[Sinh học 11] Thoát hơi nước

L

lananh_vy_vp

Quá trình thoát hơi nước ở lá được diễn ra theo những con đường nào ? Trình bày các cơ chế đóng mở khí khổng
-Quá trình thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường:qua khí khổng và qua tầng cutin...

-Cơ chế đóng mở khí khổng:
Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng. Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng. Điều này được giải thích bằng nguyên nhân ánh sáng. Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên , tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở. Trong tối , quá trình diễn ra ngược lại. Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB.
Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại. Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào.
 
C

canhcutndk16a.

(*) Hỏi : Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước ở thực vật :)
-THN là một quá trình sinh lý cần thiết
- THN là động cơ trên để hút nước lên cao.
- THN là sự chống với quá trình đốt cháy lá. Cây xanh trong quá trình quang hợp hút năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng này một phần dùng trong quang hợp, một phần thải ra dưới dạng nhiệt, làm tăng nhiệt độ. Nhờ có quá trình thoát hơi nước đã làm giảm nhiệt độ đốt nóng đó. Do đó các hoạt động khác không bị rối loạn nhất là các hệ enzyme tổng hợp chất hữu cơ. Người ta thấy rằng các lá héo, sự thoát hơi nước chậm, thường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ở lá bình thường khoảng 4-6oC.
- THN còn duy trì độ bão hòa nước trong các tầng của thực vật, duy trì được đặc tính chất nguyên sinh bảo đảm cho cơ thể hoạt động được bình thường.
\Rightarrow THN là sự thiệt hại cần thiết đối với cây trong quá trình sống.
 
B

bon_bon3213

Cho e hỏi nước thoát qua lớp cutin ntn? Đc biết lớp cutin hk thấm nước mà.
 
H

huongngoclan_02

cho hỏi vào buổi trưa thì khí khổng đóng hay mở và tại sao ak? và tại sao vào buổi trưa thì có vài cây lá bị khô héo, vài cây vẫn xanh tươi? e cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
T

thienthanlove20

Cây trên đồi với cây trong vườn thì cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? :D

nói rõ tại sao :D

Ai giúp mh vs :D
 
C

camnhungle19

Cây trên đồi với cây trong vườn thì cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? :D

nói rõ tại sao :D

Ai giúp mh vs :D

Cây trên vườn thoát nước nhiều hơn do được sống trong môi trường có điều kiện tiếp xúc nước nhiều hơn do đó lớp cutin trên biểu bì mỏng hơn nên khản năng thoát nước mạnh hơn.
 
H

hardyboywwe

pic này lâu rùi ko thấy hoạt động,giờ mình comment cho 1 ý
V={K(F-f)760S}/P trong đó
V:tốc độ thoát hơi nước
K:hằng số thoát hơi nước
F:áp suất hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi
f:áp suất hơi nước của khí quyển
S:diện tích bay hơi
P:áp suất ko khí nơi thí nghiệm
 
P

phuong2loan

cho em hỏi một câu nhờ anh chị giải đáp cho e với càng nhanh càng tốt
Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?
 
H

hardyboywwe

a ơi đây là cái gì em kô hiểu az!:( công thức gì đây a

đó là công thức thoát hơi nước của Dalton đấy e,dựa vào nó chúng ta có thể giải đáp các câu hỏi về vấn đề:ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh lên sự thoát hơi nước.
anh ch em 1 ví dụ nè:về vấn đề nhiệt độ ta có thể giải thích như sau:
-khi nhiệt độ tăng thì F tăng do đó (F-f) tăng lên----->V tăng lên(dựa vào công thức) Và ngược lại.Tuy nhiên nếu nhiệt quá cao thì khí khổng sẽ đóng lại nhằm hạn chế thoát hơi nước.
 
T

thuylinh_mk_95

Cây trên đồi với cây trong vườn thì cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn? :D

nói rõ tại sao :D

Ai giúp mh vs :D

theo mình nghĩ là cây trong vườn thoát hơi nước nhanh hơn vì lá cây trong vườn thì thường có lớp cutin mỏng hơn so với cây ở trên rừn, đồi mà lớp cutin càng mỏng thì quá tình thn càng nahnh
 
V

vitaminace_255

-Quá trình thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường:qua khí khổng và qua tầng cutin...

-Cơ chế đóng mở khí khổng:
Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng. Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng. Điều này được giải thích bằng nguyên nhân ánh sáng. Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên , tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở. Trong tối , quá trình diễn ra ngược lại. Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB.
Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại. Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào.[/QUOT .:confused:bạn có thể nói một cách khái quát hơn không hơn không,cái này thì trong sgk có rồi.@};-@};-@};-
 
Top Bottom