[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thienthannho.97

:-w Tình hình là anh Khôi nhà mình không có trí tưởng tượng gì hết :(( + Có vẻ chưa đọc qua nội dung của Câu hỏi chủ nhật ;)). Còn do chỉ thông báo trên yh chứ không Spam quảng cáo nên ít bài quá ah :(. Thôi để tuần sau e rút kinh nghiệm. Tạm thời chúng ta cùng tiếp tục với Hàng... vạn câu hỏi vì sao^^ nào :x

Câu 1: Vì sao một số con thú non nếu tách khỏi mẹ hoặc đàn từ sớm thì sẽ phát triển không toàn diện?
Câu 2: Vì sao nhãn cầu mắt lại không sợ bị lạnh?
Câu 2: Vì trên mắt chỉ có các dây thần kinh cảm nhận sự đau, không có thần kinh cảm nhận sự lạnh. Vì vậy, nhiệt độ dù thấp bao nhiêu, con mắt cũng vẫn không cảm thấy lạnh.
 
G

goodfriend138

Câu 1: Vì sao một số con thú non nếu tách khỏi mẹ hoặc đàn từ sớm thì sẽ phát triển không toàn diện?
em xin trả lời là:
khi đó thú con còn non chưa biết săn mồi kiếm ăn.+với lại ko còn được mẹ chăm sóc(hoặc còn cho bú sữa) ko được mami dạy cho cách kiếm ăn,lẩn trốn
 
P

phamminhkhoi

Vì sao một số con thú non nếu tách khỏi mẹ hoặc đàn từ sớm thì sẽ phát triển không toàn diện?

Ảnh hưởng của môi trường đến tập tính. bạn nào ở nông thôn có thể thư làm 1 thí nghiệm như sau: kiếm trứng một con chim gì đó bay được và thả vô đàn gà, sau đó 1,2 năm thì con chim đó lớn lên nhưng sẽ không biết bay :D

Câu 2 bạn thienthannho97 làm đúng oài
 
L

lan_phuong_000

Câu 1: thú non tách khỏi mẹ sớm sẽ kg thể phát triển toàn diện như các thú có mẹ và bấy đàn vì kg đc mẹ chăm soc kĩ khi còn nhỏ và hưỡng dẫn cách săn mồi, tìm kiếm thức ăn theo mùa, kĩ thuật,... thay vào quá trình đc mẹ săn sóc thú phải tự trải nghiệm, ngoài ra còn do một số nguyên nhân thời tiết,...
Câu 2: Có ng` trả lời đúng ròi
 
V

vietkhanh98

Chị Nhung ơi tuần này không có câu hỏi chủ nhật à :D:D
Để em ra câu hỏi chủ nhật cho cả nhà chém thoải mái nha

Câu hỏi
Vì sao lại gọi là chuột nhắt:D:D:D
Bon chen mãi mới lấy được cái tem
Gọi là chuột nhắt vì nó nhỏ nắt nhắt và ngày trước nó hay kêu nhắt nhắt
hihihi
 
H

hongnhung.97

:-? Tình hình là em bị thất nghiệp rồi :((. Thôi thử 1 lần chém ;)). Theo em thì gọi là chuột nhắt vì... (bí rùi :p) ngày xửa ngày xưa nó hay đi lượm lặt--> bà con gọi là chuột nhặt--> nhưng nghe không hay :(( nên đổi là chuột nhắt
Hết ah :D.


P.s Cảm ơn em yêu đã ra câu hỏi hộ chị nha :x. Trong thời gian tới mong là bà con sẽ giúp em làm cho pic này sôi nổi hơn + hay hơn nhé ;). Cảm ơn cả nhà nhiều. Em tin tưởng cả nhà lắm lắm. Chúc bà con có được những điều tốt đẹp nhất ah. Chúc box Sinh ngày càng phát triển, chúc diễn đàn thêm lớn mạnh :x--> Em bị chứng nói nhiều :p
 
T

thienthannho.97

Câu 1: Vì sao châu chấu bay thành đàn?
Câu 2: Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam Cực ?(câu ni dễ quá phải h0k bà koan)
Câu 3: Vì sao con hà mã khoét thủng được cả đá?
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

1'Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời, mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu về mặt sinh lý của chúng.
Việc châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng. Đến mùa giao phối, châu chấu lựa chọn vị trí đẻ trứng tương đối nghiêm khắc, thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trên những cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối ít, do vậy, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, trong khu vực nhỏ này, chênh lệch độ ẩm là rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt, đến mức châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo nhau.
Mặt khác, châu chấu phải sống theo đàn cũng là do nhu cầu về mặt sinh lý. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động. Vì vậy, việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể. Tất cả những con châu chấu trong đàn đều có chung đặc điểm này. Bởi vậy, trước khi chúng kết đàn, chỉ cần vài con lượn vòng trên không trung, rất nhanh sau đó, những con khác dưới mặt đất sẽ cảm ứng và đồng loạt bay lên.
 
H

hiensau99

câu 2: hình như nam chứ ko phải bắc
Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét - 80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển... cũng không hề có mặt ở cực Nam. Vậy mà chim cánh cụt lại có thể làm được điều đó.

Để hiểu vì sao, chúng ta phải xem lại “gia phả” của chúng. Trước hết, cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Có thể nó đã đến đây định cư từ trước khi châu Nam cực mặc "áo giáp băng". Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên nơi đây có thể coi là khu vực phồn thịnh nhất trong các thủy vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng đất tốt cho cánh cụt trú ngụ.

Sau nữa, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.

Thêm nữa, châu Nam cực không có thú ăn thịt, thế là cánh cụt đã có được một mảnh đất khá an toàn. Chẳng thế mà khi các nhà nghiên cứu đặt chân lên mảnh đất tận cùng thế giới này, chim cánh cụt không những không bỏ chạy, mà còn đón tiếp họ với thái độ rất thân mật (và tò mò).
 
H

hiensau99

con hà tiết ra một chất dịch có tính axit cao, làm cho đá mềm ra.

Sau đó, chúng dùng chân và vòi làm điểm tựa rồi xoay xoay toàn thân để cho những gai trên vỏ cứng của chúng cọ xát vào đá và làm đá vỡ vụn. Chúng cứ kiên nhẫn đào khoét suốt đời và tạo ra các hang động trên đá. Nếu không có đá để đục lỗ, loài hà này sẽ chết. Các nhà khoa học đã nuôi thử chúng trong các bể nước không có đá. Mặc dù được cung cấp đầy đủ thức ăn, hà vẫn không lớn được, vỏ trước bị khép lại, chân co vào và còm cõi đến chết.

Hà đá không chỉ đào hốc trên đá mà còn đục khoét ngay trên vỏ ngoài của các loài trai, hàu. Trên một vỏ hàu có thể tìm thấy khoảng mươi con hà đá, trông như những điếu xì gà nằm gọn trong các hốc nhỏ do chúng tạo ra. Hà sống trên đá lại có hình dạng như quả trứng nhọn đầu. Chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và làm các công trình xây dựng ở các hải cảng bị đục khoét lỗ chỗ như tổ ong.

Hà đá chỉ chịu thua đá hoa cương. Chính vì vậy mà người ta phải phủ đá hoa cương lên mặt ngoài các công trình xây dựng ở hải cảng, ở các vùng khai thác dầu khí ven biển.
 
T

thienthannho.97

trc khi trả lời cho em hỏi : con hà là con ji ah j:-?
con hà là con hà mã đó!!!
hj`
viết thiếu
__________________________________________

thuhien trả lời đúng oài!!
Típ nhá cả nhà!!!
Câu 1: Vì sao con lạc đà được gọi là "con tàu sa mạc"?
Câu 2: Vì sao nước mắt lại mặn?
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000


Câu 1: Vì sao con lạc đà được gọi là "con tàu sa mạc"?
Trước khi phát hiện ra ô tô và máy bay, công cụ giao thông để vượt qua sa mạc chỉ có một loại tức là " Con tàu sa mạc " - Lạc Đà.
Trước hết, Lạc Đà thích hợp với việc đi lại trên sa mạc. Đó là bởi vì trên mặt móng của lạc đà có một lớp đệm thịt đặc biệt lớn. Bốn chiếc chân to lớn giẫm lên cát như bốn chiếc quạt làm chân và móng không bị lún xuống cát, cho dù là thồ rất nhiều hàng nặng thì nó cũng bước đi một cách vững chãi trên sa mạc.
Thứ hai là lạc đà không sợ gió cát. Chúng ta đều biết rằng, khí hậu ở sa mạc khô hạn, gió cát rất lớn, có lúc khiến chúng ta không thể mở mắt ra được, còn lạc đà lại có thể khắc phục được điểm này. Đó là bởi vì mí mắt của lạc đà có hai tầng, do vậy có lợi nhất để phòng chống gió cát bay vào mắt. Hơn nữa nó lại có những lớp màng cánh kết lại ở trong mũi, đóng lỗ mũi, vừa có thể hô hấp lại không bị ảnh hưởng của gió cát.
Điều quan trọng nhất là chiếc bướu trên lưng lạc đà. Trong bướu của lạc đà không có xương thịt mà chỉ có mỡ và cơ. Bướu là nơi lạc đà cất giữ thức ăn và năng lượng. Trước khi đi xa, nó ăn uống trong nhiều ngày để lớp mỡ trong bướu có thể đạt đến 50 kg. Nếu trên đường đi không có tìm kiếm được thức ăn, thì lớp mỡ trong bướu của lạc đà có thể giúp nó đi được trong vài ngày. Bản thân lạc đà có thể chứa một lượng nước lớn. Một lần nó có thể uống hết khoảng 8 lít nước. Trong thành dạ dày có một cái túi, túi này dùng để chứa nước. Khi túi đã đã chứa đầy nước, các cơ sẽ đóng miệng túi lại, khi nó cần nước, các cơ liền vừa đóng vừa mở để lấy ra lượng nước cần thiết.
Lượng nước chứa trong thành dạ dày có thể duy trì trong 6 - 10 ngày.
Lạc đà còn có 3 cái dạ dày, một cái dùng để giữ cỏ nó ăn, hình thành kiểu thực vật được nhai lại; một cái có dịch tiêu hóa; một cái tiêu hóa xong lại chuyển thành thức ăn.
Câu 2: Vì sao nước mắt lại mặn?
Vì trong nước mắt có chứa muối, muối này không phải do ai cho vào mà do chính cơ thể chúng ta tạo ra. Muối có ở khắp mọi nơi trong có thể, trong máu, dịch thể, từng bộ phận đều có sự tồn tại của muối. Trên nhãn cầu chúng ta đều có một thứ to như đầu ngón tay út gọi là tuyến lệ, nó giống như một xưởng gia công, gia công máu thành nước mắt. Do đó, trong nước mắt tự nhiên có chứa muối.
 
V

vietkhanh98

thuhien trả lời đúng oài!!
Típ nhá cả nhà!!!
Câu 1: Vì sao con lạc đà được gọi là "con tàu sa mạc"?
Câu 2: Vì sao nước mắt lại mặn?
Câu 1: Vì lạc đà có thể đi trên sa mạc trong thời gian lâu mà ko cần uống nước:D:D:D
Câu 2: Vì trong nước mắt có muối:D:D:D

_____________________________________________________________

Em bị chứng nói nhiều :p:-?
Chị Nhung ơi nói nhiều cũng sửa được mà:D:D:D
Cố gắng sửa nha chị :D:D:D:D
Chị sẽ thành công@};-@};-@};-
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99

Trong nước mắt có chứa muối, muối này không phải do ai cho vào mà do chính cơ thể chúng ta tạo ra. Muối có ở khắp mọi nơi trong có thể, trong máu, dịch thể, từng bộ phận đều có sự tồn tại của muối. Trên nhãn cầu chúng ta đều có một thứ to như đầu ngón tay út gọi là tuyến lệ, nó giống như một xưởng gia công, gia công máu thành nước mắt. Do đó, trong nước mắt tự nhiên có chứa muối.

Nước mắt hoàn toàn không phải là thứ vô dụng, ngược lại nó còn rất có ích cho cơ thể: ngoài việc giúp chúng ta biểu đạt cảm xúc ra, nó còn có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là giúp cho cửa sổ tâm hồn tránh khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và vật lạ, có tác dụng diệt khuẩn và khử độc. Nước mắt tạo nên một màng mỏng trên bề mặt nhãn cầu, giúp bôi trơn nhãn mạc, tránh bị khô mắt.
 
T

thienthannho.97

Câu 1:Vì sao người già thường phải đeo kính lão?
Câu 2: Vì sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?
Câu 3: Vì sao số lượng trứng của cá chép lên đến hàng vạn?
 
L

lan_phuong_000

Vì sao người già thường phải đeo kính lão?
Vì khi con ng` già đi thì thể thuỷ tinh của ta cũng bị lão hoá theo thời gian, sự lão hoá của thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây Viễn thị. Người bị viễn thị muốn nhìn rõ những vật ở gần thì phải đeo kính lão ^^
Vì sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?
Vì khi nhìn một vật mắt ta phải điều chỉnh liên tục để có thể nhìn rõ
khi ngồi trên tàu xe bị xóc nhiều mẵt phải điều chỉnh liên tục ---> mỏi mắt
Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng sẽ làm thể thuỷ tinh ta phồng to lên để quan sát cho rõ, lâu ngày sẽ gây cận thị ^^
Vì sao số lượng trứng của cá chép lên đến hàng vạn?
Vào mùa sinh sản, cá cái đẻ 15-20 vạn trứng trên các đám cây thuỷ sinh, trứng được thụ tinh ngoài trong môi trường nước.
- Thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp trứng để thụ tinh ít.
- Sự thụ tinh xảy ra trong môi trường nước nên ko được an toàn do làm mồi cho kẻ thù.
- Điều kiện môi trường nước có thể ko phù hợp với sự phát triển của trứng như: nhiệt độ, nồng độ oxi thấp…
Do đó số lượng cá trưởng thành sống sót ít hơn nhiều lần so với số lượng trứng đẻ ra ban đầu.
Ý nghĩa: Đảm bảo sự sinh tồn nòi giống vì cá chép thụ tinh ngoài, xác xuất thụ tinh thấp do đk môi trường bên ngoài ko thuận lợi nên số lượng trứng phải nhiều để bù lại những hao tổn đó.
^^
 
V

vietkhanh98

Vì sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?
Chị ơi câu này đã có trên box rồi mà
Vì sao người già thường phải đeo kính lão?

Vì người già mắt kém nên phải đeo kính não :D
Vì sao số lượng trứng của cá chép lên đến hàng vạn?
Vì khả năng trứng được thụ tinh rất ít do thụ tinh ngoài => cá chép đẻ rất nhiều trứng cụ thể là 15 vạn -> 25 vạn

À cho em hỏi tuần này ai phụ trách câu hỏi chủ nhật
Hay để em làm nha cả nhà
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Típ nhá cả nhà!!!^^
Câu 1: Vì sao ăn thịt cá nóc lại có thể bị ngộ độc chết người?
Câu 2: Vì sao khi bệnh lại sốt cao?
Câu 3: Vì sao đầu óc quen làm việc thì thường nhanh nhẹn?
 
G

girlbuon10594

Câu 1: Do nội tạng và cơ quan sinh sản của cá nóc có độc tố rất mạnh khiến cho người ăn phải tê liệt thần khinh, nôn mửa, cuối cùng tim ngừng đập.

Câu 2: Vì khi bệnh thì hệ miễn dịch kém, khả năng hoocmon kháng khuấn chậm...

Câu 3: - Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên suốt 300 ngàn năm, não người phát triển và dần hoàn thiện không ngừng.
- Tuân theo nguyên tắc “dùng cái tiến bộ, bỏ cái lạc hậu”, sự hiểu biết của con người càng phong phú thì tư duy càng nhanh nhạy, càng trở nên hoàn thiện.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom