitary: tuyến yên
*. Parathyroid: tuyến cận giáp
*. Thyroid: tuyến giáp
*. Thymus: tuyến ức
*. Adrenal: tuyến thượng thận
*. Pancreas: tụy
*. Ovaries: buồng trứng
*. Testes: tinh hoàn.
Hầu hết các tuyến nội tiết đều chỉ hoạt động ở hệ nội tiết, nhưng một số tuyến khác còn hoạt độngở những hệ khác nữa. Do đó, chúng được gọi là các tuyến hỗn hợp. Tuyến tụy ngoài chức năng là tuyến nội tiết nó còn là một thành phần của hệ tiêu hóa do nó chế tiết ra dịch tụy vào ruột non. Buồng trứng và tinh hoàn còn là một phần của hệ sinh dục cho chúng sản xuất ra các giao tử hay còn được gọi là các tế bào sinh dục của nam và nữ - tinh trùng và trứng. Tuyến ức là một phần của hệ bạch huyết do chúng hỗ trợ sự phát triển của một số loại bạch cầu để chiến đấu chống lại vi trùng và những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài khác
 
H

huongmot

kool_boy_98 said:
Hum nay mình học bài 55 nhưng chẳng hiểu cô giáo giải thích thế nào là cơ quan đích ( cơ quan xác định). Các cậu giải thích giùm tớ cái?
À, còn cả câu 2 bài 55 nữa:
Nêu vai trò của một cố hoocmôn, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung.

* Cơ quan đích(cơ quan xác định); Là cơ quan chịu ảnh hưởng của một hoặc nhiều loại hoocmon nào đó
Ví dụ cho dễ hiểu nè:
- Hoocmon FSH và LH gây ảnh hưởng lên buồng trứng, tinh hoàn
-Hoocmon TSH gây ảnh hưởng lên tuyến giáp
-Hoomon ACTH gây ảnh hưởng lên tuyến trên thận
- .........
=> buồng trứng, tinh hoàn, tuyến giáp. tuyến trên thận,... là các cơ quan xác định ( cơ quan đích)
* Vai trò của một số loại hoocmon là
-hoomon insulin do tuỵ tiết ra có tác dụng làm hạ đường huyết khi lượng đường huyết trong máu tăng
- hoomon glucagon do tuỵ tiết ra có tác dụng làm tăng đường huyết khi lượng đường huyết trong máu giảm
- hoomon FSH và LH có tác dụng gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì
- hoomon tăng trưởng GH giúp cơ thể phát triển
- Hoomon tiroxin có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tb
-.......
=> Hệ nội tiết có vai trò quan trọng trong việc điều hoà các quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hoà vật chất và năng lượng trong các tế bào. Rối loạn tuyến nội tiết có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý
 
Top Bottom