[Sinh học 7 + 8] Hàng.... vạn câu hỏi vì sao ^^

Status
Không mở trả lời sau này.
L

lenamtrung

Trong một bầy ong, phần lớn là những con ong thợ (ong cái), có khả năng đốt người.
Ong bắp cày đốt rất đau. Nhưng không phải con nào cũng biết làm việc ấy, mà chỉ có ong cái thôi. Mùa xuân và mùa hè, lũ ong cái bay ra khỏi tổ, và bạn rất dễ trở thành mục tiêu của chúng. Nhưng mùa thu, đa phần chúng ở nhà, nhường quyền
hoạt động cho các con đực.
Khi đốt người, ong sử dụng đến một chiếc ngòi nhọn ở phần dưới bụng của chúng. Phần gốc ngòi gắn liền với tuyến nọc độc. Hễ chiếc ngòi nhọn đó cắm vào đâu là có nọc độc tràn vào. Bởi vậy khi bị ong đốt, ta có cảm đau buốt.
Ngòi ong chính là vòi đẻ trứng của chúng biến thành. Do đó, chỉ có ong cái mới có cơ quan này, còn ong đực thì không. Tất cả những con ong thợ đều là ong cái (tuy chúng không sinh nở được). Trong xã hội loài ong, con cái nhiều hơn con đực, và các chàng ong rất ít khi bay ra khỏi tổ, nên chúng ta thường chạm trán loại ong đốt người.
Riêng với ong bắp cày, trong mùa xuân và mùa hè, ong thợ xuất hiện nhiều ở ngoài tổ. Đến mùa thu, trời lạnh dần, con cái ở tổ chuẩn bị chống rét cho mùa đông. Cũng vào thời điểm này, ong đực bay đi tìm ong cái để giao phối duy trì nòi giống. Nên nếu có gặp chúng, bạn sẽ chẳng hề hấn gì cả.
Như vậy, nói ong bắp cày không đốt người vào mùa thu chẳng qua là chỉ những con ong đực không có khả năng đốt người. Cách đơn giản để phân biệt hai giống là nhìn màu sắc phần đầu của chúng: ong cái có màu vàng, ong đực là màu trắng.
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Câu 1:^^^ Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các dao động trong không khí. Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù.

Côn trùng khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên lý kể trên. Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220 lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1000 lần, ong mật vỗ 260 lần. Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có... 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà chúng bay hoàn toàn yên lặng.
Quên mất bạn kia trả lời rồi^^, k sao nhá
Câu 2::x Trong một bầy ong, phần lớn là những con ong thợ (ong cái), có khả năng đốt người.

Ong bắp cày đốt rất đau. Nhưng không phải con nào cũng biết làm việc ấy, mà chỉ có ong cái thôi. Mùa xuân và mùa hè, lũ ong cái bay ra khỏi tổ, và bạn rất dễ trở thành mục tiêu của chúng. Nhưng mùa thu, đa phần chúng ở nhà, nhường quyền hoạt động cho các con đực.

Khi đốt người, ong sử dụng đến một chiếc ngòi nhọn ở phần dưới bụng của chúng. Phần gốc ngòi gắn liền với tuyến nọc độc. Hễ chiếc ngòi nhọn đó cắm vào đâu là có nọc độc tràn vào. Bởi vậy khi bị ong đốt, ta có cảm đau buốt.

Ngòi ong chính là vòi đẻ trứng của chúng biến thành. Do đó, chỉ có ong cái mới có cơ quan này, còn ong đực thì không. Tất cả những con ong thợ đều là ong cái (tuy chúng không sinh nở được). Trong xã hội loài ong, con cái nhiều hơn con đực, và các chàng ong rất ít khi bay ra khỏi tổ, nên chúng ta thường chạm trán loại ong đốt người.

Riêng với ong bắp cày, trong mùa xuân và mùa hè, ong thợ xuất hiện nhiều ở ngoài tổ. Đến mùa thu, trời lạnh dần, con cái ở tổ chuẩn bị chống rét cho mùa đông. Cũng vào thời điểm này, ong đực bay đi tìm ong cái để giao phối duy trì nòi giống. Nên nếu có gặp chúng, bạn sẽ chẳng hề hấn gì cả.

Như vậy, nói ong bắp cày không đốt người vào mùa thu chẳng qua là chỉ những con ong đực không có khả năng đốt người. Cách đơn giản để phân biệt hai giống là nhìn màu sắc phần đầu của chúng: ong cái có màu vàng, ong đực là màu trắng.
 
T

thienthannho.97

típ nek`
(*)1. Vì sao có một số người khi trẻ lại bị bạc tóc?:):):)
(*)2. Vì sao rắn mắt kính khi nghe amm nhạc lại nhảy múa?:D:D
 
N

nguyenhoangthuhuyen

1. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào chữa trị triệt để tình trạng tóc bạc sớm, mà mới dừng lại ở mức độ giảm tóc bạc như hạt thủ ô, gội bồ kết, uống thuốc hairtonic... Mọi người không nên làm việc, học tập quá sức và phải giảm stress trong công việc, gia đình... để tránh tóc bạc sớm.

Mặt khác hiện tượng tóc bạc sớm cũng do một gen (chúng ta chưa nghiên cứu chính xác đó là gen gì) bị đột biến hoặc hư hỏng tùy theo mức độ của việc bạc tóc. Sở dĩ người bị bạch tạng là do không có loại gen này.
Có người bạc tóc là do gen di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ ta bị thì ta sẽ có khả năng bạc tóc nhiều hơn. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào gen trội hay gen lặn.

Việc bạc tóc sớm một phần do nguyên nhân trong thức ăn thiếu các khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm... các loại vitamin B6, PP...

Nhưng cũng có những người cuộc sống khá giả, ăn uống đầy đủ mà vẫn thiếu những chất này là do khả năng cơ thể hấp thụ kém, người có thói quen ăn uống nhiều thịt, ít tôm cá, rau xanh, đặc biệt là những người ở thế hệ trước.
Cái nì khuyến mãi
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có công dụng ích khí huyết, ích tinh tủy, duyệt nhan sắc, cửu phục trường cân cốt (bổ khí huyết, bồi bổ tinh tủy, làm đen râu tóc, đẹp dung mạo và khỏe gân cốt). Sách vở không ghi chép việc giới hạn tuổi khi dùng hà thủ ô. Có 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Người Trung Quốc và Nhật Bản xem loại đỏ là vị thuốc chính thức. Ở Việt Nam, dân ta thường dùng chung 2 loại với nhau. Liều dùng hằng ngày từ 12-20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc rượu, thuốc bột hoặc chế biến như thực phẩm. Ngoài hà thủ ô, cũng có các món ăn bài thuốc dân gian khác có công dụng giúp cho đen tóc như: chè mè đen, cao me, cháo mè, hồ mè đen sơn dược, mè đen nấu hồ đào, cháo đậu đen, canh thịt bò đậu đen

Câu 2.
Rắn mắt kính nghe âm nhạc, cổ tự nhiên phình to ra, hoa văn tròn giống mắt kính hiện lên rất rõ. Người ta nuôi rắn vừa thổi kèn, vừa nghiêng qua nghiêng lại thân người, đầu rắn mắt kính cũng chuyển động theo, dường như rắn mắt kính hiểu âm nhạc, nhảy múa theo điệu nhạc.
Thực ra rắn mắt kính không hiêu được âm nhạc, nhưng do sự khích thích của tiếng nhạc, nó tức giận, ngẩn đầu phùng mang,bạch cổ nhìn chăm chú người thổi kèn, chờ dịp cắn người thổi kèn cho bỏ ghét.



~~ Chú ý: không dùng chữ màu đỏ trong bài viết (đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Vậy mình tiếp nha
1. Vì sao động vật bậc thấp, máu không có màu đỏ?
2. Vì sao đôi khi con người ta hay bị nấc cụt?
 
S

sasukecoldly

1, Vì máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu.
2, Do ăn nhanh -> rối loạn tiêu hoá
một số nguyên nhân bệnh lý khác như các biến chứng phẫu thuật, nhiễm trùng não
 
T

thienthannho.97

Vậy mình tiếp nha
1. Vì sao động vật bậc thấp, máu không có màu đỏ?
2. Vì sao đôi khi con người ta hay bị nấc cụt?
(*)1. Quan niệm rằng cứ máu là đỏ đã ăn sâu vào chúng ta đến mức, ta không nhận ra rằng còn có những loài máu trong như nước, nhờ nhờ vàng hoặc hơi xanh. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy chỉ có động vật bậc thấp mới có màu máu kỳ lạ như vậy thôi.
Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.
Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.
Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).
Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu, mà chỉ coi là một dịch thể.
(*)2. Nấc cụt là sự co thắt đột ngột, không tự ý của cơ hoành, tống khí ra khỏi buồng phổi, luồng khí khi đi ngang qua dây thanh âm tạo thành tiếng nấc cụt. Nấc cụt nếu chỉ xảy ra thỉnh thoảng, kéo dài vài phút thì thường là không ảnh hưởng đến sức khỏe, gọi là nấc cụt tạm thời và không cần điều trị; nhưng nấc cụt nếu kéo dài hơn 1,2 ngày hoặc tái phát có chu kỳ thì thường là do nguyên nhân bệnh lý và cần phải điều trị.

Nấc cụt có nhiều nguyên nhân, đa số do rối loạn đường tiêu hóa, ví dụ: ăn nuốt quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm có nhiều gia vị, uống nhiều nước có gas, nuốt quá nhiều không khí vào bao tử; hoặc một số nguyên nhân bệnh lý khác như các biến chứng phẫu thuật, nhiễm trùng não... Ở trẻ em, nấc cụt đa số là do bé bú quá no làm căng dãn gây rối loạn vận động co thắt của cơ hoành, trường hợp bệnh lý có thể là do trào ngược dạ dày - thực quản, viêm phổi hay bị phản ứng thuốc.

Những trường hợp nấc cụt tạm thời hoặc nấc cụt do các rối loạn đường tiêu hóa thì nấc cụt có thể sẽ tự hết hoặc người bệnh cần chú ý và điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Nấc cụt tạm thời có thể chữa hết bằng các mẹo nhỏ, như: cố gắng hít thật sâu và nín thở thật lâu, nuốt hơi liên tục nhiều lần trong lúc đang nín thở, uống một ly nước lạnh thật nhanh và nín thở thật lâu sau đó, hít vào bằng mũi thật sâu rồi thở ra từ từ bằng miệng… mục đích để kéo dãn cơ hoành, tạo lại hoạt động bình thường cho cơ hoành. Còn nấc cụt do có bệnh lý cụ thể thì cần điều trị triệt để nguyên nhân.


 
N

nguyenhoangthuhuyen

Tiếp đây
1.Vì sao ếch đực kêu rất to?
2.Tại sao hai mắt cá thờn bơn cùng mọc ở một bên?

 
H

hongnhung.97


1. Vì ếch đực có đôi túi khí ở hai bên hầu--> khi nó kêu thì túi khí phìng ra phía ngoài--> âm thanh vang hơn--> thấy to hơn
2. khi mới nở mắt cá cũng mọc đối xứng--> sau 20 ngày thì các bộ phận trên cá phát triển không cân bằng, khi bơi nghiêng dần qua 1 bên--> mắt phía dưới, do sợi dây mềm không ngừng căng lên--> mắt chuyển động về phía trên qua sống lưng tới vị trí song song với con mắt vốn có ở đó--> đến chỗ thích hợp thì không di chuyển nữa mà cố định lại

Sự trợ giúp từ: vietbao.vn
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Tiếp nha
1. Tại sao chuột lại hay gặm nhấm?
2. Thỏ là loài động vật có nhiều màu (lông). Nếu chú ý quan sát sẽ thấy thỏ lông màu nào thì thường có mắt màu đó luôn. Thế nhưng tại sao thỏ trắng lại có mắt màu đỏ ?
 
H

hongnhung.97

1. Vì răng chuột liên tục mọc dài ra--> Chuột thường gặm nhắm để mài mòn nó
2. Lông thỏ thường có màu khá giống với mắt vì trong cơ thể chúng có chứa sắc tố. Nhưng giống thỏ trắng thì không chưa sắc tố này. Nhãn cầu của thỏ cũng không màu nhưng ta thấy màu đỏ do máu trong nhãn cầu phản ánh ra ngoài


Trợ giúp từ: vietbao.vn
 
G

goodfriend138

1. Tại sao chuột lại hay gặm nhấm?
trả lời :
theo mình biết thì răng cửa của chuột rất dài, nếu ko bào mòn nó đi thì có thể sẽ ko thuận lợi cho vc di chuyển cũng nhuw kiếm ăn.Vì thế chúng phải gặm nhấm để cho răng đỡ dài hơn:D
 
N

nguyentung2510

Câu này hơi ngoài lề sinh học một tí :D

Tại sao khi đốt cháy các kloai kiềm trên ngọn lửa vô sắc lại có những màu sắc khác nhau?
 
V

vietkhanh98

Tại sao chuột lại hay gặm nhấm?
TL:
răng chuột mỗi ngày 1 dài thêm nên chuột phải gặm nhấm cụ thể là các vật cứng để mài mòn răng
 
H

hongnhung.97

Câu này hơi ngoài lề sinh học một tí :D

Tại sao khi đốt cháy các kloai kiềm trên ngọn lửa vô sắc lại có những màu sắc khác nhau?
Cái câu này ngoài quá ah =.=
Nhưng em thử chút nha ;))
Em đoán là do quang phổ ah :p (đoán thui anh)
Mong lần sau anh hạn chế trường hợp câu hỏi ngoài ah

Tiếp nào ;))
1. Vì sao ở ếch sự hô hấp bằng da quan trọng hơn hô hấp bằng phổi?
2. Vì sao người có nhiều màu da?


P/s Chưa nghĩ ra nên tạm dùng mấy câu hỏi dạng này ah :p
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrang15

1.Phổi của lưỡng cư có cấu tạo đơn giản không đủ khả năng cung cấp đầy đủ ôxy cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

Da của lưỡng cư có nhiều mạch máu nhỏ, ôxy trong không khí hòa tan trong chất nhầy của da sẽ thấm qua da vào bên trong các mạch máu đỏ, mặt khác khí CO2 trong máu sẽ thấm qua thành mạch máu, qua da rồi tan vào chất nhầy của da. Khi da lưỡng cư khô dù sống trong môi trường nhiều ôxy chúng vẫn bị chết ngạt, do đó đời sống lưỡng cư hoàn toàn gắn bó với môi trường nước.

Sự hô hấp bằng da chẳng những bổ sung cho hô hấp bằng phổi mà trong một số trường hợp đã thay thế hoàn toàn cho sự hô hấp bằng phổi. Một số loài lưỡng cư sống một thời gian dài trong môi trường ẩm ướt hay trong nước thì phổi không hoạt động và lưỡng cư chỉ thở hoàn toàn bằng da, khi đó tâm nhĩ phải chỉ chứa máu động mạch (đỏ tươi) do tĩnh mạch da đổ vào còn tâm nhĩ trái chỉ chứa máu tĩnh mạch (đỏ thẩm).

2.Màu sắc của da là do lượng sắc tố melanin trong da, nhiều thì làm da đậm đen lại, ít thì làm da nhạt điNgười có tổ tiên sinh sống vùng nắng nhiều, nhiệt độ cao có da đậm đen, trong khi da người có tổ tiến sống vùng ít nắng, ôn đới trắng hơn. Tuy nhiên càng về sau này càng có sự pha trộn giữa các sắc dân, nên màu da có nhiều sắc khác nhau.
Thuviensinhhoc.com :D:D:D
 
L

linus1803


Cái câu này ngoài quá ah =.=
Nhưng em thử chút nha ;))
Em đoán là do quang phổ ah :p (đoán thui anh)
Mong lần sau anh hạn chế trường hợp câu hỏi ngoài ah

Tiếp nào ;))
1. Vì sao ở ếch sự hô hấp bằng da quan trọng hơn hô hấp bằng phổi?
2. Vì sao người có nhiều màu da?


P/s Chưa nghĩ ra nên tạm dùng mấy câu hỏi dạng này ah :p
1. Đơn giản là vì phổi của ếch cấu tạo đơn giản. Hấp thụ oxi ít. Còn da của ếch có khả năng hấp thụ oxi từ nước vả lại nó sống ở nơi có nước nên hô hấp bằng da có lợi hơn khi hô hấp bằng phổi.
2. Người có nhiều màu da là do sắc tố quy định màu da ở người khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nữa ( Ở Hàn Quốc da đẹp phết còn ở Châu Phi thì ...)
/:)
 
G

girlbuon10594

Câu 1: Do phổi ếch có cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Hơn nữa:
- Da mỏng, luôn ẩm ướt \Rightarrow CO_2 và O_2 khuếch tán vào trong ; hòa tan được CO_2 và O_2
- Diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
- Da có hệ thống mao mạch dày đặc
- Có sự lưu thông khí, tạo nên sự chênh lệch giữa nồng độ CO_2 và O_2


Câu 2: Màu sắc của da là do lượng sắc tố melanin trong da, nhiều thì làm da đậm đen lại, ít thì làm da nhạt đi.

P/S: Người có tổ tiên sinh sống vùng nắng nhiều, nhiệt độ cao có da đậm đen, trong khi da người có tổ tiến sống vùng ít nắng, ôn đới trắng hơn. Tuy nhiên càng về sau này càng có sự pha trộn giữa các sắc dân, nên màu da có nhiều sắc khác nhau.

Sắc tố Melanin và gen
Melanin có hai kiểu: pheomelanin (màu đỏ) và eumelanin (nâu đậm gần như màu đen). Cả số lượng lẫn kiểu được xác định bởi bốn tới sáu gen mà vận hành ở dưới incomplete dominance. Một sao chép của toàn bộ những gen đó được thừa hưởng được từ người cha và một từ mẹ. Mỗi gen có nhiều loại allele, dẫn đến sự đa dạng của màu da.

Da đậm giúp chống lại các loại ung thư da được gây ra bởi đột biến trong những tế bào tạo ra bởi tia cực tím. Những người da nhạt có quanh một nguy cơ chết vì ung thư da gấp mười hơn những người da đậm, dưới những điều kiện giống nhau. Hơn nữa, da đậm ngăn ngừa UV-A phá hủy folate của vitamin B. Folate cần cho sự tổng hợp của DNA trong tế bào và mức quá thấp của folate trong phụ nữ có thai có liên quan đến những khuyết tật khi sinh.
 
L

linus1803

Đặt thêm 1 câu hỏi thú vị nhé :
Sự khác biệt cơ bản giữa người nam và người nữ là gì ?
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Đặt thêm 1 câu hỏi thú vị nhé :
Sự khác biệt cơ bản giữa người nam và người nữ là gì ?

Mình tìm hiểu được 1 số thông tin;));;)


Cho đến gần đây, nam giới vẫn chiếm đa số trong các lĩnh vực tài chính. Nam giới và nữ giới có cách suy nghĩ và học hỏi rất khác nhau. Phần lớn nam giới không thích làm việc theo kiểu hỗ trợ và chia sẻ. Họ thích làm một mình, độc lập, trong khi phụ nữ thích hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều phát hiện và nghiên cứu khoa học đã chứng minh những điều mà phụ nữ luôn biết được bằng trực giác là đúng.
Hãy cùng xem xét những điểm khác nhau sau đây:
99275736.jpg

1. Nam tập trung, nữ hòa nhập
Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng bộ não của nam giới làm việc có hiệu quả hơn khi tập trung. Bộ não phụ nữ có khuynh hướng thích hòa nhập. Đó là lí do vì sao có quá nhiều phụ nữ suy nghĩ thấu đáo và điều đó giải thích cho khả năng sắp xếp thông tin, được xem là “trực giác phụ nữ.”

2. Nam so sánh, nữ chia sẻ

Martha Barletta, một chuyên gia về tiếp thị theo giới tính, đã phát hiện rằng nam giới liên kết với bạn bè thông qua các hoạt động như thể thao, câu cá hoặc các môn bóng. Ngược lại, phụ nữ cho rằng các cuộc trò chuyện chia sẻ là điều quan trọng hàng đầu để liên kết với bạn bè. Dù cho làm gì và ở đâu với bạn bè, phụ nữ thường trò chuyện. Họ nói về mọi người, gia đình và những vấn đề quan trọng đối với họ. Đàn ông cũng nói nhưng khi họ nói, họ thường nói về những thứ hoặc những sự kiện, so sánh khả năng và điểm số.
77990030.jpg


3. Nam cạnh tranh, nữ hợp tác
Trường Đại học Emory vừa tiến hành nghiên cứu phụ nữ để biết họ có xu hướng cạnh tranh hay hợp tác. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hầu hết phụ nữ sử dụng chiến lược hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục đích. Và khi họ hợp tác, hình chụp từ máy quét MRI cho thấy bộ não của họ hoàn toàn hài lòng. Phụ nữ thích giúp đỡ nhau và giờ thì chúng ta biết được vì sao họ được cho là như thế.

4. Khi gặp áp lực, nam chống trả/ tháo chạy, nữ cố gắng giải quyết/ thân thiện

Một nghiên cứu của UCLA đã chứng minh, khi bị căng thẳng, cơ thể nam sản sinh ra hormone adrenaline, trong khi cơ thể nữ sản sinh ra oxytocin, một loại hormone thúc đẩy phản ứng tương tác và tạo sự gần gũi. Phụ nữ biết rằng không có gì sánh bằng một người bạn để tâm sự khi trải qua một ngày không vui. Thay vì đi một mình, đó là lí do vì sao phụ nữ thích đến các câu lạc bộ sức khỏe để tập, họ tham gia vào các câu lạc bộ đọc sách và tụ tập để chơi đùa cùng nhau. Phụ nữ lập thành nhóm khi họ ăn kiêng. Chúng ta đều biết rằng đây là một cách hiệu quả hơn nhiều giúp phụ nữ thành công khi ăn kiêng. Và giờ chúng ta có các Hội Phụ nữ dành cho phụ nữ, chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau như giúp đỡ chính mình.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom