[Sinh học 7] Đề cương ôn tập

S

senaly

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thế nào là động vật biến nhiệt, động vật hằng nhiệt?Cho ví dụ
2. Kể tên các bộ đã học ở lớp thú? Mỗi bộ nêu 2,3 đại diện
3. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn
4. So sánh đặc điểm bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn mà em đã học, rút ra những điểm giống và khác nhau
5. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù
6. Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh
7. Thế nào là sinh sản vô tính , hữu tính ? Ở đông vật ko xương sống những dại diện nào có hình thức sinh sản vô tính = cách phân đôi mọc chồi đv nào sinh sản hữu tính
8. Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính đc thể hiện như thế nào?
9. Cây phát sinh giới đv biểu thị điều gì . Mức quan hệ họ hàng đc thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?@};-;)

:Mhi:

~~ Chú ý tiêu đề: [Sinh học 7] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Câu 1: Mình nghĩ là đã được học. Ngoài ra, dựa vào tên ta cũng đã có thể hình dung được phần nào về câu trả lời. Thế nào là biến nhiệt? (Biến là gì? - là có thể thay đổi), Thế nào là hằng nhiệt (Hằng là gì? - không thay đổi, giống như hằng số.) ~~> Ta có thể trả lời dc câu này
Câu 2, 3, 5, 7, 8, 9: Trong chương trình học chắc đã có
Câu 4: Quan sát hình + chú thích về bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn (có trong sách giáo khoa) ~~> rút ra sự khác biệt + đặc điểm giống nhau + liên hệ bài học ~~> đưa ra câu trả lời
Câu 6: ý 1 chắc đã được học. Ý 2 ta cần tìm những điểm nổi bật của nó (sự khác biệt so vs sự đẻ trứng + noãn thai sinh): phôi thai nhận được chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ (qua 1 số bộ phận) + thai nằm trong bụng ... ~~> từ đây liên hệ thực tế tác dụng ~~> nêu ưu điểm
 
T

tanpopo_98

1. Thế nào là động vật biến nhiệt, động vật hằng nhiệt?Cho ví dụ
2. Kể tên các bộ đã học ở lớp thú? Mỗi bộ nêu 2,3 đại diện
3. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn
4. So sánh đặc điểm bộ xương thỏ và bộ xương thằn lằn mà em đã học, rút ra những điểm giống và khác nhau
5. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù
6. Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh
7. Thế nào là sinh sản vô tính , hữu tính ? Ở đông vật ko xương sống những dại diện nào có hình thức sinh sản vô tính = cách phân đôi mọc chồi đv nào sinh sản hữu tính
8. Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính đc thể hiện như thế nào?
9. Cây phát sinh giới đv biểu thị điều gì . Mức quan hệ họ hàng đc thể hiện trên cây phát sinh như thế nào?

Câu 1,4,6 là tương đối khó ,ko hiểu chỗ nào cứ hỏi mình ok .
Câu 1: +Động vật biến nhiệt là các động vật có thân nhiệt ko ổn định, có thể thay đổi thoe nhiệt độ môi trường.
VD: cá chép, ếch đồng,...
+ Động vật hằng nhiệt là những động vật có thân nhiệt ổn định, ko bị chi phối bởi nhiệt độ ngoài môi trường.
VD: thỏ, chim bồ câu,...
Câu 2: Các bộ ở lớp thú đã học:
+ Bộ thú Huyệt: Thú mỏ vịt
+ Bộ thú Túi: Kanguru, Koala
+ Bộ Dơi : dơi ăn hoa quả, dơi ăn sâu bọ
+ Bộ cá voi: Cá voi, cá heo
+ Bộ ăn sâu bọ: chuột chù, chuột chũi
+ Bộ gặm nhấm: chuột đồng, sóc, nhím
+ Bộ ăn thịt: Hổ, mèo, sói
+ Các bộ móng guốc ( bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ, bộ voi) : voi, trâu, lợn
+ Bộ Linh trưởng : Khỉ, vượn, tinh tinh
Câu 3: Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn của thằn lằn bóng đuôi dài:
- Có vảy sừng khô, da khô
- Có cổ dài
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Chi có vuốt sắc, yếu
Câu 4: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương thỏ:
Giống: Đều có 3 phần: Xương đầu, cột sống, xương các chi.
Khác: +Thằn lằn: Có 8 đốt sống cổ
- Xương sườn: có cả ở đốt sống thắt lưng
- Xương các chi nằm ngang
+ Thỏ: - Có 7 đốt sống cổ
- Xương sườn: chỉ có ở một số đốt sống lưng \Rightarrow lồng ngực.
- Các chi thẳng góc nâng cơ thể lên cao
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
- Bộ lông dày, bao phủ toàn cơ thể (lông mao)
- Chi có vuốt sắc, chi trước ngắn (dễ cho việc đào hang), chi sau dài, khỏe, bật nhảy xa.
- Mũi thính, có lông xúc giác cạnh mũi ở hai bên môi.
- Mắt có mi, có tuyến lệ
- tai thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía.
Câu 6: Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai
Ưu: Con non được chăm sóc chu đáo, trong bụng mẹ, được cung cấp đầy đủ thức ăn \Rightarrow khi sinh ra sẽ khỏe hơn.
Câu 7:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản ko có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực là cái.
+ ĐVKXS sinh sản bằng cách phân đôi: trùng biến hình, trùng giày
- bằng cách mọc chồi: thủy tức
- sinh sản hữu tính :giun đũa, tôm, châu chấu,...
Câu 8: Từ chưa phân hóa \Rightarrow đã phân hóa
Từ phân hóa đơn giản \Rightarrow phân hóa phức tạp.
sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện: thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, các hình thức chăm sóc trứng và con.
Câu 9: Cây phát sinh Giới động vật biểu thị sự phát triển, tiến hoá các nhóm động vật (cùng tổ tiên) và quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật . Các nhóm động vật trên cây phát sinh càng gần nhau thì mối quan hệ họ hàng càng gần với nhau.
_______________________________
Bài làm của mình! có j các bạn bổ sung nhá!
Làm xong mà @-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)
 
G

gauconmary_tn

Câu 6: Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai
Ưu: Con non được bảo vệ và chăm sóc chu đáo trong bụng mẹ; Không phụ thuộc thuộc vào số lượng noãn hoàn, ko phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn cuả môi trường!!! đúng ko bạn
 
T

thanhco131997

Câu 1: +Động vật biến nhiệt là các động vật có thân nhiệt ko ổn định, có thể thay đổi thoe nhiệt độ môi trường.
VD: cá chép, ếch đồng,...
+ Động vật hằng nhiệt là những động vật có thân nhiệt ổn định, ko bị chi phối bởi nhiệt độ ngoài môi trường.
VD: thỏ, chim bồ câu,...
Câu 2: Các bộ ở lớp thú đã học:
+ Bộ thú Huyệt: Thú mỏ vịt
+ Bộ thú Túi: Kanguru, Koala
+ Bộ Dơi : dơi ăn hoa quả, dơi ăn sâu bọ
+ Bộ cá voi: Cá voi, cá heo
+ Bộ ăn sâu bọ: chuột chù, chuột chũi
+ Bộ gặm nhấm: chuột đồng, sóc, nhím
+ Bộ ăn thịt: Hổ, mèo, sói
+ Các bộ móng guốc ( bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ, bộ voi) : voi, trâu, lợn
+ Bộ Linh trưởng : Khỉ, vượn, tinh tinh
Câu 3: Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn của thằn lằn bóng đuôi dài:
- Có vảy sừng khô, da khô
- Có cổ dài
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Chi có vuốt sắc, yếu
Câu 4: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương thỏ:
Giống: Đều có 3 phần: Xương đầu, cột sống, xương các chi.
Khác: +Thằn lằn: Có 8 đốt sống cổ
- Xương sườn: có cả ở đốt sống thắt lưng
- Xương các chi nằm ngang
+ Thỏ: - Có 7 đốt sống cổ
- Xương sườn: chỉ có ở một số đốt sống lưng lồng ngực.
- Các chi thẳng góc nâng cơ thể lên cao
Câu 5: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
- Bộ lông dày, bao phủ toàn cơ thể (lông mao)
- Chi có vuốt sắc, chi trước ngắn (dễ cho việc đào hang), chi sau dài, khỏe, bật nhảy xa.
- Mũi thính, có lông xúc giác cạnh mũi ở hai bên môi.
- Mắt có mi, có tuyến lệ
- tai thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía.
Câu 6: Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai
Ưu: Con non được chăm sóc chu đáo, trong bụng mẹ, được cung cấp đầy đủ thức ăn khi sinh ra sẽ khỏe hơn.
Câu 7:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản ko có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực là cái.
+ ĐVKXS sinh sản bằng cách phân đôi: trùng biến hình, trùng giày
- bằng cách mọc chồi: thủy tức
- sinh sản hữu tính :giun đũa, tôm, châu chấu,...
Câu 8: Từ chưa phân hóa đã phân hóa
Từ phân hóa đơn giản phân hóa phức tạp.
sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện: thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, các hình thức chăm sóc trứng và con.
Câu 9: Cây phát sinh Giới động vật biểu thị sự phát triển, tiến hoá các nhóm động vật (cùng tổ tiên) và quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật . Các nhóm động vật trên cây phát sinh càng gần nhau thì mối quan hệ họ hàng càng gần với nhau.
 
T

tai_cute_123

:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-cò để con thai sinh và , thụ tinh trong, phát triển trực tiếp:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
K

k3m_dau_tay

tra loi giup mih may cau nay nha
1) nêu đặc điểm tiến hóa trong sinh sản của chim bồ câu và thằn lằn
2) mô tả cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
3) nêu sự tiến hóa về tuần hoàn của cac loài động vật đã học:):):):):)giup mih mau nha:):):)
 
K

kietanger2000

Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai
Ưu:
+ con non được bảo vệ an toàn trong bụng mẹ trước khi sinh ra
+ Xác xuất con non sinh ra cao
+ Con non nhận dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ
+ Dinh dưỡng cung cấp cho con non không phụ thuộc vào lượng noãn hoàn trong trứng và nhiệt độ môi trường bên ngoài
+ con non sau khi sinh ra được nuôi bằng sữa mẹ nên được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom