[Sinh học 6] Cùng đặt câu hỏi nào ^^~

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hongnhung.97

Vậy tiếp nào ;))
Ta thường thấy thân cây có hình trụ. Vậy có bạn nào biết tại sao không ta ;))
 
G

goodfriend138

vì hình trụ tròn chịu lực tốt nhất. Trọng lượng của tán cây to tròn đều nhờ vào sự chống giữ của thân cây. Có những loài cây sai trái, đến mùa trên cây còn treo nặng hàng tạ quả, nếu không có cành thân khỏe chống giữ, làm sao có thể tồn tại được.

Hơn nữa, thân cây hình trụ tròn còn có lợi cho việc phòng chống tác hại từ bên ngoài. Nếu hình vuông hoặc hình chữ nhật, thân cây ắt sẽ có các góc cạnh, dễ làm mồi cho động vật gặm nhấm.

Ngoài ra, cây thân gỗ là cây lâu năm, trong đời nó khó tránh khỏi bị gió bão tấn công. Do thân cây hình trụ tròn, cho nên dù gió lớn đến từ phía nào cũng dễ dàng lướt qua bề mặt, chỉ phải chịu một lực nhỏ mà thôi.
nguồn : vietbao.vn
 
T

thienthannho.97

Môn hình học mách bảo chúng ta rằng diện tích của hình tròn lớn hơn bất kỳ hình nào khác. Do đó, cùng một lượng nhiên liệu như nhau, muốn tạo thành đồ vật có dung tích lớn nhất hoặc có sức chứa nhiều nhất thì hiển nhiên phải tạo thành hình tròn là thích hợp hơn cả.

Chẳng có gì lạ khi người ta làm ống khói, ống dẫn nước đều là ống tròn. Trên thực tế đó là một kiểu bắt chước hiện tượng tự nhiên (phỏng sinh học).

Thứ hai là hình trụ tròn chịu lực tốt nhất. Trọng lượng của tán cây to tròn đều nhờ vào sự chống giữ của thân cây. Có những loài cây sai trái, đến mùa trên cây còn treo nặng hàng tạ quả, nếu không có cành thân khỏe chống giữ, làm sao có thể tồn tại được.

Hơn nữa, thân cây hình trụ tròn còn có lợi cho việc phòng chống tác hại từ bên ngoài. Nếu hình vuông hoặc hình chữ nhật, thân cây ắt sẽ có các góc cạnh, dễ làm mồi cho động vật gặm nhấm.

Ngoài ra, cây thân gỗ là cây lâu năm, trong đời nó khó tránh khỏi bị gió bão tấn công. Do thân cây hình trụ tròn, cho nên dù gió lớn đến từ phía nào cũng dễ dàng lướt qua bề mặt, chỉ phải chịu một lực nhỏ mà thôi.

Mọi sinh vật đều tiến lên phía trước trên bậc thang tiến hóa. Hình trụ tròn của thân cây chính là kết quả hoàn hảo của sự thích nghi đó.
(nguồn 10 vạn câu hỏi vì sao)
 
H

hiensau99

Môn hình học mách bảo chúng ta rằng diện tích của hình tròn lớn hơn bất kỳ một hình nào khác. Do đó, với cùng một lượng nhiên liệu như nhau, muốn tạo thành loại đồ vật có dung tích lớn nhất hoặc là có sức chứa nhiều nhất thì hiển nhiên phải tạo thành hình tròn là thích hợp hơn cả.

Chẳng có gì là lạ khi người ta làm ống khói, ống dẫn nước đều là ống tròn. Trên thực tế đó là một kiểu bắt chước hiện tượng tự nhiên (phòng sinh học).

Thứ hai là hình trụ tròn chịu lực tốt nhất. Trọng lượng của tán cây to tròn đều nhờ vào sự chống giữ của thân cây. Có những loài cây sai trái, đến mùa trên cây còn treo nặng hàng tạ quả, nếu không có cành thân khoẻ chống giữ, làm sao có thể tồn tại được.

Hơn nữa, với thân cây hình trụ tròn còn có lợi cho việc phòng chống nhiều tác hại từ bên ngoài. Nếu thân cây là hình vuông hoặc hình chữ nhật, thân cây ắt sẽ có các góc cạnh, dễ làm mồi cho các loài động vật gặm nhấm.

Ngoài ra, cây thân gỗ là cây lâu năm, trong đời nó khó tránh khỏi bị gió bão tấn công. Do thân cây hình trụ tròn, cho nên dù gió lớn đến từ phía nào cũng dễ dàng lướt qua bề mặt, chỉ phải chịu một lực nhỏ của gió mà thôi.
Mọi sinh vật đều tiến lên phía trước trên bậc thang tiến hoá của thế giới. Hình trụ tròn của thân cây chính là kết quả hoàn hảo của sự thích nghi đó
 
T

thienthannho.97

Típ nek` bà con
(*)1. Cây cần bao nhiêu lá để sống?
(*)2. Tại sao cây trên núi thường nghiêng về một bên?
 
H

hongnhung.97

1. Tùy loài cây mà cần số lượng lá khác nhau. Nhưng dù là cây gì thì số lượng lá của nó cũng phải đủ để thực hiện các chức năng căn bản của 1 sự sống
2. Theo Nhung đoán thì cây nghiêng về 1 bên chính là 1 hình thức thích nghi với đời sống của cây (đặc biệt ở rừng rậm...) --> để nhận được nhiều ánh sáng hơn ... (gần như vậy :p)

Vậy tạm mình đặt tiếp nha ;))
Tại sao các loài hoa (cây hạt kín) ta thường gặp lại rất ít khi thấy quả của chúng, có nhiều trướng hợp là không thấy?
 
Last edited by a moderator:
D

duonghongsonmeo

vì lá và quả của chúng nhỏ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
H

hongnhung.97

Câu trả lời của duonghongsomeo còn chưa chính xác lắm. Có ai còn câu trả lời khác không nào ;))
Gợi ý: Có liên quan đến hoạt động của con người ;))
 
L

linh030294

(*)Tại sao các loài hoa (cây hạt kín) ta thường gặp lại rất ít khi thấy quả của chúng, có nhiều trướng hợp là không thấy?(*)
Quả và hạt :

Do sự phát triển của phôi và nội nhũ diễn ra trong túi phôi, thành của chúng phình to lên và thông thường chúng hấp thụ các chất của phôi tâm để đạt tới gần như giới hạn ngoài của nó, đồng thời kết hợp với nó và vỏ bọc để tạo ra vỏ hạt; hoặc là toàn bộ phôi tâm và thậm chí cả vỏ bọc cũng có thể bị hấp thụ. Ở một số thực vật thì phôi tâm không bị hấp thụ như vậy, nhưng tự nó trở thành nơi tích lũy thức ăn dự trữ tạo ra ngoại nhũ và nó có thể cùng tồn tại với nội nhũ, chẳng hạn như ở bộ hoa Súng, hoặc có thể một mình tạo ra thức ăn dự trữ cho phôi, như ở chi Canna. Nguồn thức ăn dự trữ nội nhũ có ưu thế hơn so với ngoại nhũ, và cái cuối cùng này là tương đối khó thấy, chỉ ở vài loạt không thực sự tiến hóa mạnh. Các hạt trong đó nội nhũ hay ngoại nhũ hoặc cả hai cùng tồn tại nói chung được gọi là có phôi nhũ hay có nội nhũ, còn các hạt mà không có cả nội nhũ và ngoại nhũ được gọi là không có phôi nhũ hay không có nội nhũ. Tuy nhiên, các thuật ngữ này (được các nhà hệ thống hóa sử dụng rộng rãi) chỉ nói đến các đặc trưng thô thiển của hạt, và chỉ ra chứng cứ về nguồn dự trữ thức ăn; nhiều loại hạt được gọi là không có phôi nhũ nhưng khi quan sát dưới kính hiển vi lại rõ ràng là nội nhũ và có thể có chức năng khác không phải là chức năng cấp nguồn dinh dưỡng. Sự có hay không có mặt của nội nhũ, khối lượng tương đối của nó khi có mặt và vị trí của phôi trong nó là các đặc trưng có giá trị để phân biệt các bộ và các nhóm bộ. Trong khi ấy thành của bầu nhụy đã phát triển để tạo thành quả hay vỏ quả, cấu trúc của nó gắn liền với kiểu phát tán của hạt. Nói chung ảnh hưởng của sự thụ phấn rơi vào bầu nhụy và các phần khác của hoa cũng tham gia vào việc tạo quả, chẳng hạn đế hoa ở táo, dâu tây v.v. Đặc trưng của vỏ hạt có liên quan rõ ràng với đặc trưng của quả. Chức năng của chúng là tăng cường gấp đôi sự bảo vệ phôi và hỗ trợ trong sự phát tán; chúng cũng có thể trực tiếp xúc tiến sự nảy mầm. Nếu quả là loại quả nứt và hạt vì thế nhanh chóng được phô ra thì vỏ hạt cần cung ứng cho sự bảo vệ phôi và cũng có thể để an toàn cho sự phát tán. Ngược lại, quả loại không nứt không có chức năng như thế đối với phôi và vỏ hạt chỉ phát triển không đáng kể.

(*)@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-(*)
 
H

hongnhung.97

THực sự bài rất dài. Nhưng nội dung hình như chưa đúng trọng tâm lắm :p
Chắc tại mình tiếp thu kém quá :p
THôi mỉnh đưa ra đáp án luôn nha ;))
Cái này mình tự bịa nên cũng chẳng biết đáp án đúng không ;))
Ở một số loài cây, đặc biệt là các loài hoa được con nguời trồng, thì ta thường ít khi thấy quả. Do quá trình con người sản xuất, để tăng năng xuất, họ loại bỏ những tính chất không cần thiết trên cây trồng của mình
 
G

goodfriend138

tớ nghĩ chắc các cây ấy quả thực sự ko cần thiết đến đời sống con ng nên trong quá trình lai tạo,ghép giống, con ng sẽ làm cho khả năng ra quả sẽ dần biến mất và các khả năng có lợi cho họ thì sẽ đc phát triển hơn
 
N

nguyenhoangthuhuyen

Vì ban ngày cây hit khí cacbonic và thải khí oxi, bạn đêm thì ngược lại, hít khí oxi thải ra khí cacbonic (chắc họ sợ cây hít hết khí oxi họ k có để thở nữa ^^)
p/s: chỉ doan thui, sai thi` sua nha
 
G

girlbuon10594

Vì vào buổi tối, cây xanh thải khí [TEX]CO_2[/TEX] và hút khí [TEX]O_2[/TEX], nên chúng ta dễ bị ngạt thở nếu để cây xanh ở trong nhà, hơn nữa vào ban ngày cây xanh chỉ quang hợp và giải phóng [TEX]O_2[/TEX] khi có ánh sáng mặt trời \Rightarrow để trong nhà cây xanh sẽ không quang hợp được:D
 
H

hiensau99

vì ban đêm, cây thải ra khí các- bô- níc, ta dễ bị ngạt
còn ban ngày, cây cần ánh sáng để quang hợp , nếu để cay trong nhà , cây ko quang hợp đc, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây
 
D

duong714

vì ban đêm cây thải c02 và hút o2 => lượng o2 bị giảm => con người dễ bị ngạt
 
A

anhvodoi94

- Anh thấy mọi người trả lời khá tốt và đầy đủ câu hỏi của em rồi !

- Cho anh bon chen tí ! Anh nhớ một câu hỏi khá hay :

Tại sao không nên ngủ trưa ở trong rừng cây cao su ?
 
G

goodfriend138

hehe,ngoài ra tớ còn biết thêm rằng,ban đêm,trong p` khép kín,nếu ta để một chậu cây vào đó thì khiến ta sẽ bị thiếu ôxi trầm trọng vì cây đã hút hết để trao đổi khí
 
H

hongnhung.97

Bà con giải thích đúng rồi
Nhưng mình cũng xin nói thêm
Quá trình này gọi là hô hấp. Hô hấp xảy ra cả ngày lẫn đêm. Nhưng ban ngày đồng thời với hô hấp là quá trình quang hợp. Sản phẩm của 2 quá trình khác nhau (một tạo oxi, một tạo cacbonic và bên cạnh một vài sản phẩm khác...)
Chính vì vậy, ban đêm chì xảy ra quá trình hô hấp--> lấy oxi tạo cacbonic
Tiếp nào
Tại sao nói Cây xanh là lá phổi xanh
Tại sao không nên ngủ trưa ở trong rừng cây cao su ?
(của anh Tuấn)
 
Last edited by a moderator:
G

goodfriend138

vì cây xanh hít vào khí câcbonic và thải ra oxi trong quá trình quang hợp.và hô hấp thì ng lại,nhờ thế cây có khả năng điều hoà không khí. và cây còn thải ra oxi cho chúng ta hô hấp:D
nhớ vậy thui:D
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom