

TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG
Câu hỏi
1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?

Trả lời: Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.
2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ra có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.
- Kích thước của tế bào từ 1 um – 1mm. Ví dụ: Tế bào vi khuẩn có kích thước 1 um, Tế bào trứng ếch có kích thước 1mm.
- Chúng ta có thể quan sát tế bào:
+ Bằng kính hiển vi quang học đối với tất cả các loại tế bào VD: Tế bào vi khuẩn, Tế bào động vật, Tế bào thực vật
+ Bằng mắt thường với tế bào lớn VD: Tế bào trứng cá chép, Tế bào trứng ếch.
3. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3
- Tế bào hồng cầu người: hình đĩa, koxm 2 mặt
- Tế bào nấm men: Hình cầu có nhiều sẹo lồi
- Tế bào vi khuẩn E.coli: Hình que
- Tế bào cơ người: thuôn nhọn 2 đầu
- Tế bào thần kinh: Hình sao
* Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
- Mỗi tế bào có hình dạng và kích thước thích nghi với chức năng nhất định
+ Ví dụ tế bào trứng tích lũy nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi do vậy cần có kích thước lớn
+ Ví dụ tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt để tăng diện tích tiếp xúc với các chất dinh dưỡng và khí. Do đó làm tăng khả năng trao đổi khí và chất dinh dưỡng
Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
Vì tế bào thực vật có lục lạp. Lục lạp là bào quan chứa sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để quang hợp.



4. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Màng tế bào
- Nhân
- Chất tế bào
5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
- Tế bào nhân thực có màng nhân và các bào quan có màng.
- Các bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực:
+ Lưới nội chất
+ Ty thể
+ Lục lạp ở thực vật
6. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
- Lục lạp
- Thành tế bào
7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo của cột A với một chức năng của cột B
1. b, 2.c, 3.a.
8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
- Hình a: kích thước tế bào tăng và hình thành không bào trung tâm từ các không bào nhỏ, tăng kích thước nhân.
- Hình b: Kích thước tế bào và nhân tăng.
9. Quan sát hình 17.7 a, 17.7 b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào
- Hình a: Tế bào thực vật hình thành vách ngăn tế bào và tách thành 2 tế bào con.
- Hình b: Tế bào động vật hình thành eo thắt và tách thành 2 tế bào con.
10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.

- Lần I, số tế bào con được tạo ra = 21 = 2
- Lần II, số tế bào con được tạo ra = 22 = 4
- Lần III, số tế bào con được tạo ra = 23 = 8
- Lần n, số tế bào con tạo ra = 2n

- Do sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào.
- Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định thì một số tế bào phân chia để tạo các tế bào con. Sự phân chia tế bào được gọi là sự sinh sản của tế bào.
- Tế bào lớn lên và sinh sản là cơ sở cho sự lớn lên.

Đáp án
1.
a). A
b). C
3).
- Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định thì một số tế bào phân chia để tạo các tế bào con. Sự phân chia tế bào được gọi là sự sinh sản của tế bào.
- Tế bào lớn lên và sinh sản là cơ sở cho sự lớn lên.
Last edited: