Q
quangtuannhoc
Vòng đời
Một bào thai trong tử cung người mẹ. Hình phác thảo của Leonardo da Vinci.
Vòng đời sinh học của con người bắt đầu từ khi nhau thai hình thành. Qua quá trình thụ tinh (ở con người là thụ tinh trong), một con người mới hình thành. Trứng thường được thụ tinh trong cơ thể phụ nữ cùng với tinh trùng của đàn ông qua quá trình giao hợp, hay như một trong những tiến bộ khoa học gần đây là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cũng thường được sử dụng. Trứng đã được thụ tinh, gọi là hợp tử, phân chia liên tục trong tử cung người phụ nữ và trở thành một bào thai. Sau một khoảng thời gian kéo dài khoảng 38 tuần, bào thai đó sẽ dần dần phát triển trở thành một con người thực thụ. Vào thời điểm được sinh ra, bào thai phát triển đầy đủ sẽ ra khỏi cơ thể người phụ nữ và bắt đầu tự hít thở, và được gọi là "trẻ sơ sinh". Vào thời điểm này, hầu hết những xã hội hiện đại đều công nhận đứa bé ấy là một người và được bảo vệ trước pháp luật, tuy nhiên một số khác thừa nhận quyền con người của đứa bé khi nó còn là một đứa bé trong tử cung người mẹ.
So với những loài động vật khác, việc sinh nở của con người phức tạp hơn hẳn. Những cơn đau kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ hay hơn thế nữa không hiếm, và cũng có thể dẫn đến chấn thương hay cả cái chết đến cho đứa bé hay người mẹ. Mặc dù khả năng đó đã giảm đi rất nhiều trong thế kỉ 20 và 21 trong những nước phát triển vì sự phát triển những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mới. Sinh sản tự nhiên, tuy có độ nguy hiểm rất cao, nhưng cũng rất phổ biến trong những vùng chưa phát triển trên thế giới
Hai bé gái.
Con người sau khi được mang thai khoảng 9 tháng thì có cân nặng khoảng 3-4 kg và cao 50-60 cm.[8] Sau đó, chúng tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo và đạt đến sự phát triển sinh dục nhất định. Trẻ em gái thường tiếp tục phát triển đến năm 18 tuổi, trong khi trẻ em trai lại tiếp tục phát triển đến năm 21 tuổi
Cuộc sống của một người có thể được chia thành những giai đoạn quan trọng sau: sơ sinh, thiếu nhi, dậy thì, thanh niên, trưởng thành và già. Tuy nhiên, độ dài của những giai đoạn trên luôn không rõ ràng, nhất là giai đoạn cuối.
Có những ý kiến khác nhau về tuổi thọ trên trái đất. Ở những nước đã phát triển, người ta ngày càng già đi, với độ tuổi trung bình ở mức xấp xỉ 40 tuổi (cao nhất là ở Monaco với mức 45,1 tuổi), nhưng ở những nước thuộc thế giới thứ ba thì độ tuổi trung bình lại là 15-20 tuổi (thấp nhất là ở Uganda với mức 14,8 năm). Tuổi thọ của con người trung bình được ước tính là 77,2 vào năm 2001 ở Hoa Kì.[9] Tuổi thọ trung bình ở Singapore là 84,29 năm ở nữ và 78,96 năm đối với nam, trong khi ở Botswana, do dịch bệnh AIDS đang hoành hành tại đây cho nên tuổi thọ chỉ ở mức 30,99 năm với nam và 30,53 năm đối với nữ. Cứ năm người châu Âu thì sẽ có một người sống thọ nhưng phải 20 người châu Phi thì mới có một người sống được hơn 60 tuổi.[10]
Số người có tuổi thọ trên 100 trên thế giới được Liên Hiệp Quốc ước tính là khoảng 210.000 vào năm 2002. [11]. Tuổi thọ lớn nhất ở con người là khoảng 120 năm (cụ Jeanne Calment đã sống được 122 năm 164 ngày). Trên toàn thế giới, cứ 81 người đàn ông có tuổi thọ trên 60 tuổi thì có 100 phụ nữ như thế. Và trong số những người thọ nhất thì tỉ lệ đó là 53 nam : 100 nữ.
Một câu hỏi khác là khi nào con người bắt đầu nhận thức và nó sẽ trở nên như thế nào sau khi chết vẫn còn đang được tranh cãi. Nỗi lo sợ cái chết khiến hầu hết loài người cảm thấy bất an và lo sợ. Những lễ chôn cất thường được tổ chức rất trọng thể trong xã hội loài người thể hiện một lòng tin về sự sống sau cái chết hay sự bất tử.
Chủng tộc
Con người thường tự phân loại họ thành những chủng tộc khác nhau, mặc dù những bằng chứng khoa học chứng minh về chủng tộc còn gây nhiều tranh cãi. Con người thường phân loại chủng tộc dựa vào tổ tiên hay đặc điểm sinh học, đặc biệt là màu da và những đặc điểm khác trên mặt; ngoài ra còn có các đặc điểm khác như ngôn ngữ, văn hóa và quốc gia mà họ đang sinh sống. Sự hình thành các chủng tộc có thể dẫn đến các cách hành xử khác nhau và những sự phân biệt khác nhau đối với người từ chủng tộc khác, dẫn đến thuyết phân biệt chủng tộc. Do đó, một số xã hội đặt nặng những định kiến của mình về những xã hội khác, trong khi một số khác lại không.
Sự tiến hóa của con người
Hộp sọ được tái tạo lại của Người Peking, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus.
Hộp sọ được tái tạo lại của Người Peking, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus.
Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người cũng là nghiên cứu sự phát triển của chi Homo, nhưng đôi khi nó cũng có liên quan đến những sinh vật khác thuộc họ hominidae hay phân họ homininae. "Con người hiện đại được giới khoa học cho vào phân loài Homo sapiens sapiens, và là một mở rộng của loài Homo sapiens. Ngoài ra, trong loài Homo sapiens còn có một phân loài khác ngày nay đã tuyệt chủng mang tên Homo sapiens idaltu (nghĩa là "người thông minh già").[12]
Loài mang quan hệ gần nhất đối với Homo sapiens là loài tinh tinh và loài bonobo. So sánh các sơ đồ gene cho kết quả là "sau 6.5 triệu năm tiến hóa theo những con đường khác nhau, sự khác nhau giữa tinh tinh và con người gấp 10 lần sự khác nhau giữa hai người không có quan hệ gì với nhau nhưng vẫn nhỏ hơn 10 lần so với một con chuột bạch và một con chuột thường". Tuy nhiên trên thực tế, số gene con người giống tinh tinh đến 96%.[13] Người ta cho rằng con đường tiến hóa giữa con người đã đi theo một hướng khác với tinh tinh vào khoảng 5 triệu năm trong khi đối với gorilla là 8 triệu năm. Tuy nhiên, một hộp sọ của loài linh trưởng Sahelanthropus tchadensis được cho là khoảng 7 triệu năm tuổi, có thể nó của một tổ tiên xa hơn của chúng ta.
Có hai lý thuyết khoa học về sự hình thành nguồn gốc con người hiện đại. Tất cả đều có liên quan đến quan hệ giữa con người và những loài linh trưởng khác. Thuyết một nguồn gốc cho rằng tất cả loài người hiện đại đều tiến hóa ở Châu Phi và về sau, con người sinh sản nhanh lấn chiếm các loài linh trưởng khác trên tất cả mọi nơi trên thế giới. Thuyết nhiều nguồn gốc cho răng sự tiến hóa của loài người diễn ra riêng lẻ ở những bầy linh trưởng khác nhau.[14]
Những nhà di truyền học Lynn Jorde và Henry Harpending của trường đại học Utah đã cho rằng sự khác biệt ADN của hai người vẫn còn rất nhỏ so với ở loài khác, và trong suốt kỉ Pleistocene, số lượng con người bị giảm xuống rất nhiều, chỉ còn khoảng 10.000 cặp dẫn đến một số lượng rất nhỏ gene được di truyền. Một số nguyên nhân khác cho vấn đề này cũng đã được nêu ra, trong đó nổi bật nhất là thuyết thảm họa Toba
Sự tiến hóa của con người được đánh dầu bằng những dấu hiệu sinh học khác nhau, bao gồm sự phát triển của hộp sọ và cả bộ não lên đến mức 1.400 cm³ về thể tích, cao hơn gấp đôi tinh tinh hay gorilla. Những phần của bộ não con người cũng phát triển khác so với các loài linh trưởng khác cho phép xuất hiện thêm phần ngôn ngữ. Những nhà khoa học đang tranh luận về sự quan trọng của cấu trúc bộ não trên cả kích thước bộ não. Một trong những tiến hóa lớn là số răng nanh giảm, hình thành những di chuyển bằng hai chân, sự hình thành của dây thanh và hộp âm giúp phát triển tiếng nói. Ngành nhân loại học vẫn còn nhiều tranh cãi về những tiến hóa và vai trò của chúng thực sự trên một con người hiện đại.[15][16]
Vòng đời sinh học của con người bắt đầu từ khi nhau thai hình thành. Qua quá trình thụ tinh (ở con người là thụ tinh trong), một con người mới hình thành. Trứng thường được thụ tinh trong cơ thể phụ nữ cùng với tinh trùng của đàn ông qua quá trình giao hợp, hay như một trong những tiến bộ khoa học gần đây là quá trình thụ tinh trong ống nghiệm cũng thường được sử dụng. Trứng đã được thụ tinh, gọi là hợp tử, phân chia liên tục trong tử cung người phụ nữ và trở thành một bào thai. Sau một khoảng thời gian kéo dài khoảng 38 tuần, bào thai đó sẽ dần dần phát triển trở thành một con người thực thụ. Vào thời điểm được sinh ra, bào thai phát triển đầy đủ sẽ ra khỏi cơ thể người phụ nữ và bắt đầu tự hít thở, và được gọi là "trẻ sơ sinh". Vào thời điểm này, hầu hết những xã hội hiện đại đều công nhận đứa bé ấy là một người và được bảo vệ trước pháp luật, tuy nhiên một số khác thừa nhận quyền con người của đứa bé khi nó còn là một đứa bé trong tử cung người mẹ.
So với những loài động vật khác, việc sinh nở của con người phức tạp hơn hẳn. Những cơn đau kéo dài suốt 24 tiếng đồng hồ hay hơn thế nữa không hiếm, và cũng có thể dẫn đến chấn thương hay cả cái chết đến cho đứa bé hay người mẹ. Mặc dù khả năng đó đã giảm đi rất nhiều trong thế kỉ 20 và 21 trong những nước phát triển vì sự phát triển những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mới. Sinh sản tự nhiên, tuy có độ nguy hiểm rất cao, nhưng cũng rất phổ biến trong những vùng chưa phát triển trên thế giới
Hai bé gái.
Con người sau khi được mang thai khoảng 9 tháng thì có cân nặng khoảng 3-4 kg và cao 50-60 cm.[8] Sau đó, chúng tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo và đạt đến sự phát triển sinh dục nhất định. Trẻ em gái thường tiếp tục phát triển đến năm 18 tuổi, trong khi trẻ em trai lại tiếp tục phát triển đến năm 21 tuổi
Cuộc sống của một người có thể được chia thành những giai đoạn quan trọng sau: sơ sinh, thiếu nhi, dậy thì, thanh niên, trưởng thành và già. Tuy nhiên, độ dài của những giai đoạn trên luôn không rõ ràng, nhất là giai đoạn cuối.
Có những ý kiến khác nhau về tuổi thọ trên trái đất. Ở những nước đã phát triển, người ta ngày càng già đi, với độ tuổi trung bình ở mức xấp xỉ 40 tuổi (cao nhất là ở Monaco với mức 45,1 tuổi), nhưng ở những nước thuộc thế giới thứ ba thì độ tuổi trung bình lại là 15-20 tuổi (thấp nhất là ở Uganda với mức 14,8 năm). Tuổi thọ của con người trung bình được ước tính là 77,2 vào năm 2001 ở Hoa Kì.[9] Tuổi thọ trung bình ở Singapore là 84,29 năm ở nữ và 78,96 năm đối với nam, trong khi ở Botswana, do dịch bệnh AIDS đang hoành hành tại đây cho nên tuổi thọ chỉ ở mức 30,99 năm với nam và 30,53 năm đối với nữ. Cứ năm người châu Âu thì sẽ có một người sống thọ nhưng phải 20 người châu Phi thì mới có một người sống được hơn 60 tuổi.[10]
Số người có tuổi thọ trên 100 trên thế giới được Liên Hiệp Quốc ước tính là khoảng 210.000 vào năm 2002. [11]. Tuổi thọ lớn nhất ở con người là khoảng 120 năm (cụ Jeanne Calment đã sống được 122 năm 164 ngày). Trên toàn thế giới, cứ 81 người đàn ông có tuổi thọ trên 60 tuổi thì có 100 phụ nữ như thế. Và trong số những người thọ nhất thì tỉ lệ đó là 53 nam : 100 nữ.
Một câu hỏi khác là khi nào con người bắt đầu nhận thức và nó sẽ trở nên như thế nào sau khi chết vẫn còn đang được tranh cãi. Nỗi lo sợ cái chết khiến hầu hết loài người cảm thấy bất an và lo sợ. Những lễ chôn cất thường được tổ chức rất trọng thể trong xã hội loài người thể hiện một lòng tin về sự sống sau cái chết hay sự bất tử.
Chủng tộc
Con người thường tự phân loại họ thành những chủng tộc khác nhau, mặc dù những bằng chứng khoa học chứng minh về chủng tộc còn gây nhiều tranh cãi. Con người thường phân loại chủng tộc dựa vào tổ tiên hay đặc điểm sinh học, đặc biệt là màu da và những đặc điểm khác trên mặt; ngoài ra còn có các đặc điểm khác như ngôn ngữ, văn hóa và quốc gia mà họ đang sinh sống. Sự hình thành các chủng tộc có thể dẫn đến các cách hành xử khác nhau và những sự phân biệt khác nhau đối với người từ chủng tộc khác, dẫn đến thuyết phân biệt chủng tộc. Do đó, một số xã hội đặt nặng những định kiến của mình về những xã hội khác, trong khi một số khác lại không.
Sự tiến hóa của con người
Hộp sọ được tái tạo lại của Người Peking, một đại diện xa xưa đã tuyệt chủng được xem là tổ tiên gần nhất của Homo sapiens: Homo erectus.
Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người cũng là nghiên cứu sự phát triển của chi Homo, nhưng đôi khi nó cũng có liên quan đến những sinh vật khác thuộc họ hominidae hay phân họ homininae. "Con người hiện đại được giới khoa học cho vào phân loài Homo sapiens sapiens, và là một mở rộng của loài Homo sapiens. Ngoài ra, trong loài Homo sapiens còn có một phân loài khác ngày nay đã tuyệt chủng mang tên Homo sapiens idaltu (nghĩa là "người thông minh già").[12]
Loài mang quan hệ gần nhất đối với Homo sapiens là loài tinh tinh và loài bonobo. So sánh các sơ đồ gene cho kết quả là "sau 6.5 triệu năm tiến hóa theo những con đường khác nhau, sự khác nhau giữa tinh tinh và con người gấp 10 lần sự khác nhau giữa hai người không có quan hệ gì với nhau nhưng vẫn nhỏ hơn 10 lần so với một con chuột bạch và một con chuột thường". Tuy nhiên trên thực tế, số gene con người giống tinh tinh đến 96%.[13] Người ta cho rằng con đường tiến hóa giữa con người đã đi theo một hướng khác với tinh tinh vào khoảng 5 triệu năm trong khi đối với gorilla là 8 triệu năm. Tuy nhiên, một hộp sọ của loài linh trưởng Sahelanthropus tchadensis được cho là khoảng 7 triệu năm tuổi, có thể nó của một tổ tiên xa hơn của chúng ta.
Có hai lý thuyết khoa học về sự hình thành nguồn gốc con người hiện đại. Tất cả đều có liên quan đến quan hệ giữa con người và những loài linh trưởng khác. Thuyết một nguồn gốc cho rằng tất cả loài người hiện đại đều tiến hóa ở Châu Phi và về sau, con người sinh sản nhanh lấn chiếm các loài linh trưởng khác trên tất cả mọi nơi trên thế giới. Thuyết nhiều nguồn gốc cho răng sự tiến hóa của loài người diễn ra riêng lẻ ở những bầy linh trưởng khác nhau.[14]
Những nhà di truyền học Lynn Jorde và Henry Harpending của trường đại học Utah đã cho rằng sự khác biệt ADN của hai người vẫn còn rất nhỏ so với ở loài khác, và trong suốt kỉ Pleistocene, số lượng con người bị giảm xuống rất nhiều, chỉ còn khoảng 10.000 cặp dẫn đến một số lượng rất nhỏ gene được di truyền. Một số nguyên nhân khác cho vấn đề này cũng đã được nêu ra, trong đó nổi bật nhất là thuyết thảm họa Toba
Sự tiến hóa của con người được đánh dầu bằng những dấu hiệu sinh học khác nhau, bao gồm sự phát triển của hộp sọ và cả bộ não lên đến mức 1.400 cm³ về thể tích, cao hơn gấp đôi tinh tinh hay gorilla. Những phần của bộ não con người cũng phát triển khác so với các loài linh trưởng khác cho phép xuất hiện thêm phần ngôn ngữ. Những nhà khoa học đang tranh luận về sự quan trọng của cấu trúc bộ não trên cả kích thước bộ não. Một trong những tiến hóa lớn là số răng nanh giảm, hình thành những di chuyển bằng hai chân, sự hình thành của dây thanh và hộp âm giúp phát triển tiếng nói. Ngành nhân loại học vẫn còn nhiều tranh cãi về những tiến hóa và vai trò của chúng thực sự trên một con người hiện đại.[15][16]