[Sinh học 8] Các cơ quan của H.Tiêu Hóa và chức năng của chúng

S

sakishinyora

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Năm nay em học lớp 8, có 1 câu trong đề cương ôn thi cô cho em ko hiểu nên muốn hỏi ở đây, mong các anh chị giúp đỡ ạ.

Câu hỏi:
Hệ Tuần Hoàn
-Vì sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi
Hệ Tiêu Hóa
-Nêu các cơ quan của Hệ Tiêu Hóa và chức năng của chúng:eek:

Mong các anh chị giúp đỡ, tuần sau cô kiểm tra rồi.Em xin chân thành cảm ơn
 
S

sasukecoldly

Năm nay em học lớp 8, có 1 câu trong đề cương ôn thi cô cho em ko hiểu nên muốn hỏi ở đây, mong các anh chị giúp đỡ ạ.

Câu hỏi:
Hệ Tuần Hoàn
-Vì sao tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi
Hệ Tiêu Hóa
-Nêu các cơ quan của Hệ Tiêu Hóa và chức năng của chúng:eek:

Mong các anh chị giúp đỡ, tuần sau cô kiểm tra rồi.Em xin chân thành cảm ơn
1,Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì thời gian nghỉ trong mỗi chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Do đó, tim không mệt mỏi
Mỗi chu kì tim (0,8s) gồm 3 pha
+ Tâm nhĩ co 0,1s
+ Tâm thất co 0,3s
+ Dãn chung : 0,4s
2,Hệ tiêu hoá gồm: ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá
+ Ống tiêu hoá gồm khoang miệng-hầu-thực quản-dạ dày-ruột non-ruột già-ruột thẳng-hậu môn
+Tuyết tiêu hoá gồm:
- Tuyến nước bọt tíêt ra nước bọt
- Tuyến vị tiết ra dịch vị
- Tuyến gan tiết dịch mật đổ vào túi mật
- Tuyến ruột ở ruột non tiết dịch ruột
 
D

deltafoce11

1.
Trái tim là một tổ chức cơ vân đặc biệt, với các sợi cơ kết chặt thành một khối vững mạnh. Trái tim của phôi thai 1 tháng to hơn trái tim người lớn đến 9 lần (về thể tích tương đối) và đập 65 lần mỗi phút.

Nếu như các loại cơ vân khác chạy theo nhịp kích thích bên ngoài, dại dột tăng mãi nhịp co cơ, đến nỗi lên cơn co giật như uốn ván thì trái tim hoạt động rất độc lập, tự chủ. Nó biết tự động theo nhịp riêng của nó, không theo đuôi, bắt chước ai cả. Những cử động vừa phải không ảnh hưởng đến nhịp tim. Nếu gặp một kích thích yếu dưới ngưỡng, trái tim vẫn cứ thản nhiên, "không thèm chấp". Chỉ khi lao động nặng, khẩn trương đến mức độ nào đó, tim mới bắt đầu đập mạnh và nhanh lên để thích nghi. Phản ứng tăng nhịp tim này đạt ngay đến mức tối đa. Sau đó, dù lao động tăng thêm khối lượng, tim vẫn giữ nguyên tần số đập. Nếu kích thích mạnh quá sức chịu đựng, tim sẽ dãn ra và ngừng đập, để rồi khi thoát được kích thích, nó lại đập như thường, bất chấp sự kích thích vẫn liên tục tác động mạnh.

Máu trong cơ thể phải được lưu thông không ngừng. Vì ngừng tuần hoàn có nghĩa là chết. Thế nhưng, tim chỉ làm việc khoảng “8 giờ vàng ngọc” mỗi ngày mà thôi. Đó là vì từng phần của tim được phân công rất khoa học, luân phiên nhau làm và nghỉ. Trong một nhịp đập của tim, hai tâm nhĩ co trong 1/5 thời gian rồi dãn trong 4/5 thời gian. Hai tâm nhĩ vừa bắt đầu dãn thì hai tâm thất co trong 2/5 thời gian rồi dãn trong 3/5 thời gian. Toàn bộ trái tim dãn ra trong 2/5 thời gian.
2.
 
D

deltafoce11

bạn nao thống kê các cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng với
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom